Tác Động Môi Trường Của Du Lịch

được trở lại đất nước này như một du khách hoặc dượcđịnh cư sinh sống ở đây vì họ cảm nhận được sự thoải mái, thư dãn nhiều hơn.

Thông thường, các du khách trở về sau một chuyến đi thường hy vọng cộng đồng của mình cùng chia sẻ các phong tục, tập quán, thái độ và lòng tin mà họ thu nhập hoặc học tập được. Du khách nông thôn và du khách đến từ các cộng đồng nhỏ hơn, yên tĩnh hơn trở về nhà sau chuyến viếng thăm các thành phố lớn thường hy vọng có thể tái tạo lại sự nhộn nhịp và quyến rũ của các thang phố lớn kia cho cộng đồng của mình.

Sự so sánh các nền văn hóa, sự mong muốn bổ xung thêm các yếu tố “tốt” của nền văn hóa khác, loại bỏ các yếu tố “xấu” của chính cộng đồng mình là một phần tích cực và mang tính giáo dục trong kinh nghiệm của du khách và cũng là một phản ứng, một tâm lý rất thông thường của những người sau khi đi du lịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các tác động này đều có ích hoặc là sự mong muốn lẫn nhau. Có thể nảy sinh sự bất bình của người dân địa phương đối với du khách do quá chênh lệch về các điều kiện kinh tế, về cách ứng xử, về dáng vẻ bề ngoài và cả hiệu quả kinh tế thu được.

Ví dụ ở Bắc Mỹ, người dân địa phương có thể bực bội với du khách thể thao bởi vì họ săn bắn “hươu của chúng tôi” và đang bắt “cá của chúng tôi”. Cầu về hàng hóa, dịch vụ của du khách cũng có thể dẫn đến việc tăng giá cả và tạo nên cảm giác khó chịu cho người dân địa phương thậm chí ở cả những nơi đã và đang đón tiếp du khách rất tốt từ nhiều năm nay. Hay ở Việt Nam, người dân Huế đã than rằng: Bún bò Huế đã bớt cay. Họ cho rằng vì du lịch phát triển, người dân thập phương đến đây ngày càng đông và để đáp ứng khẩu vị của các loại “thượng đế” ấy, các quán bún bò đã phải giảm bớt…ớt. Ví dụ này cho thấy du lịch đã xung khắc với văn hóa truyền thống.

Do du lịch ở các nước phát triển hơn, có các nền văn minh tương tự và cơ sở hạ tầng phát triển tốt sẽ tạo ra sự căng thẳng ít hơn, trừ khi số du khách đến quá lớn đến nỗi gây ra sự cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ với những người dân địa phương và du khách khác. Ví dụ, ở Anh khi giá vé máy bay giảm vì đồng Bảng mất giá làm du khách kéo đến London rất đông, hệ thống giao thông công cộng luôn đầy nghẹt khách du lịch làm cho người dân địa phương khó có thể đi làm một cách bình thường. Các cửa hàng cũng đầy ắp du khách buộc người dân Anh phải thay đổ cách đi mua sắm. Đường phố tấp nập du

khách làm các phương tiện giao thông phải chạy chậm lại. Có thể cảm nhận thấy rằng khách du lịch ở London không thể tăng thêm được nữa. Vì vậy không ít người cho rằng điểm bão hòa là thời điểm mà người dân ở đó tuyên bố đã quá đủ khách du lịch.

Ở các nước phát triển, du khách có thể ít nhất phải tuân theo các tập quán văn hóa thông thường. Trong khi đó tại một số nước đang phát triển các nhà bảo tàng, phòng trưng bày, nhà thờ… lại có những sự sắp xếp đặc biệt để phù hợp với du khách, điều đó có thể gây nên sự bất bình và không hài lòng đối với những người dân địa phương. Nếu bảo tàng Louvre ở Paris theo truyền thống thường đóng cửa vào thứ ba thì nó vẫn sẽ giữ nguyên việc đóng cửa vào thứ ba mà không quan tâm đến bao nhiêu ô tô bus trở đầy khách du lịch thích nó mở cửa vào ngày đó. Ở các nước nhỏ hơn, kém phát triển hơn có thể không giữ được sự kiên định như vậy.

Ví dụ ở Việt Nam, một tình hình khá phổ biến là tổ chức các lễ hội để thu hút khách du lịch theo hướng biến lễ hội thành “sản phẩm văn hóa” làm mất chức năng vốn có của lễ hội là liên kết cộng đồng, theo đó lễ hội có thể bị “biên tập” lại hoặc thêm thắt các tiết mục tân kỳ, nêm các thứ gia vị toàn cầu, hoặc cắt bớt và tẩy trùng để phù hợp với thị hiếu của các loại khách “sang trọng”, ham thích khám phá cái mới lạ.

Đối với du khách, vốn mong muốn phát hiện một nền văn hóa bên ngoài quốc gia mình, trong trường hợp này, thay vì hiểu biết phong phú đích thực thì họ chỉ nhận được một sự dàn cảnh của cái đích thực bằng những thứ màu mè, phù phiếm và giả tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

- Khía cạnh văn hóa thông qua sự chi tiêu của du khách

Việc chi tiêu một số tiền lớn khi đi du lịch của du khách cũng là một vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ của du lịch. Vấn đề nảy sinh liên quan đến quan niệm như thế nào được coi là một số tiền lớn đối với nhiều người dân địa phương ở các nước đang phát triển khi thấy một người có thể thoát ly khỏi công việc, giành thời gian để đi du lịch nước ngoài, đi bằng máy bay và lưu trú tại các khách sạn có dịch vụ hoàn hảo thì quan niệm rằng khách du lịch là những người giàu có.

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 11

Tuy nhiên, đánh giá này không phải lúc nào cũng đánh giá đúng thực chất của vấn đề. Trong trường hợp những du khách trẻ tuổi đi du lịch chủ yếu bằng đôi chân của họ, mang theo túi ngủ, mọi chi tiêu hết sức tiết kiệm thường được coi là những du khách nghèo. Sự thực, họ cũng có tiền bạc và thời gian cho chuyến đi và họ cũng thường có

những tài sản có giá trị như quần áo, máy ảnh, đồng hồ… có nghĩa là họ cũng “giàu” và “chơi đẹp” đối với những người bán hàng, người ăn xin và những người khác họ gặp trên đường. Nếu thấy một du khách châu Âu trẻ, đeo balô nặng đang cố gắng mặc cả với một người bán hàng châu Á mà tranh luận rằng người đó là một sinh viên nghèo thì có thể là một sự ngộ nhận. Sinh viên nói chung đều có khả năng kinh tế hết sức hạn chế nhưng người bán hàng lại cho rằng bất kỳ một người nào có khả năng đi du lịch nước ngoài thì chắc chắn là không nghèo. Sự mặc cả trong những tgrường hợp như vậy là hết sức khó khăn. Khi đi du lịch du khách thường mua những món quà mang về nhà. Trong một số trường hợp, họ mua những thứ không có giá trị thực đối với người dân địa phương. Ở nhiều cửa hàng bán hàng lưu niệm, hầu hết những thứ có sẵn cho khách du lịch có khi lại không phải sản xuất ở địa phương. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, các thứ du khách mang về nhà có thể là các đồ cổ có giá trị hoặc các món đồ có giá trị tôn giáo, giá trị lịch sự, giá trị văn hóa thực sự.

Khi du khách đến thăm một đền đài, một di tích lịch sử hoặc một di chỉ khảo cổ, họ thường gặp những người dân địa phương chào bán món đồ giả cổ. Nói chung, công việc chế tác các bản sao này không chỉ tạo cơ hội cho người địa phương có thu nhập mà còn là sự hồi sinh các tác phẩm nghệ thuật, các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống mà chúng có thể bị mai một nếu du khách không biểu lộ sự thích thú. Những hàng hóa này có thể được du khách mua và sẽ mang lại cho họ niềm thích thú thực sự. Mặt khác, cũng có những trường hợp các đồ cổ thật được đem bán cho du khách. Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay có những luật lệ nghiêm ngặt liên quan đến việc mua bán, xuất khẩu hoặc thậm chí quyền sở hữu các đồ vật truyền thống của một dân tộc, một bộ lạc hoặc của tôn giáo bản xứ. Bởi vì những đồ vật này được chế tác ra để sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo nên việc sở hữu chúng là hoàn toàn tối kỵ. Thông thường, các tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt và chỉ được sử dụng cho các mục đích rất đặc biệt. Nếu chúng được “sản xuất hàng loạt” thì sẽ tạo ra sự giảm giá trị đối với những tác phẩm nguyên gốc và sự thương mại hóa các di sản văn hóa địa phương.

- Sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách

Việc du khách được phép tham gia vào các hoạt động văn hóa (ví dụ tham gia vào các điệu múa dân tộc) hoặc các dịp lễ hội tôn giáo có thể gây ra nhiều ý kiến khác nhau.

Trong một số trường hợp du khách đối xử với các lễ hội hoặc nghi lễ tôn giáo với một sự kính trọng phù hợp thì cũng có trường hợp du khách cho rằng các hoạt động đó chỉ đơn giản là một sự giải trí, tiêu khiển thêm trong chuyến đi. Một sự chia rẽ nghiêm trọng về văn hóa có thể sẽ nảy sinh. Khách du lịch quan tâm xem những người dân địa phương ở điểm đến du lịch sống và làm việc như thế nào để có thể mở rộng sự ihểu biết của mình và học được những điều có ích. Nhưng nếu họ biểu lộ sự tiêu khiển, chê bai hoặc ghê rợn trước những tập tục mà người dân địa phương chấp nhận thì sẽ gây ra sự thù ghét và các vấn đề rắc rối khác. Thông thường những thái độ này có thể là không chủ định nhưng không thể phủ nhận rằng khi khách du lịch nói “hãy coi chừng những gì bạn ăn, thức ăn ở đây rất mất vệ sinh” trước mặt các nhân viên nhà hàng sẽ làm cho những nhân viên này bất bình như thế nào. Trong nhiều trường hợp người dân địa phương bỏ qua vì đơn giản họ chỉ quan tâm đến thu nhập và đời sống được cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác xảy ra phản ứng tiêu cực của dân chúng địa phương đối với du khách.

- Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công do sản xuất số lượng lớn để bán cho du khách

Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật để bán cho du khách trở nên ít chi tiết, ít cẩn thận và ít chân thực. Nhiều người cho rằng du khách sẽ mua bất kỳ thứ gì tại nơi đến du lịch. Một nghệ nhân hoặc một người thợ thủ công thường có niềm tự hào về các tác phẩm của mình phải mất thời gian dài, phải có kỹ năng tinh sảo để hoàn thành, nhưng rồi họ nhận ra rằng làm tác phẩm cần ít kỹ năng, tốn ít thời gian hơn và do đó có thể sản xuất nhiều hơn nhưng vẫn bán được cùng một mức giá. Ngoài ra, những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đặc biệt nhưng lại được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn để cung cấp cho du khách sẽ làm giảm giá trị đích thực của nó hoặc làm cho du khách cảm nhận giá trị một cách không phù hợp.

- Đánh mất nhân cách và lòng tự hào về nền văn hóa địa phương

Nếu người dân địa phương cảm nhận rằng nền văn hóa của họ được du khách cho là lạ lùng, kỳ quặc hoặc buồn cười thì có thể tạo cho họ cảm giác thù địch, hổ thẹn hoặc ngượng ngùng. Thậm chí có thể gây ra sự tự ti đối với người dân địa phương và sự thiếu tôn trọng hoặc quan niệm tiêu khiển đối với du khách. Nếu du khách làm cho những người dân địa phương cảm thấy họ thấp kém, các sở thích văn hóa của họ là thô sơ, khó chịu mà người dân địa

phương không có đủ sức mạnh bên trong để phản bác lại sự đánh giá này thì sẽ dẫn đến giảm sút lòng tự hào về nền văn hóa của dân tộc mình.

Nếu cảm giác thấp kém này được kết hợp với sự khao khát mạnh mẽ muốn bắt trước du khách thì vấn đề về văn hóa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn – đó là sự đánh mất nhân cách văn hóa.

Các tác động về xã hội

- Truyền bá các hành vi không phù hợp cho người dân địa phương

Vấn đề này trước hết việc uống rượu và sản xuất đồ uống có rượu để tiêu dùng của người dân địa phương bởi vì họ không đủ khả năng mua các loại đồ uống cao cấp như du khách. Khi thấy du khách uống rượu có thể làm cho thanh niên địa phương cho rằng việc uống rượu là thời thượng và sành điệu. Họ sẽ bắt trước và bị quyến rũ đến độ không thể dễ dàng từ bỏ.

Đồng thời với tệ nạn nghiện rượu là sử dụng ma túy. Ở một số nước châu Á, sử dụng thuốc phiện là hành vi được chấp nhận đối với người già như phương thuốc giảm đau. Tuy nhiên quan niệm của một số người giàu có và trẻ tuổi cho rằng sử dụng ma túy là chuyện không đáng để quan tâm. Khi các du khách trẻ tuổi đến và tìm kiếm thuốc, trả giá cao để mua được chúng làm cho thanh niên địa phương bắt đầu thử nghiệm với các chất gây nghiện này. Điều đó không chỉ gây nên vấn nạn ma túy ở địa phương mà còn làm gia tăng tội phạm do việc tìm kiếm tiền bạc để thỏa mãn cơn nghiện của họ.

Đồng minh với những hành động trên là mại dâm và cờ bạc. Khi người phụ nữ địa phương biết được họ có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách bán mình cho du khách hơn là làm các công việc bình thường khác thì tình trạng phá vỡ truyền thống văn hóa ra tăng. Trong khi đây không phải là mục đích được quảng cáo của các chuyến đi du lịch, nhưng có một số thành phố, đặc biệt ở châu Á vẫn nổi tiếng về vấn đề này.

Một hành vi không mong muốn khác có thể bị du lịch khuyến khích và sự say mê cờ bạc. Sự phát triển của các sòng bạc và các hoạt động kinh doanh có gắn với cá cược khác để thu hút du khách có thể tạo nên sự quan tâm đến cờ bạc trọng dân chúng địa phương và có thể phá vỡ đời sống kinh tế bình thường của các gia đình. Sự quyến rũ của chơi bài, môi trường lịch thiệp ở một số sòng bạc và mối liên hệ với du khách cũng như cơ hội mà người địa phương có thể gặp may đều là những may rủi liên quan đến các hoạt

động kinh doanh này. Mặc du với định hướng nhằm phục vụ cho khách du lịch. Tuy nhiên, cũng chưa thể minh chứng được rằng sự tồn tại của các sòng bạc sẽ gây ra sự ham mê cờ bạc rộng rãi trong dân chúng địa phương.

- Sự bắt chước du khách tiêu dùng những đồ xa xỉ của người dân địa phương

Có một thực tế là người địa phương thường nhìn du khách với một sự hấp dẫn cao và quan niệm rằng có những thứ như du khách có thì làm cho mình trở nên đúng mốt hơn và thời thượng hơn. Ở các nước XHCN trước đây, du khách nước ngoài có thể bị những người dân địa phương hỏi mua các thứ vật dụng hoặc quần áo đúng mốt phương Tây với giá cao, bởi vì nó không sẵn có ở địa phương. Quần áo, các đồ vật cá nhân như đồng hồ, điện thoại di động… trở thành biểu tượng của vị thế và có thể phản ánh mối quan hệ với những người đặc biệt và người nước ngoài của người dân địa phương.

Vì mong muốn có những tài sản giống như của du khách nên có thể làm nảy sinh nạn trộm cắp, cướp giật, móc ví tại các điểm đến du lịch. Nếu nhu cầu về các loại hàng hóa xa xỉ này không được thỏa mãn sẽ làm nảy sinh sự tức giận hoặc thất vọng trong một bộ phân dân chúng địa phương.

- Gây ra sự căng thẳng do khác biệt về nòi giống hoặc chủng tộc

Trong một số trường hợp, đặc biệt ở các nước vùng Caribê, ở Châu Phi và một số nước ở Trung Đông và Châu Á, có những xung đột thực sự do khác nhau về nòi giống và chủng tộc giữa du khách và người địa phương. Tuy nhiên, những cách biệt đó không nên là rào cản để hạn chế dòng du khách đến các nước này. Du khách da trắng ở Mỹ có thể đi tour đến các khu vực của người da đen ở New York nhưng họ được khuyên rằng phải đảm bảo người hướng dẫn viên da đen của họ là đáng tin cậy và họ nên đi và ở theo nhóm.

Xung đột ở Trung Đông thường bùng nổ vì sự khác nhau giữa các phong tục tập quán của chính họ với quần áo, sở thích và cách cư xử của du khách – những người không đánh giá đúng các mức độ bảo thủ của người dân địa phương.

- Nhận thức không đúng đắn về sự phục vụ của các nhân viên trong các cơ sở kinh doanh du lịch

Có sự khác nhau rõ rệt giữa quan niệm cung cấp dịch vụ và quan niệm hầu hạ người khác. Tại một số nước vùng Thái Bình Dương, các nhân viên khách sạn đều cho là

lẽ tự nhiên, là điều cần thiết và quan trọng là đảm bảo cho du khách cảm nhận được sự hoan nghênh, hài lòng và hạnh phúc. Tuy du khách thưởng tiền cho nhân viên vì nhận được dịch vụ tốt thì các nhân viên này có thể khó chịu vì họ đang làm đúng công việc và không thích cảm thấy rằng họ được hàm ơn vì điều đó.

Trong khi đó ở một số nước khác nhiều nhân viên trong các ngành dịch vụ lại quá kính trọng đối với du khách. Họ có thể cung cấp dịch vụ tồi cho chính những người dân địa phương trong khi lại cố gắng đảm bảo cho du khách nhận được dịch vụ tốt hơn, tiện nghi tốt hơn và đối xử tốt hơn những người dân của chính họ.

Còn ở một số nước Châu Á, việc quan niệm cung cấp dịch vụ là sự hầu hạ còn rất nặng nề và phổ biến. Những người dân địa phương có thể không chấp nhận làm việc trong ngành dịch vụ và do đó có thể cần thiết phải nhập khẩu “công nhân khách” từ các nước khác.

Tóm lại, bên cạnh các lợi ích kinh tế rất quan trọng, du lịch cũng gây ra các tác động rất tích cực và tiêu cực trên phương diện văn hóa – xã hội và cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm đến du lịch. Do đó, không nên chỉ xem xét tiềm năng du lịch ở các khía cạnh tích cực về kinh tế và xã hội mà còn phải cân nhắc cả các vấn đề hạn chế mà du lịch có thể mang đến cho một cộng đồng địa phương. Điều này còn nhắc nhở chúng ta rằng du lịch không chỉ toàn là có hại nên phải tránh bằng mọi giá và cũng không phải là phương thuốc hữu hiệu cho các khó khăn kinh tế và xã hội mà một quốc gia đang gặp phải. Du lịch phải được phân tích và đánh giá theo từng quốc gia và theo từng vùng khác nhau trong một đất nước. Những gì có thể làm được ở vùng này nhưng có thể không làm được hoặc không phải là điều mong đợi ở vùng khác.

Du lịch có khả năng làm phong phú thêm cuộc sống của cả người dân nước chủ nhà và du khách. Sự trao đổi qua lại các giá trị, tư tưởng và phong cách sống thường đưa đến sự hiểu biết, đồng cảm và đánh giá đúng đắn giữa các nền văn hóa khác nhau. Các vấn đề tồn tại có thể ngăn cản hoặc làm sự trao đổi này khó khăn phải được nhận biết và giải quyết kịp thời đối với những ai quan tâm đến du lịch, quan niêm du lịch là sự thoải mái và tích cực.

1.3 Tác động môi trường của du lịch‌

Đã có thời người ta cho rằng du lịch là một ngành “lý tưởng” bởi vì nó không gây hại đến môi trường. Thực vậy, khác với ngành khai khoáng và một số dạng nông nghiệp khi sử dụng môi trường sẽ tác động và có thể phá hủy môi trường. Các nhà quảng bá du lịch nói rằng khách du lịch chỉ muốn xem và sử dụng môi trường tự nhiên trong tình trạng không bị phá hủy và không bị ô nhiễm. Nhiều người cũng tuyên bố rằng sự mở rông của công nghiệp, đã gây ô nhiễm không khí, mưa axít, xây dựng các trung tâm thương mại xấu xí và tắc nghẽn giao thông vì cần nhiều sự chuyên trở hàng hóa sản xuất ra đến các nơi tiêu thụ. Và trong khi hoạt động khai khoáng cuối cùng sẽ là nguồn tài nguyên bị cạn kiệt thì du lịch sẽ phát triển mãi mãi. Nhìn nhận về du lịch bằng sự so sánh đơn giản hóa này vừa có một số yếu tố thực nhưng cũng có một số lầm lẫn.

Nhiều năm qua, những người chủ trương phát triển du lịch cho rằng du lịch là một cách thức củng cố, không làm ô nhiễm và làm trong sạch môi trường đồng thời cải thiện điều kiện kinh tế của đất nước mà không làm phá hủy các nguồn tài nguyên. Khi sự phát triển du lịch trở nên phổ biến và các điểm đến du lịch chủ yếu đã trải qua một thời gian tồn tại thì các nhà quy hoạch và quản lý nhà nước về du lịch nhận ra rằng cũng có những vấn đề tồn tại cùng với du lịch và về lâu dài chắc chắn có tác động xấu đến một khu vực. Vì vậy, người ta đã dành nhiều thời gian và nhiều cố gắng để thiết lập phương pháp tính toán ảnh hưởng của du lịch đến môi trường và đề ra những biên pháp tốt nhất để ngăn cản các tác động xấu và nặng nề đến môi trường.

Tác động môi trường do các hoạt động của con người gây ra thường được xem xét thông qua ảnh hưởng đến các yếu tố của môi trường tự nhiên như nước, không khí, đất đai… Trong thế giới hiện đại ngày nay, người ta còn đánh giá sự tác động đối với môi trường qua yếu tố âm thanh (ô nhiễm tiếng ồn) và cảnh quan khu vực (ô nhiễm cảnh quan). Các tác động này có thể ở mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng thiệt hại môi trường có thể hồi phục được hoặc thiệt hại vĩnh viễn (không thể hồi phục được). Trong giáo trình này giới thiệu một cách tiếp cận khác về đánh giá tác động của du lịch đến môi trường theo phạm vi không gian của hoạt động du lịch ở đô thị và nông thôn. Ngoài ra còn xem xét sự tác động của loại hình du lịch đại chúng đến môi trường – loại hình du lịch có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và cũng phát triển mạnh nhất hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023