khó khăn và giải pháp được áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích thông tin. Nội dung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định và phân tích TTBĐ liên quan đến vấn đề quản lý TNR nói chung và ĐDSH nói riêng tại mỗi bản.
- Phóng vấn bán cấu trúc:
Chọn mẫu: thông qua buổi trao đổi với trưởng bản chọn 20 hộ ở mỗi bản là những người làm nghề thuốc, thợ săn (trước đây), những người già có nhiều kinh nghiệm sản xuất và trưởng họ.
Tiến hành phóng vấn bán cấu trúc 20 hộ (Danh sách phóng vấn xem phụ lục 4) mỗi bản đã lựa chọn thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn, nội dung phỏng vấn tập trung vào quy ước, tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Đan Lai trong quản lý bảo vệ rừng; loại sản phẩm, thời gian, cách thức, đối tượng tham gia (giới tính, tuổi) khai thác, mục đích sử dụng các loại lâm sản.
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện:
- Thuận lợi:
+ Sau một thời gian tiếp xúc thì người dân bắt đầu cởi mở và nhiệt tình cung cấp thông tin.
+ Những thông tin của các câu hỏi được người dân tham gia thảo luận để đưa ra câu trả lời chính xác nhất (kiểm tra được độ tin cậy của thông tin).
- Khó khăn:
+ Người dân tộc có trình độ học vấn còn thấp nên khi đưa ra câu hỏi người dân trả lời lan man hoặc lạc chủ đề nên thường phải nhắc lại nhiều lần và giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu rò trọng tâm của câu hỏi.
+ Người dân tại điểm nghiên cứu là dân tộc thiểu số có giọng nói khó nghe.
+ Ban đầu người dân còn e dè trong việc cung cấp thông tin liên quan đến khai thác và sử dụng TNR.
2.2.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Dựa trên số liệu điều tra, thu thập được tiến hành xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Microsoft Office Excel. Thống kê mô tả là phương pháp chính được sử dụng để xử lý số liệu trong đề tài. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả và bảng. Các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính.
Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của cộng đồng người Đan Lai liên quan đến quản lý TNR, từ đó có thể đưa ra nhưng giải pháp bảo tồn và phát huy những kiến thức tích cực của cộng đồng người Đan Lai góp phần nâng cao đời sống người dân vùng đệm VQG Pù Mát.
SWOT là chữ viết tắt từ các từ tiếng Anh: Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội) và Threat (đe doạ). Phân tích SWOT giúp cho việc làm rò 4 mặt trên đây để lựa chọn phương án hay giải pháp tối ưu, tránh sa vào các quyết định chủ quan.
- Điểm mạnh và điểm yếu: phân tích các nguồn lực bên trong khu vực nghiên cứu bằng cách kiểm kê tài nguyên và vốn của khu vực nghiên cứu. Các nguồn lực rất đa dạng, nhưng tập trung vào các khía cạnh: nhân lực, tài lực (kinh phí), vật liệu (trang thiết bị, nguyên liệu...), tin lực (thông tin), thời lực (quỹ thời gian), nguồn lực quản lý - lãnh đạo - điều hành.
- Cơ hội và đe dọa là những đánh giá về môi trường bên ngoài khu vực nghiên cứu. Cơ hội chính là những thuận lợi của đầu vào, là mối tương tác thuận lợi với các hệ thống khác, là thời cơ... Đe dọa bao gồm các sức ép, các cản trở, các khó khăn bên ngoài tác động vào cộng đồng người Đan Lai trong khu vực nghiên cứu. Đó có thể là những đe dọa công khai hay tiềm ẩn.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
a) Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu xã Châu Khê nằm trên phần phía Nam của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Xã Châu Khê là 1 trong 12 xã thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Xã Châu Khê nằm vào khoảng 18o51′ đến 19o08′ vĩ Bắc, 104o31′ đến 104o48′ kinh Đông. Trung tâm xã Châu Khê nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 30 km hay 150 km từ thành phố Vinh-trung tâm hành chính của tỉnh Nghệ An.
Hình 3.1. Bản đồ VQG Pù Mát (vùng lòi và vùng đệm) và 2 bản nghiên cứu “Nguồn:[ Đào Thị Minh Châu, 2013]”
b) Địa hình
Xã Châu Khê gồm 10 bản: khe Choăng, Bãi gạo, 2/9, Châu Sơn nằm rải rác dọc theo 2km quốc lộ số 7 và bản Châu Định, bản Bủng, bản Xát, bản Diềm, bản Bu, bản Nà nằm dọc theo 15-16km đường cấp phối ( xe máy và ô tô có gầm cao có thể đi lại quanh năm) từ đường 7 vào bản Bu-bản Nà nằm xa trung tâm xã nhất.
- Vùng ngoài gồm 5 bản: Khe Choăng, Bãi Gạo, Châu Sơn, Châu Định, 2/9 địa hình vùng này chủ yếu là bãi bồi ven sông Lam hoặc các khe lớn, đồi núi thấp, có điều kiện phát triển nông nghiệp như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
- Vùng trong gồm 5 bản: Bản Bủng, bản Xát, bản Diềm, bản Nà, bản Bu với phần lớn đất dốc, diện tích đất nông nghiệp nhỏ. Người dân sống dựa vào rừng là chủ yếu.
Hình 3.2. Địa hình xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An “Nguồn: [SRTM data-USGS, 2005]”
Xã Châu Khê có diện tích tự nhiên vào khoảng 44.057,66 ha, trong đó có diện tích rừng là 41.051,62ha, diện tích đất nông nghiệp là 714,90 ha. Hiện nay diện tích rừng trồng theo dự án 147 là 25ha, theo dự án Tân Hồng là 21ha và trồng rừng thay
nương rẫy năm 2010 là 100ha. Cũng như các xã miền núi Tây Nam của tỉnh Nghệ
An, địa hình của xã Châu Khê rất phức tạp và hiểm trở, có nhiều núi cao trên 1300m và bị chia cắt bởi các sông suối (hình 3.2). Các dãy núi cao chạy dọc theo biên giới Việt-Lào như Pù Mát (1841m), Pù Văn, Pù Đen Đinh, các dãy núi thấp hơn một chút như Pù Luông, Pù Nong, Pù Nhong, Pù Huổi Ngoa và Cao Vều có độ cao từ 1100m đến 1600m chạy theo hướng Đông bắc-Tây nam ra sông Lam. Với địa hình hiểm trở như vậy Châu Khê có rất ít đât bằng phẳng, chủ yếu là đất có độ dốc cao.
c) Khí hậu
Xã Châu Khê nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tây nam (gió Lào) vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, và gió Đông bắc vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Theo số liệu khí tượng của trạm Con Cuông năm 2013: nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 23,5°C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 34,6°C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,4°C.
Lượng mưa trung bình năm là 1791mm. Tháng 12 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất 33,5mm. Tháng 9 là tháng có lượng mưa trung bình cao nhất 386mm.
3.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu
a) Dân số
Xã Châu Khê có 3 dân tộc Thái, Kinh và Đan Lai cùng chung sống. Năm 2013 Châu Khê có 5500 nhân khẩu thuộc 1220 hộ gia đình. Trong đó người Thái có 2554 người, Kinh có 1666 người và Đan Lai có khoảng 1280 người. Cuộc sống của người dân xã Châu Khê chủ yếu là dựa vào canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản. Trong nông nghiệp họ trồng lúa nước, lúa nương, ngô, sắn và các loại hoa màu khác. Ngoài ra họ còn nuôi trâu, bò, lợn, gà.
Đợt điều tra đánh giá của tôi được thực hiện ở 2 bản vùng trong, sâu nhất của xã Châu Khê và gần nhất với vùng lòi của VQG Pù Mát, đó là bản Bu và bản Nà. Trong bảng 3.1 dưới đây chỉ ra một số thông tin cơ bản của 2 bản vùng nghiên cứu:
Bảng 3.1. Một số thông tin cơ bản của bản Bu và bản Nà, xã Châu Khê năm 2013
Tổng diện tích đất (ha) | Diện tích đất nông nghiệp (ha) | Diện tích đất rừng (ha) | Tổng số dân | Tổng số hộ gia đình | Tổng số hộ nghèo | Số tháng thiếu ăn | |
Bu | 1.366,34 | 6 | 985 | 710 | 138 | 85 (61,6%) | 8 |
Nà | 1.074,36 | 11 | 489 | 381 | 81 | 46 (56,7) | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An - 1
- Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tri Thức Bản Địa Của Các Cộng Đồng Dân Tộc Lên Tnr Và Đdsh Tại Vùng Đệm Vqg Pù Mát
- Thu Nhập Trung Bình Mỗi Hộ Từ Các Nguồn Thu Năm 2013 “ Nguồn: [Đào Thị Minh Châu Và Cộng Sự, 2013]”
- Phong Tục, Tín Ngưỡng Liên Quan Đến Quản Lý Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng
- Hiểu Biết Về Đặc Điểm Của Một Số Lsng Của Người Đan Lai
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
“Nguồn: [Báo cáo thống kê VQG Pù Mát, 2013]”
Theo số liệu do VQG Pù Mát cung cấp thì bản Bu có số dân đông nhất nhưng diện tích đất nông nghiệp lại nhỏ nhất, đó là lý do chính dẫn tới số tháng thiếu ăn của người dân bản Bu trung bình là 8 tháng, cũng là bản có số hộ nghèo nhiều hơn cả, chiếm tỷ lệ tới 61,6%. Bản Nà là bản có diện tích đất nông nghiệp/khẩu lớn, vì thế số tháng thiếu đói ít hơn bản Bu.
b) Tình hình sản xuất và thu nhập
- Sản xuất nông nghiệp:
Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa và ngô (Bảng 3.2). Do địa hình đồi núi và khí hậu khắc nhiệt nhiệt nên đã ánh hướng lớn đến năng suất của các cây trồng.
Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng các nông sản chính của xã Châu Khê năm 2013
Diện tích (ha) | |
Lúa | 170 |
Ngô | 120 |
Lạc | 40 |
Đậu | 17 |
Sắn | 110 |
Mía | 90 |
“Nguồn: [Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội xã Châu Khê năm 2013]”
- Chăn nuôi
Người dân chủ yếu chăn nuôi các loài trâu, bò, lợn, dê và gia cầm . Các loài gia súc như trâu và bò được người dân sử dụng như là sức kéo quan trọng nhất cho công việc đồng áng. Các loài gia cầm được nuôi nhằm mục đích cải thiện cho cuộc sống gia đình và dùng để bán tăng thêm thu nhập. Theo số liệu điều tra tháng 6 năm 2014, tình hình chăn nuôi của xã như sau: trâu, bò: 2.331 con; lợn: 2.747 con; gia cầm: 13.050 con [22, tr.12].
c. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Qua thu thập thông tin, ước tính mức thu nhập từ một số LSNG của người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà, xã Châu Khê như sau:
Bảng 3.3. Thu nhập từ một số loại lâm sản năm 2013
Lâm sản | Mức thu nhập bình quân/năm | |
1 | Củi | 3.000.000đ |
2 | Nứa | 2.200.000đ |
3 | Măng | 600.000đ |
4 | Song mây | 700.000đ |
5 | Lỏ giong | 250.000đ |
6 | Mật ong | 700.000đ |
“Nguồn: [Đào Minh Châu và cộng sự, 2013]”
Qua hình 3.3 cho thấy hai bản Bu và bản Nà thuộc vùng đệm của VQG Pù Mát là những bản nằm gần vũng lòi, có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng, từ 52%-61% tổng thu nhập của hộ là từ khai thác LSNG trung bình mỗi hộ hàng năm khai thác được lượng LSNG có giá trị khoảng 15-17 triệu đồng, trong khi đó hoạt động làm ruộng và rẫy chỉ chiếm khoảng 9 % và 15% ước khoảng 2,62 triệu và 4,21 triệu đồng năm.