Thời Gian Làm Việc Của Các Nước Công Nghiệp Phát Triển Trên Thế Giới 86252

động thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của con người giảm. Vì thế nhu cầu du lịch của con người chạy về theo hướng số không.

Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa. Từng dòng tư bản và trí thức có sự luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Trước xu thế đó, các công ty lớn thường có kế hoạch khai phá thị trường của mình. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sự giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước ngoài cũng như qua các hội nghị kinh tế lớn, ngành du lich có cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao lớn ngày càng có yếu tố “thương mai hóa” và kéo đó là truyền hình vào cuộc. Tất nhiên sự vào cuộc của truyền hình là đòn bẩy kính thích ngành du lịch của nhiều quốc gia hồi sinh. Điều đó để chúng ta tự hỏi tại sao các nước luôn muốn tranh chấp để được đăng cai các sự kiện lớn như Worldcup, Olimlpic, Miss World….

Đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập. Bằng chứng là chúng ta được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009 và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 01/07/2008 đến 31/07/2008, được gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/1/2007) đã tạo chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ có chỉ số uy tín cao nên chúng ta rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và có khả năng “hút” các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, châu lục cũng như trên thế giới. Và nếu như các sự kiện thể thao lớn được tổ chức thì cơ hội phát triển du lịch đạt hiểu quả cao. Thông qua du lịch, chúng ta có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước trên mọi lĩnh vực và lấy đó làm “thế” để thu hút các sự kiện thể thao khác.

Trong nước, đời sống của người dân ngày càng cao, số lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 30 triệu, ngày lễ, ngày tết nhu cầu đi du lịch rất cao, có lúc quá tải. Điều đó khiến chúng ta có thể khẳng định là do đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao, mức lương và thưởng hấp dẫn.

Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu tư xây dựng. Đó là cơ sở để chúng ta đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan.

Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qúa trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững.

Điều kiện văn hóa

Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích (nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin - Tiếp xúc - Nhận thức - Đánh giá. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch.

Trong các nước mà người dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch nước ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh đó, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển du lịch: ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng….

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

2.1.3 Chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp.

Những biện pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước đề ra ở Đại Hội VIII: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm

năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái .Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.”

Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thủ tục Visa trên lượng du khách, chính phủ Việt Nam đã sớm có sáng kiến về Visa như từ tháng 1/2004 bãi bỏ thị nhập cảnh cho du khách Nhật đến Việt Nam từ 15 ngày trở xuống.Tháng 7/2004, sáng kiến này cũng được áp dụng với du khách Hàn Quốc. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Philippines, Singapore và Lào cũng có các thỏa hiệp Visa với Việt Nam.

Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam là chính sách dài hạn của Tổng cục Du lịch Viêt Nam. Từ năm 1995, chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch lớn thời kì 1995 – 2010 nhằm phát triển du lịch, biến du lịch thành cánh tay đắc lực mang lại ngoại tệ và công ăn việc làm cho người dân đồng thời giới thiệu phong cảnh, văn hoá và con người Việt Nam với du khách nước ngoài. Năm 2000 kế hoạch được bổ sung và chỉnh sửa. Theo kế hoạch, kỹ nghệ du lịch Việt Nam sẽ thu hút đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng và phục vụ du khách đi kèm với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc Việt Nam.

Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động du lịch khoa học, thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội VIII đến nay. Luật du lịch Việt Nam ban hành từ năm 2005 đã đi vào cuộc sống và tạo điều kiện thun li cho du lch vit Nam ngày mt đi lên.

2.1.4. Điều kiện nảy sinh nhu cầu du lịch

a1 Thời gian rỗi

Thời gian nhàn rỗi là một điều kiện cơ bản để một người có mong muốn trở thành khách du lịch. Theo Maslow – nhà tâm lý học người Pháp “Thời gian nhàn rỗi tức là tên gọi chung khi một người thoát ra khỏi vị trí làm việc, nghĩa vụ gia đình và xã hội, tự do tham gia hoạt động xã hội, tự do phát huy sức sáng tạo vì bản năng nghỉ ngơi, tiêu khiển, không liên quan gì tới việc mưu sinh và là hoạt động tuỳ ý”. Xét về mặt cấu thành thời gian

của con người trong một ngày có thể chia làm bốn phần: thời gian hoạt động mưu sinh (thời gian làm việc nghề nghiệp theo pháp luật quy định); thời gian sinh hoạt sinh lý (ăn, ngủ, việc gia đình); thời gian sinh hoạt xã hội (quan hệ bạn bè, hội họp) và thời gian nhàn rỗi (thời gian có thể tự do chi phối). Thời gian nhàn rỗi nhiều hay ít và hình thức chi phối là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống. Xã hội càng phát triển, kinh tế càng giàu con người có thời gian nhàn rỗi càng nhiều.

Bảng 1.6: Thời gian làm việc của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới


Năm

Ngày làm

việc trong tuần

Số giờ làm

việc trong ngày

Số ngày làm việc trong năm

Số giờ làm việc trong năm

1870

6

10

288

2.880

1930

6

8

288

2.304

1970

5

8

240

1.920

1990

5

7

240

1.680

2000

4

5

192

960

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 13

(Nguồn: Kinh tế du lịch và du lịch học)

Theo các nhà tâm lý học, thời gian nhà rỗi được con người sử dụng theo hai hình thức, đó là : tích cực và thụ động. Theo hình thức tích cực, con người sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình vào các hoạt động như: giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết và sáng tạo, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí ngoài trời... Theo hình thức thụ động thì con người sử dụng thời gian nhàn rỗi vào việc nhà hoặc nghỉ ngơi tại nhà... Chính vì vậy, mối quan hệ giữa du lịch và thời gian nhàn rỗi hết sức mật thiết. Thời gian nhàn rỗi của con người là điều kiện tất yếu của du lịch và ngược lại du lịch là hoạt động lý tưởng để con người sử dụng thời gian nhàn rỗi nhằm tái hồi sức lao động và mở mang nhận thức về thế giới xung quanh. Mặt khác để phát triển du lịch cần nghiên cứu thời gian nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư với mục tiêu thu hút họ tham gia vào các chương trình du lịch.

b Khả năng tài chính của du khách tiềm năng

Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Trước tiên người dân thường sử dụng thu nhập của họ ưu tiên cho các

nhu cầu cần thiết như ăn uống, mặc, đi lại, ở, học tập... Sau khi các nhu cầu trên được thỏa mãn, họ sử dụng khoản thu nhập còn lại đó để chi cho các hoạt động thuộc nhu cầu xa xỉ, cao cấp hơn tùy theo sở thích của từng người: vui chơi giải trí, du lịch... Nhu cầu du lịch không thuộc nhu cầu cơ bản. Vì vậy, chỉ thu nhập của họ cao hơn tổng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản, họ mới có đủ điều kiện chi trả để trở thành khách du lịch khi đã có thời gian rỗi.

Khi đi du lịch, mỗi người phải có tiền để trang trải các khoản chi phí như đi lại, ăn ở, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Việc họ quyết định đi du lịch ở đâu, điểm đến gần hay xa chủ yếu do mức thu nhập có khả năng chi phối của họ quyết định. Khi thu nhập của người dân tăng thì tiêu dùng du lịch cũng tăng theo.

Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước. Vì vậy, các nước có nền kinh tế phát triển là những nước có nhu cầu du lịch rất cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người đi du lịch trong tổng số dân thấp.

c) Trình độ dân trí

Trình độ dân trí cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu đi du lịch của con người. Khi trình độ văn hóa của người dân được nâng cao, số người đi du lịch sẽ tăng. Vì những người có trình độ văn hóa cao thường am hiểu, thích khám phá và thích mở rộng mối quan hệ giao lưu. Hơn nữa khi trình độ văn hóa cao, khả năng thu nhập cũng cao, thói quen đi du lịch của người dân càng hình thành rõ.

Bảng 1.7: Trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch


Trình độ văn hóa của người chủ gia đình

Tỷ lệ đi du lịch

Chưa có trình độ trung học

50%

Có trình độ trung học

65%

Có trình độ cao đẳng

75%

Có trình độ đại học

85%

2.2. Điều kiện về khả năng cung ứng du lịch‌

2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng hơn cả là đặc điểm hình thái địa hình, có nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt, có sức hấp dẫn đối với du khách.

Các đơn vị hình thái chính của địa hình: bao gồm núi, đồi (trung du) và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi độ cao của địa hình.

- Địa hình đồng bằng: tương đối đơn điệu nên ít gây những cảm hứng nhất định cho khách tham quan du lịch. Song đồng bằng là nơi thuận tiện cho hoạt động kinh tế và là nơi quần cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hóa của con người ở đây có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.

- Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la. Dạng địa hình này tác động mạnh tới tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tại khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.

- Địa hình miền núi: có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối tượng thích hợp cho hoạt động du lịch. Đó là các sông, suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa rất đa dạng và đặc sắc. Ở Việt Nam, các khu vực núi thuộc Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đăk Lăk,… đã và đang được khai thác với nhiều loại hình du lịch khác nhau và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Minh họa 1.3 : Phanxipăng – Nóc nhà của Tổ quốc

Đỉnh Phan-Xi-Păng hay còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương” cao tới 3.143m là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ mà ai cũng muốn chinh phục một lần.

Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam,

cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương” (3.143 m). Phan Xi Păng thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là “Hủa Xi Pan” và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

Với chiều dài 280 km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75 km, hẹp là 45 km, gồm 3 khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Si Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn chứa bao điều kỳ lạ và bí ẩn nhất chính là đỉnh Phan Si Păng cao 3.143 m. Cả khối là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với hơn 700 loài đặc hữu.

Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với mật độ khá dày tạo nên những địa danh Cốc Lừu (gốc gạo), Cốc San (gốc mít) v.v... Từ đây đến độ cao 700 m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700 m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơ mu (ngọc am) được mệnh danh là mỏ vàng của Lào Cai. Bên cạnh pơ mu còn nhiều loại gỗ quý hiếm khác như lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn v.v... Các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao càng hay mưa, có năm cả Phan Si Păng mưa suốt một tháng liền. Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa, cả Sa Pa đều ngập ngàn trong muôn sắc màu hoa hồng, lay ơn, thược dược, bgônha, estcola v.v... và nhiều loài hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng, ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phanxipăng đã có hơn 330 loài.

Sa Pa - Phan Si Păng còn là xứ sở của các cây ăn quả miền ôn đới như đào, mận, lê... đầu mùa có loại đào to, thơm, vị ngọt mát. Cuối tháng sáu là đào địa phương, quả ửng hồng. Cuối mùa là đào vàng, ăn ngọt hương vị đặc biệt quyến rũ, mận ở Sa Pa có nhiều loại, nhưng ngon nhất, đẹp nhất là mậm tím Tả Van, quả sai trĩu cành.

Lên cao 2.400m, gió mây quyện hòa với cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã nắm được mây. Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng

trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25 - 30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này còn gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên v.v... Đất xương xẩu trơ đá gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá nhưng những cây hoàng liên vẫn vươn lên miệt mài.

Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên nữa là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn.

(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

Các đơn vị hình thái địa hình đặc biệt: có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như

kiểu địa hình karstơ và kiểu địa hình bờ bãi biển.

- Dạng địa hình karstơ: là dạng địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan (đá vôi, đá đôlômit, thạch cao...). Ở Việt Nam, chủ yếu là đá vôi (chiếm khoảng 50.000km2), tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và phần nhỏ ở Kiên Giang. Một trong các dạng karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là các hang động.

Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động karstơ rất hấp dẫn khách du lịch. Đây là một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi dễ dàng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 650 hang động đã được sử dụng cho du lịch hàng năm, thu hút hàng triệu khách tới thăm. Người ta thống kê ra 25 hang động karstơ sâu nhất, điển hình là hang Flint Mammauth Cave System dài 530 km ở Hoa Kỳ là hang dài nhất và hang Rescau Jecau Bernard ở Pháp sâu 1535m là hang sâu nhất.

Hang động ở Việt Nam không dài, không sâu, nhưng rất đẹp. Động Phong Nha (ở Bố Trạch – Quảng Bình) dài gần 8 km được coi là một trong nhiều hang nước đẹp nhất thế giới. Một số hang động khách cũng là điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động (Ninh Bình), động Hương Tích (Hà Tây)...

Ngoài các hang động karstơ, các dạng địa hình karstơ khác cũng có giá trị lớn đối với du lịch, chẳng hạn hạn như karstơ tiêu biểu là vịnh Hạ Long, một những di sản tự

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí