Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14

nhiên của thế giới, nơi khách có thể du ngoạn bằng tàu, thuyền. Kiểu karstơ núi ở các khối đá vôi Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng.

- Dạng địa hình ven bờ: bao gồm đại dương, biển, sông hồ có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Nhìn chung, địa hình ven bờ đặc biệt là biển có thể được khai thác phục vụ du lịch với các mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề cho đến nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước...

Để đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển đối với du lịch, người ta đưa ra rất nhiều chỉ tiêu như chiều dài, chiều rộng của bãi tắm, độ mịn của cát, nền cát, độ dốc, độ trong của nước, độ mặn, độ cao của sóng... Độ muối nước biển ở các bãi tắm, đại bộ phận không vượt quá 30%. Độ trong suốt của nước biển dao động từ 0,3m – 0,5m. Trạng thái bề mặt bãi biển khoảng 40% là xốp.

Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng. Nước ta có khoảng 125 bãi biển với nhiều bãi tắm tốt đang ở dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm, bãi cát bằng phẳng với độ dốc trung bình 2-3o là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi, giải trí. Điều lý thú là cả hai điểm đầu và cuối đường bờ biển nước ta đều là hai bãi biển đẹp: biển Trà Cổ ở Quảng Ninh (dài gần 17km với bãi cát rộng bằng phẳng tới mức lý tưởng) và bãi biển Hà Tiên với thắng cảnh hòn Phụ Tử nổi tiếng.

Các bãi biển ở nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu... Theo các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), dải biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ bãi Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả) qua vịnh Văn Phong cho đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực.

Minh họa 1.4 : Những bãi biển tuyệt đẹp và hút khách của Việt Nam

1. Biển Sầm Sơn

Bãi biển Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 16km về phía Đông, là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Bãi biển bắt đầu được khai thác cho mục đích

tắm biển từ năm 1906 do người Pháp làm chủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Bãi biển Việt Nam này dài khoảng 6km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bờ biển ở đây tuyệt đẹp với các bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh. Ngoài tắm biển, thưởng thức hải sản, đến đây du khách còn được tham quan các thắng cảnh Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái, núi Trường Lệ…

2. Biển Bãi Cháy

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14

Bãi Cháy là một bãi tắm nhân tạo, nằm dọc vịnh Hạ Long. Biển có địa hình khá độc đáo với dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt.

Có hai truyền thuyết gắn với Bãi Cháy. Một gắn với lịch sử chiến thắng quân Nguyên Mông của Trần Khánh Dư. Truyền thuyết thứ hai gắn với sinh hoạt ngư nghiệp của người dân nơi đây.

Ngoài tắm biển, thưởng thức hải sản hay đón những con gió mát rượi, một lý do khác để du khách đến với Bãi Cháy là tham quan vịnh Hạ Long, một trong 7 kỳ quan mới của thế giới.

3. Biển Cửa Lò

Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc. Đây là nơi sông Cấm ở phía Bắc và sông Lam ở phía Nam đổ ra biển. Biển Cửa Lò tuyệt đẹp với cát trắng phau, mịn màng. Rừng phi lao xanh tốt. Nước biển trong xanh, độ mặn từ 3,4 đến 3,5%. Ngoài thú vui tắm, dạo bờ biển, du khách “bị hút” bởi một hoạt động mang tính thương hiệu “câu mực nhảy”.

4. Biển Cửa Tùng

Biển Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, không chỉ là một địa danh lịch sử đơn thuần mà còn là một điểm du lịch nổi tiếng. Bãi biển Cửa Tùng đẹp với cát trắng phau, nước xanh. Nổi bật nhất là tám mũi đất Badan đỏ au như ráng chiều chạy xô ra biển, tạo thành một chiếc lược đồi mồi kì vĩ. Chính vì đặc điểm này, mà biển Cửa Tùng được xưng tụng là "nữ hoàng của những bãi tắm".

Không chỉ vậy, Cửa Tùng còn hấp dẫn du khách với vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, đảo Cồn Cỏ anh

hùng..., những cái tên lịch sử ghi dấu một chuỗi thời gian dài gian khổ và hào hùng của dân tộc.

5. Biển Lăng Cô

Với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, làn nước trong xanh, những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí, Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là bãi biển Việt Nam đẹp nhất.

Có hai nhận định về tên của địa danh này. Một là do người Pháp đọc trại tên "An Cư", vốn là làng chài ở phía nam đầm. Hai là lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó đọc trại lại là Lăng Cô.

Nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn, Lăng Cô thu hút nhiều đối tượng khác nhau như du khách tham quan, nghiên cứu, thư giãn hay tâm linh.

6. Biển Dốc Lết

Dốc Lết hay Dốc Lếch, thuộc phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Biển Dốc Lết tuyệt đẹp với những triền cát trắng trải dài, biển xanh chạm chân trời và mực nước là là, thích hợp cho cả người biết bơi, không biết bơi và trẻ em. Bên cạnh tắm biển, thưởng thức hải sản tươi ngon, giá rẻ, những dịch vụ du lịch bạn không nên bỏ qua ở đây là thăm làng chài, đồng muối, khám phá vùng Hòn Khói, vùng Hòn Hèo và Vân Phong, một trong những vịnh biển đẹp nhất nước.

Chi phí thuê chòi, ghế ở Dốc Lết khá cao. Để tiết kiệm, bạn đừng ghé vào khu du lịch mà đến bãi biển do Phường quản lý. Đường đi như sau: khi chạy gần đến cổng chính của khu du lịch, bạn sẽ thấy có khách sạn/nhà nghỉ Thiên Vân - ngay tại đây có ngã ba, bạn rẽ trái vào đường bê tông và chạy thẳng là vào khu vực bãi biển tự do. Giá thuê ở đây khoảng 100.000 đồng/nhóm người/muốn ở bao lâu tùy thích.

7. Biển Mũi Né

Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706).

Là một trong những cái tên quen thuộc của du lịch biển, thế nhưng ít du khách biết Mũi Né một mũi biển và tên gọi của nó xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi

biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển, "Né" có nghĩa là để né tránh.

Biển Mũi Né thơ mộng với cát vàng, biển xanh, những đụn cát chập chùng, hải sản tươi ngon giá rẻ, các môn thể thao biển. Ngoài ra, nhắc đến Mũi Né, người ta còn nhắc đến các địa danh như Báu Trắng, Hòn Rơm....

8. Biển Vũng Tàu

Những cung đường biển tuyệt đẹp, những bãi biển thơ mộng, ngọn Hải đăng cổ nổi tiếng, tượng Chúa Giê - su giang tay lớn nhất thế giới, hải sản tươi ngon, những món ăn ngon miệng... là những gì du khách không thể bỏ qua khi đến với Vũng Tàu.

Bên cạnh những địa danh nổi tiếng trên, gần đây, thành phố biển còn khai thác một loạt công trình, địa danh mới, nổi bật là thăm nhà lớn Long Sơn, thưởng thức hải sản ở nhà nổi gần đó, khu du lịch Hồ Mây cùng hàng loạt bãi biển hoang sơ mới như bãi Chí Linh, bãi Hồ Tràm, bãi Hồ Cốc…

9. Biển Mũi Nai

Mũi Nai tức Lộc Trĩ là một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua thi phẩm “Lộc Trĩ thôn cư”.

Bãi tắm Mũi Nai không rộng, sóng nhẹ cát có màu nâu sậm. Khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn, rất tốt cho da của bạn.

Xung quanh bãi biển là làng chài lẩn khuất trong màu xanh của núi rừng, của vườn cây ăn trái. Bên cạnh Mũi Nai là đỉnh Tà Pao quanh năm xanh mát cùng hành trình trượt máng lên/xuống đỉnh thú vị.

10. Biển Ba Động

Biển Ba Động thuộc địa phận xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 55km.

Biển Ba Động hoang sơ với những đụn cát nhấp nhô, hàng phi lao xanh vút, bãi cát phẳng lì, vỏ ốc nhiều màu sắc. Đến Ba Động, ngoài việc tha hồ vùng vẫy trong làn nước mát, hít căng lồng ngực những làn gió biển thoảng vị ngọt trái cây…

Du khách du khách còn có thể tham gia những chuyến du khảo tìm hiểu khu di tích

Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu (đường Hồ Chí Minh trên biển), tham quan những dãy rừng ngập mặn, thưởng thức nhiều loại sản vật tươi sống đã trở thành đặc sản của vùng quê ven biển như: dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn chà là, cá kèo kho gợt, chù ụ rang me, nước mắm Rươi…

(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

b. Khí hậu

Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du lịch quan trọng. Các điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau:

- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người

Tài nguyên khí hậu được xác định, trước hết là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác như áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khỏe con người, tạo cho con người các điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất.

Trong thực tế, những người sống ở những thời điểm mà điều kiện khí hậu không phù hợp thường đi du lịch đến những nơi có điều kiện khí hậu thích hợp hơn. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió không thích hợp với sự phát triển du lịch cũng như đối với sức khỏe của du khách.

Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với cuộc sống con người. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu nhất đối với con người ở Việt Nam là nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15 – 23oC và độ ẩm tuyệt đối từ 14 – 21mb. Các điều kiện đó ứng với khu vực Đà Lạt, nơi quanh năm có nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng dao động trong khoảng 16,4oC – 19,7oC và độ ẩm tuyệt đối từ 13,8 – 19,5mb. Ở Sa Pa, có tới 7 tháng điều kiện khí hậu dễ chịu, từ tháng 4 – tháng 10, ứng với nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15,6 – 19,8o và độ ẩm tuyệt đối từ 15,7mb – 20,3mb. Điều đó lý giải vì sao hai nơi này được lựa chọn và xây dựng để trở thành các điểm du lịch nghỉ ngơi nổi tiếng ở nước ta.

Minh họa 1.5 : Tam Đảo – một góc trời Paris nơi nhiệt đới

Khu du lịch Tam Đảo thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nộ 86 km. Khí hậu ở đây rất độc đáo, có cả bốn mùa trong ngày, khung cảnh thơ mộng, hùng vĩ. Tam Đảo được ví như “Đà Lạt xứ Bắc”. Mùa du lịch đẹp nhất trong năm là vào mùa hè.

Thiên nhiên và dấu ấn thời gian đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Hè về, Tam Đảo vào mùa du lịch đẹp nhất trong năm.

Tam Đảo là một dãy núi dài khoảng 80 km theo hướng tây bắc – đông nam, rộng từ 10 – 15 km, là khu vực nghỉ mát ở núi lý tưởng của miền Bắc. Khu du lịch Tam Đảo có diện tích 253 ha nằm trên độ cao 900m so với mặt nước biển. Từ thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, sau 1 giờ xe chạy là lên tới Tam Đảo. Thêm 20 km đường dốc, lượn qua các sườn núi thông mọc thẳng tắp nhìn lên cao vút, mờ mờ ẩn hiện Tam Đảo trong sương.

Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hòn đảo: đỉnh giữa có tên là Thạch Bàn cao 1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Thị (chợ trời) cao 1.375m, trên có tháp truyền hình cao 93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m.

Thị trấn Tam Đảo rộng hơn 300 ha, nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của dãy Tam Đảo, đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc. Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của đông. Thị trấn bé xíu, xinh xắn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho nhỏ, một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa.

Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã “tấn công” lên Tam Đảo, xây dựng nơi đây thành khu nghỉ mát với 200 biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân chơi thể thao, bể bơi, sàn nhảy.

Đường lên núi Tam Đảo tuy hơi vất vả nhưng rất đẹp. Hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loại hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm rất lạ, màu rực rỡ… với nhiều loài bướm bay theo hàng đàn như các sứ giả Tam Đảo đón khách lên chơi. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây,…

Từ trung tâm thị trấn, rẽ bên phải theo một con đường mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 30m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa,… Nếu thích mạo hiểm, hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to phủ đầy phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Đảo 2, nơi mà vào thời Pháp thuộc những điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang, mang vẻ đẹp hoang dã, cô niêu.

(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng

Các điều kiện khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí còn được coi như một liệu pháp quan trọng. Một số bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô hấp rất cần thiết được điều trị có sự kết hợp giữa các biện pháp y học với các điều kiện tự nhiên. Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng ôxy và độ trong lành của không khí tỏ ra rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dưỡng, có tác dụng nhanh chóng làm lành bệnh và phục hồi sức khỏe của con người. Phần lớn các nhà an dưỡng, nhà nghỉ đã được xây dựng ở các điểm du lịch ven hồ nước, ven biển và ở các vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp.

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí

Các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khí cầu, thả diều, thuyền buồm, lặn... rất cần thiết có điều kiện thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù.

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, số ngày có thời tiết tốt, nắng dáo, không có mưa hoặc không có diễn biến thời tiết phức tạp được xem như nguồn tài nguyên khí hậu có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch. Thông thường, các thời kỳ có điều kiện khí hậu thuận lợi đối với sức khỏe con người và điều kiện triển khai các hoạt động du lịch là một yếu tố quan trọng để thu hút khách, tạo nên tính chất mùa vụ trong

hoạt động du lịch. Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo vĩ tuyến, theo mùa và độ cao ảnh hưởng đến tổ chức du lịch. Điều đó được cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa của khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu.

Trong hoạt động du lịch, cần phải chú ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão trên các vùng biển và duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ lụt trong mùa mưa ở Việt Nam. Những hiện tượng này sẽ gây bất lợi cho chuyến hành trình và du khách.

- Khí hậu góp phần tạo ra các mùa du lịch

+ Mùa du lịch cả năm: thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối nước khoáng, du lịch trên núi...

+ Mùa đông: sự kéo dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác.

+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất, vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng – đồi. Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng.

c. Thủy văn

Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và nước biển, đại dương. Nước trên lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm). Có giá trị đối với du lịch là nước trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sông nước, du lịch hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển,...).

Nước rất cần thiết cho đời sống và cho các nhu cầu khác của xã hội. Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào. Các tổ hợp du lịch ở vùng khô cạn và nửa khô cạn, cũng như ở các vùng thuộc các đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới thì nhu cầu cung cấp nước là rất lớn.

Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách được đánh giá thông qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nước của cả 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm. Vị trí của nguồn nước thể hiện ở khoảng cách từ nguồn nước đến địa bàn hoạt động du lịch, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí