Công Tác Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh

ngập triều, xa bờ nền đất còn chưa ổn định. Phân bố ven biển từ Móng Cái đến Quảng Yên với diện tích rộng và tập trung, còn từ Quảng Yên về phía Nam diện tích hẹp và phân tán. Thực vật mọc ở đây chủ yếu là Sú, Vẹt, ngoài ra còn Mắm, Bần, Cóc...

- Đất phèn: Chỉ chiếm diện tích nhỏ, thường gặp trong các thung lũng núi. Loại đất này một phần đã được khai phá làm ruộng nước, thường bị ngập nước gây nên tình trạng lầy thụt. Đất bị nghèo dinh dưỡng, thực vật tự nhiên chỉ có cỏ, Thanh hao...

- Đất phù sa: Gồm 2 loại đất phù sa sông suối được bồi và không được bồi hàng năm. Tầng đất dầy, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Loại đất này phân bố ở các xã thuộc huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.

- Đất đỏ vàng: Phân bố rộng rãi trên địa hình đồi, núi thấp. Lớp phủ thực vật đa dạng, thường là Guột, Cỏ tranh, Thanh hao, Sim, Mua... Một số nơi có rừng nhưng diện tích không lớn. Loại đất này thích hợp với một số loại cây lâm nghiệp như Thông, Bạch đàn, Phi lao, Keo... Tuy nhiên, do hoạt động của con người (khai thác than, đốt rừng làm nương rẫy...) mà lớp phủ thực vật không còn, chỉ còn tồn tại các loài trảng cỏ cây bụi như Sim, Mua, Guột... là những loài cây có khả năng chịu hạn, chịu chua tốt.

- Đất mùn vàng đỏ trên núi: Loại đất này thường gặp ở độ cao từ 250-300m trở lên đến 800-850m, có khi lên tới 1.000m. Thành phần cơ giới trung bình. Đất Feralit mùn phát triển trên mắc ma axit nằm trên đỉnh dãy Nam Châu Lĩnh trên ranh giới các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.

- Đất thung lũng: Gồm (1) đất dốc tụ phân bố chủ yếu ở khu vực huyện Đông Triều, Hoành Bồ, Uông Bí, Móng Cái, diện ít hơn ở Hạ Long, Cẩm Phả và Yên Hưng ở những khu vực thung lũng hoặc chân đồi tạo thành các dải hẹp. Đất có màu nâu xám, nâu vàng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng nhưng vẫn được sử dụng chủ yếu vào trồng lúa, hoa màu; và (2) đất dốc tụ trên sản phẩm đá vôi thường gặp ở xung quanh thung lũng và vùng núi đá vôi như Quang Hanh, Cẩm Phả,

ven quốc lộ 18B thuộc huyện Hoành Bồ, đảo Hoàng Tân... Thực vật thường gặp trên loại đất này là Vàng anh, Bời bời, Cỏ lào, Quyết...

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Nhóm đất này hình thành do hoạt động khai thác và đổ thải than, làm mất đi tầng canh tác. Nhóm đất này chiếm diện tích tương đối lớn ở khu vực phía Đông thành phố Hạ Long, khu vực đồi núi phía Bắc thành phố Cẩm Phả và khu vực khai thác than Đông Triều, Uông Bí. Trên loại đất này hầu như không có lớp thảm thực vật, sỏi đá nổi lên mặt và đang bị tác động mạnh của xói mòn, gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp bên dưới [58, 60].

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

- Dân số năm 2012: 1.163.000 người phân bố trên 10 huyện, thị xã và 4 thành phố với 186 xã, phường, thị trấn. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh 191 người/km2 song dân số phân bố không đều lại tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn, ven đường giao thông [18].

- Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn tỉnh năm 2012 là 0,76%. Cao nhất ở các huyện có nhiều dân tộc ít người như: Ba Chẽ 1,66%, Bình Liêu 1,64%, các thành phố như: Uông Bí chỉ đạt (0,89%), Cẩm Phả (0,77%), thành phố Hạ Long (0,96%).

- Dân tộc: Quảng Ninh có 8 dân tộc chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 97%, Tày 0,52%, Dao 0,3%, các dân tộc khác như: Hoa, Sán Chí, Sán Dìu, Nùng, Mường ...chiếm 2,18% [18].

- Lao động: Tổng số lao động trong tỉnh 674.900 người chiếm 58,0% dân số, trong đó: Lao động nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 209.366 người, chiếm 31,0%. Lực lượng lao động của Quảng Ninh còn tương đối trẻ nằm trong nhóm độ tuổi từ 15 - 34, số lực lượng được qua đào tạo còn ít, dẫn đến năng suất lao động chưa được cao. Tuy nhiên, để phục vụ sản xuất lâm nghiệp ngoài lực lượng lao động tại địa phương, còn một phần lớn lao động theo thời vụ từ các tỉnh ngoài đến làm thuê.

3.1.2.2. Thực trạng về kinh tế xã hội

a. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 12,7%, năm 2011 là 12,1% (so với cùng kỳ năm trước là 12,3%).

- GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 32,5 triệu đồng, tương đương

1.587 USD/người/năm, cao hơn so với GDP bình quân cả nước (1.300 USD/người/năm) [18, 60].

Những năm gần đây cơ cấu GDP đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ - thương mại đặc biệt là du lịch.

Bảng 3. 1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành



Năm

Tổng số (%)

Chỉ tiêu

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2006

100,0

6,3

71,9

21,8

2007

100,0

7,5

71,4

21,2

2008

100,0

7,0

74,0

19,0

2009

100,0

6,5

73,1

20,4

2010

100,0

7,1

71,7

21,1

2011

100,0

5,1

53,8

41,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - 7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006 - 2011)

* Về sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có những bước chuyển biến tích cực với việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hàng hóa sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, thâm canh tăng vụ...

- Về trồng trọt: Nhiều giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất trên diện rộng. Đã hình thành một số vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, vùng rau, vùng trồng hoa - cây cảnh, vùng cây ăn quả...

- Về chăn nuôi: Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 6 - 7 %/năm và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi đang chuyển dần từ hình thức nuôi tận dụng sang nuôi theo phương pháp công nghiệp hoặc bán công nghiệp nhằm đạt năng suất cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.

* Về thủy sản: tính đến năm 2013, Quảng Ninh có 11.085 tầu; tổng công suất 203.648 CV, tổng sản lượng khai thác trên 56.764 tấn/năm. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn tỉnh hiện nay là 19.775 ha, sản lượng 32.027 tấn/năm. Tuy nhiên trong những năm vừa qua hiện tượng đắp đầm nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, dẫn đến một phần không nhỏ diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hủy.

b. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Toàn tỉnh có khoảng 2.283 km đường giao thông bộ, trong đó có 5 tuyến quốc lộ chạy qua là các trục giao thông trọng yếu của tỉnh với chiều dài 396 km. Ngoài ra còn có 2.223 km đường liên xã và 2.148 km đường thôn, xóm (24% chiều dài đã được cứng hóa mặt đường).

Quảng Ninh có chiều dài hơn 250 km bờ biển lên có lợi thế về giao thông trên biển trong nước và quốc tế. Ngoài ra còn có 501 km đường giao thông thủy trên địa bàn của 13/14 huyện thị phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống cảng biển tỉnh đang được đầu tư hoàn thiện, lớn nhất là cảng nước sâu Cái Lân có khả năng đón tàu hàng từ 3 vạn đến 5 vạn tấn. Ngoài ra còn có nhiều cảng biển, sông nằm trong quy hoạch phát triển của ngành làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế giao lưu văn hóa, du lịch trong nước và quốc tế.

- Đường sắt: Quảng Ninh có tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy dài hơn 166 km.

- Thuỷ lợi: Toàn tỉnh có 460 công trình, trong đó có 23 hồ vừa và lớn (có dung tích gần 250 triệu m3), 77 đập dâng, 78 trạm bơm, 252 công trình nhỏ và nhiều công trình tạm cấp nước tưới cho nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng được tưới của toàn tỉnh năm 2010 là 53.000 ha. Hệ thống các công trình thuỷ lợi hiện có chỉ đáp ứng khoảng 80% theo yêu cầu tưới tiêu.

c. Về văn hóa - xã hội

- Giáo dục: Hiện nay có 181/184 phường xã xây dựng đủ trường phổ thông, đủ phòng học. Có 184/184 xã phường đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ, phổ

cập giáo dục tiểu học; 110/184 số xã phường đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở.

- Y tế: Cho đến nay cơ sở y tế trong toàn tỉnh đã dần được hoàn thiện, 100% số xã có trạm y tế, các huyện, thị xã, thành phố đều có cơ sở bệnh viện công lập. Hoạt động khám chữa bệnh cũng được nâng cao, cho đến nay đã có 12 bác sỹ/1 vạn dân; 32 giường bệnh/1 vạn dân [58, 60].

Tóm lại: Kết cấu hạ tầng văn hoá xã hội tỉnh Quảng Ninh khá phát triển song chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và vùng thấp. Vùng núi và hải đảo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp [60].

3.2 Công tác Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và ĐDSH cao. Đa dạng sinh học được thể hiện ở: (1) Đa dạng loài, (2) Đa dạng hệ sinh thái và (3) Đa dạng gen. Hiện trạng ĐDSH của Quảng Ninh được mô tả trong các thành phần khác nhau như dưới đây.

3.2.1.1. Đa dạng loài

a. Thành phần loài

Khảo sát khoa học đã chỉ ra rằng Quảng Ninh là hệ động và thực vật phong phú với các thứ bậc khác nhau. Các nhà khoa học đã ghi nhận cho thấy số loài sinh vật được biết hiện nay là 4350 loài, 2236 chi, 721 họ thuộc 19 ngành, 3 giới Động vật, Nấm và Thực vật (Bảng 3.2). Trong số đó, Các ngành có số loài nhiều nhất là Thực vật Hạt kín (Angiospermae, 1580 loài), Chân khớp (Arthropoda, 722 loài), Thân mềm (Mollusca, 438 loài), Ruột khoang (Coelenterata, 157 loài) và Tảo Silich (Bacillariophyta, 153) [46].

Bảng 3. 2. Tổng hợp về tính phong phú của đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh



TT


Tên ngành/Lớp

Số lượng

Họ

Giống

Loài


GIỚI ĐỘNG VẬT ANIMALIA




1

Ngành Ruột khoang Coelenterata

12

41

157


Lớp San hô Anthozoa

12

41

157

2

Ngành Thân mềm Molusca

98

226

438


Lớp Chân bụng - Gastropoda

57

140

277


Lớp Hai mảnh vỏ - Bivalvia

34

74

127


Lớp Chân đầu - Cephalopoda

7

12

34

3

Ngành Giun tròn Nematoda (Nemathelminthes)

6

8

15

4

Ngành Giun đốt Annelida

23

45

82


Lớp Giun nhiều tơ - Polychaeta

17

35

51


Lớp Giun ít tơ - Oligochaeta

4

8

29


Lớp Sá sùng - Sipunculidea

2

2

2

5

Ngành Chân khớp

131

409

722


Lớp Giáp xác – Crustacea

67

(33+34

)

141

(74+67

)

250

(140+11

0)


Lớp Côn trùng - Insecta (Gồm cả Kiến & Mối)

64

268

472

6

Ngành Có Dây sống (Chordata)





Lớp cá - Pisces

97

299

529


Lớp Lưỡng cư Amphibia

6

22

34


Lớp Bò sát Reptilia

18

49

65


Lớp Chim Aves

55

117

174


Lớp Thú Mammalia

21

51

69


GIỚI NẤM MYCOTA




7

Ngành Nấm đảm Basidiomycota

9

19

24


GIỚI THỰC VẬT PLANTAE






TT


Tên ngành/Lớp

Số lượng

Họ

Giống

Loài

8

Ngành Tảo silich Bacillariophyta

16

45

153

9

Ngành Tảo lục Chlorophyta

10

26

67

10

Ngành Vi khuẩn lam Cyano-phyta /-bacteria

5

10

18

11

Ngành Tảo mắt Euglenophyta

1

1

1

12

Ngành Tảo giáp Pyrrhphyta

1

7

16

13

Ngành Tảo vàng ánh Chrysophyta

1

1

2

14

Lan thông – Psilotophyta

1

1

1

15

Thông đất – Lycopodiophyta

3

5

15

16

Cỏ tháp bút – Equisetophyta

1

1

1

17

Dương xỉ - Polypodiophyta

26

65

166

18

Hạt trần – Gymnospermae

8

11

21

19

Hạt kín – Angiospermae

172

777

1580


Lớp Hai lá mầm - Dicotyledonae

132

605

1251


Lớp Một lá mầm - Monocotyledonae

40

172

329


Tổng số

721

2236

4350

Nguồn: Hoàng Văn Thắng và cộng sự, 2012.

b. Loài đặc hữu

182 trong số 4350 loài (4,18%) được ghi nhận là đặc hữu của tỉnh Quảng Ninh thuộc các bậc khác nhau (Bảng 3.3).

Bảng 3. 3. Các thành phần đặc hữu trong hệ động thực vật Quảng Ninh



TT


Tên Ngành / Lớp


Tên Việt Nam

Số loài đặc hữu

Σ

Bắc Bộ

VN

Đông dương

1

Mollusca

Ngành Thân mềm

1


1


2

Arthropoda - Crustacae

Ngành Chân khớp Lớp Giáp xác

5

2

3


3

Chordata - Písces

Ngành Có dây sồng Lớp cá

5

2

3


4

Lycopodiophyta

Ngành Thông đất

1



1

5

Polypodiophyta

Ngành Dương xỉ

10

2

6

2

6

Angiospermeae

Ngành Hạt kín

160

38

30

92


Tổng


182

44

43

95

Nguồn: Hoàng Văn Thắng và cộng sự, 2012.

Sự phân phối các loài đặc hữu trong các ngành rất không đồng đều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức phát tán và tiềm năng thích ứng của các loài, ảnh hưởng của các luồng di cư sinh vật, và cả vào mức độ nghiên cứu địa lí sinh vật các nhóm ngành khác nhau. Nghiên cứu tính đặc hữu của các hệ động thực vật ở Việt Nam còn rất ít được quan tâm. Quảng Ninh cũng không phải là ngoại lệ.

Sự phong phú và đa dạng của sinh cảnh của Quảng Ninh tạo ra nơi cư ngụ lý tưởng cho rất nhiều loài, mặt khác cũng có điều kiện thực địa khó khăn gây trở ngại cho các cuộc khảo sát khoa học.

c. Các loài nguy cấp trong hệ động thực vật Quảng Ninh Khái quát chung

Các loài nguy cấp là minh chứng rò ràng nhất về sự xung đột giữa khai thác để phát triển và việc duy trì tính bền vững của tài nguyên ĐDSH, đồng thời cũng là chỉ thị của sự suy thoái môi trường do tác động của con người. Áp dụng cả ba công cụ xếp hạng nguy cấp (Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 32/2006/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và Danh lục đỏ IUCN 2009) vào đánh giá mức độ nguy cấp của các loài trong hệ động thực vật Quảng Ninh cho thấy bức tranh tổng quát như sau (Bảng 3.4).

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí