động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, VKSND thành phố Biên Hòa cần chú trọng và tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đối với hoạt động này. Theo đó, việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm có thể tiến hành như sau:
Một là, VKSND thành phố Biên Hòa có thể thực hiện sơ kết, tổng kết hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên theo chuyên đề hoặc kết hợp trong quá trình thực hiện sơ kết 06 tháng đầu năm và tổng kết công tác năm. Ngoài ra, việc tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cũng cần được tổ chức sau khi kết thúc xét xử các vụ án về một tội, một nhóm tội, loại tội nhất định nào đó. Từ hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên trong mỗi vụ án cụ thể đó để tập hợp những vấn đề bất cập, hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên trong quá trình tranh luận, xác định nguyên nhân để rút kinh nghiệm chung.
Hai là, việc sơ kết, tổng kết phải hệ thống lại những kết quả đã đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên và xây dựng những giải pháp khắc phục cho thời gian tới.
Ba là, việc sơ kết, tổng kết phải tiến hành nghiêm túc, từng bước. Kết quả sơ kết, tổng kết được gửi cho lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hòa, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên để rút kinh nghiệm chung.
Tiểu kết chương 3
Nâng cao chất lượng hoạt động tranh luận của Kiểm sát VKSND thành phố Biên Hòa trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự xuất phát từ những yêu cầu như: Yêu cầu cải cách tư pháp; yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân; yêu cầu khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND nhân dân thành phố Biên Hòa tại các phiên tòa xét xử án hình sự.
Luận văn đã đề xuất một giải pháp có tính toàn diện và đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tranh luận của Kiểm sát VKSND thành phố Biên Hòa. Từ những giải pháp chung như: Hoàn thiện pháp luật tố tụng có liên quan đến tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự; chú trọng phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng và có chất lượng để bảo đảm thực hiện tốt việc tranh luận tại phiên toà, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò cùa luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý nói chung, bào chữa tại phiên tòa hình sự nói riêng… đến các giải pháp cụ thể đối với VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như: Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo VKSND nhân dân tỉnh Đồng Nai và VKSND thành phố Biên Hòa trong quản lý, chỉ đạo điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa trong hoạt động thực hành quyền công tố nói chung, tranh luận nói riêng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự; thực hiện tốt công tác chuẩn bị tranh luận và vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đối đáp tại phiên tòa hình sự sơ thẩm…
Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên tác giả tin rằng sẽ góp phần nâng cao cao chất lượng hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một cách khoa học, bám sát những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa tại phiên toa sơ thẩm hình sự đã đặt ra. Trong đó, luận văn đã đi sâu tập trung giải quyết những nội dung cơ bản sau đây:
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Nâng Cao Chất Lượng Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
- Xuất Phát Từ Yêu Cầu Khắc Phục Những Hạn Chế, Thiếu Sót Trong Hoạt Động Tranh Luận Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
- Thực Hiện Tốt Công Tác Chuẩn Bị Tranh Luận Và Vận Dụng Linh Hoạt Các Kỹ Năng Tranh Luận, Đối Đáp Tại Phiên Tòa Sơ Thẩm Hình Sự
- Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
1. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận có liên quan đến hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên, các quan điểm về cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước, của các nhà khoa học; nghiên cứu hệ thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND, Kiểm sát viên; trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đó có liên quan tới hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên, luận văn đã bổ sung, hoàn thiện lý luận cơ bản về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Trong đó, có các vấn đề chủ yếu: Khái niệm, phạm vi, nội dung và đặc điểm của hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; lịch sử lập pháp các quy định về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
2. Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS hiện hành; qua nghiên cứu, phân tích các báo cáo tổng kết của VKSND thành phố Biên Hòa giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020; qua việc trực tiếp trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp các Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa, tác giả luận văn đã làm rò: Quy định của pháp luật TTHS hiện hành về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và làm rò nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường chât lượng, hiệu quả hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa trong thời gian tới.
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn đã làm yêu cầu nâng cao chất lượng tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chât lượng, hiệu quả hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa trong thời gian tới. Bao gồm: Các giải pháp chung: (1) Hoàn thiện pháp luật tố tụng có liên quan
đến tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự; (2) Chú trọng phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng và có chất lượng để bảo đảm thực hiện tốt việc tranh luận tại phiên toà, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò cùa luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý nói chung, bào chữa tại phiên tòa hình sự nói riêng; (3) Tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật tố tụng hình sự nói chung, các quy định có liên quan đến tranh tụng, tranh luận nói riêng. Các giải pháp cụ thể đối với VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai: (1) Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo VKSND nhân dân tỉnh Đồng Nai và VKSND thành phố Biên Hòa trong quản lý, chỉ đạo điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự;
(2) Nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa trong hoạt động thực hành quyền công tố nói chung, tranh luận nói riêng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự; (3) Thực hiện tốt công tác chuẩn bị tranh luận và vận dụng linh hoạt các kỹ năng tranh luận, đối đáp tại phiên tòa sơ thẩm hình sự; (4) Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
Với những kết luận trên, tác giả luận văn tin tưởng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện lý luận về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự và là tài liệu có giá trị tham khảo hữu hiệu cho ngành Kiểm sát nói chung, VKSND thành phố Biên Hòa, Kiểm sát viên nói riêng trong thực hiện hoạt động tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã hết sức nỗ lực, cố gắng. Tuy vậy, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như các cán bộ thực tiễn và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện luận văn đạt được chất lượng cao hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn An (2011), "Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự tại phiên toà hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp", Tạp chí Kiểm sát, (10).
2. Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên toà sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
3. Dương Thanh Biểu (2007), Bàn về việc tranh luận của kiểm sát viên tại phiên toà hình sự sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
4. Dương Thanh Biểu (2009), Tranh luận tại phiên toà phúc thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
6. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội.
8. Chủ tịch Chính phủ lâm thời việt Nam dân chủ cộng hoà, sắc lệnh số 33/SL ngày 13/09/1945.
9. Chủ tịch Chính phủ lâm thời việt Nam dân chủ cộng hoà, Sắc lệnh số 7 ngày 15/01/1946.
10. Chủ tịch Chính phủ lâm thời việt Nam dân chủ cộng hoà, Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946.
11. Chủ tịch Chính phủ lâm thời việt Nam dân chủ cộng hoà, Sắc lệnh số 51/ST ngày 17/04/1946.
12. Đỗ Anh Cường (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên toà trong xét xử án hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quốc Toản và Đặng Minh Tuấn (2016), Bình
luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Điệp (2003), Tranh luận tại phiên toà - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Tư pháp, Hà Nội.
16. Trần Văn Độ (2003), Vai trò của tranh tụng trong hoạt động xét xử của toà án, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Tư pháp, Trường đào tạo chức danh tư pháp, Hà Nội.
17. Đỗ Văn Đương (2003), Vai trò của Viện kiểm sát và Toà án trong việc mở rộng tranh tụng tại phiên toà, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Bộ Tư pháp, Trường đào tạo chức danh tư pháp, Hà Nội.
18. Phan Thu Hằng (2010), Đảm bảo chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên toà xét xử các vụ án Hình sự ở tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Hiển (2011), Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
20. Nguyễn Thu Hiền (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Nguyễn Tiến Long (2005), Thực hiện pháp luật đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử án hình sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Vò Thị Hồng Luyến, "Một số vấn đề về hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm", Tạp chí Kiểm sát điện tử, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/104
23. Nguyễn Đức Mai (1996), Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
24. Nguyễn Đức Mai (2008), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm", Tạp chí Luật học số 7/2008, tr. 37-45
25. Martin Blackmore (2011), Cân bằng quyền lực trong hệ thống tranh tụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
26. Mai Thị Nam (2008), Chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
27. Trương Thị Thanh Nhàn (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Từ Văn Nhũ (2003), "Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự", Tạp chí Tòa án nhân dân, (11).
29. Nguyễn Thị Hằng Như (2009), Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Nguyễn Nông (2000), "Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt nam", Tạp chí Kiểm sát, (9).
31. Từ Văn Nhũ (2003), Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 11).
32. Vò Kim Oanh (2016), Bình luận Những điểm mới cơ bản của Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
33. Vò Kim Oanh (2016), "Nguyên tắc tranh tụng, giải quyết nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự", Tạp chí Kiểm sát, (19).
34. Nguyễn Thái Phúc (2003), "Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (9).
35. Hoàng Anh Phương (2007), Năng lực tranh tụng của kiểm sát viên thực
hành quyền công tố tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
36. Hồ Nguyễn Quân (2013), "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa", tại trang http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa- hoc/chi- tiet/79/303, [truy cập ngày 17/9/2017].
37. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1960), Luật tổ chức Tòa án năm 1960, Hà Nội.
38. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981, Hà Nội.
39. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, Hà Nội.
40. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Hà Nội.
41. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
42. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
43. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Hà Nội.
44. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.
45. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Hà Nội.
46. Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật, Hà Nội.
47. Richard S.Shine (2009), "Mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ cơ quan công tố Hoa Kỳ, so sánh với Liên bang Nga", Kỷ yếu Hội thảo: Mô hình tổ