Các Mục Tiêu Và Hoạt Động Chính Của Kế Hoạch Quản Lý Đa Dạng Sinh Học Của Khu Bảo Tồn



TT


Đe dọa


Giải pháp


Chuyển đổi đất rừng

Khai thác quá mức LSNG

và các loài gỗ có giá trị


Khai thác khoáng sản


Cháy rừng


Xây dựng cơ sở hạ tầng không phù hợp


Săn bắt động vật hoang dã


Biến đổi khí hậu


Loài ngoại lai xâm hại

6

Tăng cường thực thi pháp luật

x

x

x

x

x

x


x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 9


3.6.6. Các mục tiêu và hoạt động chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn

Mục đích chính của Kế hoạch : Bảo tồn và sử dụng hiệu quả các giá trị đa dạng sinh học và chức năng tổng hợp hệ sinh thái của Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà, đồng thời cải thiện sinh kế người dân địa phương bằng cách khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn.

Các mục tiêu quản lý: Dựa trên các mối đe dọa lên Vườn quốc gia đã xác định, cùng với việc tiến hành thảo luận nhóm với các bên liên quan ở địa phương, đồng thời lồng ghép các nội dung liên quan của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP và Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT và Luật Đa dạng sinh học, các mục tiêu ưu tiên được đề xuất cụ thể như sau:

- Bảo vệ sự nguyên ven

các hê ̣sinh thái rừng và phòng chống cháy rừng hiệu .quả


- Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác trong bảo tồn và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng.

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế phục vụ công tác bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng bền vững.

- Hoàn thiện chương trình du lịch sinh thái và tuyên truyền, giáo dục môi trường và đa dạng sinh học.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực để quản lý hiệu quả tài nguyên của Vườn quốc gia.

Từ những mục tiêu cụ thể đã được đề cập ở trên kết hợp với tình hình thực tế của Vườn, các hoạt động và kết quả thực hiện để phù hợp với mục tiêu đã được xây dựng (Xem bảng 3.10).

Mục tiêu 1: Bảo vệ sự nguyên ven cháy rừng hiệu quả

các hê ̣sinh thá i rừng và phòng chống


Kết quả 1.1: Bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tình trạng vi phạm lâm luật. Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 1.1: Xây dựng kế hoạch tuần tra và tiến hành tuần tra rừng;


+ Hoạt động 1.2: Giao khoán quản lý và bảo vệ rừng;


+ Hoạt động 1.3: Xác định, cắm mốc ranh giới;


+ Hoạt động 1.4: Phòng trừ sâu bệnh hại.


Kết quả 1.2: Cải tạo sinh cảnh và nâng cao chất lượng rừng. Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 1.5: Cải tạo sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã;


+ Hoạt động 1.6: Trồng rừng và chăm sóc rừng;


+ Hoạt động 1.7: Nuôi dưỡng rừng trồng;


+ Hoạt động 1.8: Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung.


Kết quả 1.3: Phòng chống cháy rừng hiệu quả, giảm thiểu tác động của cháy rừng. Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 1.9: Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng (chuyên trách và bán chuyên trách);

+ Hoạt động 1.10: Tổ chức tập huấn, diễn tập hàng năm về phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Hoạt động 1.11: Tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng.


Mục tiêu 2: Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác trong bảo tồn và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng.

Kết quả 2.1: Tạo sự đồng thuận của cộng đồng trong bảo tồn nhằm giảm các thách thức hiện nay và nâng cao đời sống của cộng đồng. Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 2.1: Lồng ghép dự án vùng đệm và dự án quy hoạch vùng đặc biệt khó khăn với các chương trình nông thôn mới của Huyện;

+ Hoạt động 2.2: Xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý hợp tác trong bảo tồn và quản lý và bảo vệ rừng;

+ Hoạt động 2.3: Áp dụng thành quả cơ chế chia sẻ lợi ích và quỹ cộng đồng, quỹ tín dụng quay vòng từ các dự án để triển khai trên toàn địa bàn Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà;

Mục tiêu 3: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế phục vụ công tác bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng bền vững

Kết quả 3.1: Điều tra nghiên cứu, lập hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên.Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 3.1: Xây dựng ô định vị để theo dòi diễn thế rừng;


+ Hoạt động 3.2: Điều tra đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu cho Vườn quốc gia;

+ Hoạt động 3.3: Nghiên cứu đặc trưng vùng phân bố một số loài chim quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu và du lịch sinh thái;

+ Hoạt động 3.4: Xây dựng vườn thực vật.


Kết quả 3.2: Áp dụng thành quả nghiên cứu khoa học để phát triển rừng và sử dụng bền vững tài nguyên

+ Hoạt động 3.5: Điều tra, nghiên cứu nhân giống một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế để bảo tồn và chuyển giao cho cộng đồng nuôi trồng;

+ Hoạt động 3.6: Xây dựng đề án sử dụng bền vững tài nguyên của Vườn quốc gia.

Mục tiêu 4: Hoàn thiện chương trình du lịch sinh thái và tuyên truyền, giáo dục môi trường

Kết quả 4.1: Xây dựng các dự án, chương trình cho du lịch. Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 4.1: Xây dựng dự án đầu tư phát triển du lịch Vườn quốc gia;


+ Hoạt động 4.2: Xây dựng dự án quy hoạch chi tiết 1/2000 cho khu ĐanKia- Suối Vàng;

+ Hoạt động 4.3: Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng (home stay, du lịch nông nghiệp).

Kết quả 4.2: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, học sinh và khách du lịch.

Các hoạt động cần triển khai bao gồm:


+ Hoạt động 4.4: Xây dựng và triển khai “Chương trình tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên” cho học sinh và khách du lịch;

+ Hoạt động 4.5: Tổ chức các câu lạc bộ xanh trong cộng đồng và trường học xung quanh Vườn quốc gia và của các khu vực quanh Đà lạt;

+ Hoạt động 4.6: Giáo dục môi trường cho học sinh và khách du lịch.

Kết quả 4.3: Nâng cao năng lực cho Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 4.7: Đào tạo, tập huấn cho cán bộ về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, marketing, nhà hàng…;

+ Hoạt động 4.8: Xây dựng tài liệu về du lịch sinh thái, giáo dục môi trường;


+ Hoạt động 4.9: Hoạt động tiếp thị, quảng bá về du lịch của Vườn quốc gia và Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Kết quả 4.4: Nâng cao năng lực cộng đồng để tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái. Hoạt động cần triển khai chủ yếu nhấn mạnh vào phục hồi làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát, rượu cần,…).

Mục tiêu 5: Xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực để quản lý hiệu quả tài nguyên của Vườn quốc gia, góp phần thực thi luật hiệu quả

Kết quả 5.1: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Vườn quốc gia. Các hoạt động cần triển khai bao gồm:

+ Hoạt động 5.1: Xây dựng hoàn thiện khu hành chính dịch vụ (văn phòng Vườn quốc gia, Hạt kiểm lâm, đội cơ động);

+ Hoạt động 5.2: Xây dựng khu dịch vụ du lịch do Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường quản lý;


+ Hoạt động 5.3: Xây dựng khu Trung tâm nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt

đới.


Kết quả 5.2: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để quản lý hiệu quả tài nguyên thông qua việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ của Ban quan lý (Hoạt động 5.4);

Kết quả 5.3: Các trang thiết bị đáp ứng mục tiêu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và du lịch thông qua hoạt động mua sắm phương tiện, trang thiết bị cần thiết (Hoạt động 5.5).

Kết quả 5.4: Hợp tác với các bên liên quan ở địa phươngthông qua hoàn thiện các quy chế và cũng cố quan hệ hợp tác với các bên liên quan (Hoạt động 5.6).


Bảng 3.10: Tổng hợp ma trận giữa mục tiêu quản lý và các giải pháp thực hiện mục tiêu của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng



Mục tiêu quản lý (2013 - 2017)

Giải pháp

Xác định và đóng mốc ranh

giới


Nâng cao năng lực cho VQG


Thu hút cộng đồng vào hoạt động bảo

tồn


Điều tra, giám sát đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên

liên quan


Tăng cường thực thi

pháp luật

Mục tiêu 1: Bảo vệ sự nguyên veṇ các hê ̣sinh thá i rừng và phòng chống cháy rừng hiệu quả

Kết quả 1.1: Bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tình trạng vi phạm lâm luật

Hoạt động 1.1: Xây dựng kế hoạch tuần tra và tiến hành tuần tra rừng

Hoạt động 1.2: Giao khoán QLBVR


Hoạt động 1.3: Xác định, cắm mốc ranh giới


x


x


x


x


x


x




Mục tiêu quản lý (2013 - 2017)

Giải pháp

Xác định và đóng mốc ranh

giới


Nâng cao năng lực cho VQG


Thu hút cộng đồng vào hoạt động bảo

tồn


Điều tra, giám sát đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên

liên quan


Tăng cường thực thi

pháp luật

Hoạt động 1.4: Phòng trừ sâu bệnh hại


Kết quả 1.2: Cải tạo sinh cảnh và nâng cao chất lượng rừng

Hoạt động 1.5: Cải tạo sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã

Hoạt động 1.6: Trồng rừng và chăm sóc rừng Hoạt động 1.7: Nuôi dưỡng rừng trồng

Hoạt động 1.8: Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung

Kết quả 1.3: phòng chống cháy rừng hiệu quả, giảm thiểu







..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022