Một Số Hình Ảnh Minh Họa Về Tài Nguyên Động Thực Vật

Thật ra, trong điều kiện hiện tại, nhiều nước đã khuyến cáo không nên phát triển loại hình du lịch này nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn thói quen hủy diệt động vật.

- Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:

+ Nơi có hệ thực, động vật phong phú và đa dạng.

+ Nơi còn tồn tại loài quý hiếm.

+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.

+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý...

Hình 1.3: Một số hình ảnh minh họa về tài nguyên động thực vật


Thực vật đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo 1Thực vật đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo 2


Thực vật đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo 3Thực vật đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo 4


Thực vật, đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo kiểu công viên ở các khu vực ngoại ô thành phố với sự phổ biến của các loài địa phương kết hợp với các loài khác đã thích nghi với khí hậu thực hiện chức năng nhiều mặt – làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm tiếng ồn một cách tự nhiên, tạo nên cảm giác ấm cúng. Cần phải bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở vùng đồng bằng và thung lũng bởi vì chúng rất có giá trị đối với loại hình du lịch cuối tuần. Đối với khách du lịch, những loài thực vật không có ở đất

nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Chẳng thế mà khách du lịch Châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều tầng với thảm thực vật đa dạng. Ở Việt Nam, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia cũng có giá trị cao đối với hoạt động du lịch và thu hút đông đảo du khách. Đến đầu năm 2010, nước ta có 8 khu dự trữ sinh quyển của thế giới và được phân bố suốt từ Bắc vào Nam.

Bảng 1.9: Các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam


Tên khu

Diện tích

(ha)

Năm công nhận

Hệ sinh thái đặc trưng

Rừng ngận mặn cần giờ

71.370

2000

- Rừng ngập mặn

Đất ngập nước đồng

bằng sông Hồng

105.557

2004

- Các loài chim nước, rừng ngập

mặn

Cát Bà

26.241

2004

- Rừng thường xanh trên núi đá vôi

- Động vật đặc hữu: Voọc đầu trắng

Cát Tiên

728.756

2001

- Rừng mưa ẩm nhiệt đới miền Nam

- Động vật đặc hữu: tê giác một sừng

Khu biển Kiên Giang

1.188.105

2006

- Rừng tràm, ngập mặn, có biển,

san hô

Tây Nghệ An

1.103.285

2007

- Rừng thường xanh trên đất thấp

- Động vật đặc hữu Sao la

Cù lao Chàm

8.265

2009

- San hô, rong biển

Mũi Cà Mau

371.506

2009

- Chim nước ven biển, rừng ngập mặn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

2.2.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch nhân văn

Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến).

Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiềm năng du lịch nhân văn để phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, Luật du lịch Việt Nam chỉ rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hoá sấu sắc…”. Việc phát triển du lịch nhân văn (Du lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thề giới.

a. Di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa

Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa được coi là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Loại tài nguyên này gắn liền với môi trường xung quanh, thể hiện sự sinh động của quá khứ đã hun đúc nên và làm cho cuộc sống thêm đa dạng, phong phú. Qua các thời đại, di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người. Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những thành quả của loài người trong các thời kỳ lịch sử không chỉ là trách nhiệm bảo tồn của nhân loại, mà còn tạo điều kiện để những giá trị vô giá đó có thể được khai thác, trong đó có mục đích du lịch.

- Di sản văn hóa thế giới

Trong thế giới cổ đại, có 7 kỳ quan do bàn tay và khối óc của nhiều thế hệ tạo ra nằm ở những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là minh chứng cho sự sáng tạo vĩ đại của loài người ngay từ thời xa xưa. Có kỳ quan đó là:

(1) Những kim tự tháp cổ đại Ai Cập

(2) Vườn treo Babylon (Iraq hiện nay)

(3) Tượng khổng lồ Hêliôtx (Helios) trên đảo Rốt (Hi Lạp)

(4) Lăng mộ vua Môdôlơ (Mausole) ở Halicacnaxơ

(5) Đền thờ nữ thần Actêmis ở Êphedơ

(6) Tượng thần Dớt ( Zeus) ở tỉnh Olympia Hy Lạp

(7) Ngọn hải đăng cao nhất thế giới và thư viện đầu tiên của loài người Alexandria ở Ai Cập

Trong những năm vừa qua, sau một thời gian bầu chọn được thực hiện qua mạng internet và điện thoại với sự tham gia của khoangr 100 triệu người trên khắp thế giới, bảy kỳ quan mới của thế giới đã được công bố vào thứ bảy ngày 7/7/2007. Đó là Vạn lý

trường thành (Trung Quốc), Pháo đài Machu Picchu (Pêru), Tượng chúa cứu thế (Braxin), Đấu trường La Mã (Ý), Thành phố cổ Petra (Gioocdani), Đền Taj Mahal (Ấn Độ) và Thành phố cổ của người Maya ở Chichen Itza (Mêhicô).

Liên hợp quốc đã đưa ra Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên. Trên 100 nước, trong đó có Việt Nam tham gia ký công ước này và trên cơ sở đó đã thành lập Hội đồng Di sản Thế giới (WHO).

Các di sản ở các nước muốn được xếp hạng là Di sản thế giới phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn do WHO đưa ra. Hàng năm, WHO họp một lần vào tháng 12 để xét duyệt và công nhận di sản. Theo Công ước Di sản thế giới thì Di sản văn hóa thế giới là:

+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết nhiều đặc điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

+ Các quần thể công trình xây dựng: Các quần thể này hoặc tách biệt hay liên kết lại với nhau, có giá trị nổi bật toàn cầu về kiến trúc, về tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

+ Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.

Đối với di sản văn hóa thế giới có 6 tiêu chuẩn. Một di sản quốc gia được công nhận là di sản văn hóa thế giới phải đảm bảo đầy đủ 1 trong 6 tiêu chuẩn dưới đây:

(1) Là tác phẩm nghệ thuận độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người.

(2) Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời gian nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định.

(3) Chúng có xác thực cho một nèn văn minh đã biến mất.

(4) Cung cấp ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây ựng, hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.

(5) Cung cấp ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến đổi không cưỡng lại được.

(6) Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách lập cũng như về vị trí.

Đến hết tháng 8/2010, trên thế giới đã có 911 di sản, bao gồm 180 di sản thiên nhiên, 704 di sản văn hóa và 27 di sản hỗn hợp.

- Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật. Di tích lịch sử - văn hóa có khả năng to lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.

Các di tích loại này được gọi chung là di tích lịch sử - văn hóa vì chúng được tạo ra bởi con người trong quá trình lao động sáng tạo lâu dài. Văn hóa ở đây bao gồm cả văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quy định về di tích lịch sử - văn hóa. Theo quy định trong Hiến chương Vơnidơ (Italia) năm 1964, khái niệm di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, hoặc của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử.

b.Lễ hội

Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào và bất cứ mùa nào đều có những lễ hội. “Lễ hội đã dệt nên tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khó, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng” (Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 12/1989).

Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với những bí ẩn vừa mơ, vừa thực. Lễ hội trở thành dịp con người hành

hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu di sản của quá khứ để lại cho ngày hôm nay, các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về hình thức lẫn nội dung. Lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa như hình với bóng và có sức hấp dẫn kỳ diệu.

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, dù lớn hay nhỏ, dù dài hay ngắn với những nghi thức nghiêm trang, trọng thể. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc với yếu tố văn hóa linh thiêng, đầy giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.

Phần hội diễn ra những hoạt động tiêu biểu, điển hienhf cho tâm lý và văn hóa cộng đồng, chứa đựng những quan niệm của một dân tộc về thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công người xưa.

Khi đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần chú ý những đặc điểm sau đây:

- Thời gian của lễ hội: các lễ hội không phải diễn ra quanh năm, mà chỉ tập trung trong một thời gian ngắn. Nhìn chung, chúng thường diễn ra vào mùa xuân. Có lẽ thời điểm bắt đầu mỗi năm mới, con người có nhu cầu thông qua các lễ hội dân tộc để nạp thêm năng lượng sống nhằm tiếp tục tồn tại và phát triển. Không chỉ riêng gì đối với người Việt Nam có “tháng giêng là tháng ăn chơi”, người Nga có Maxlenisa, người Braxin có Cacnavan, người Lào có Bunpimay, người Campuchia có Chôn chơ nam thơ may (lễ hội té nước),…

- Quy mô của lễ hội: các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng, thậm chí có quy mô quốc tế. Ngược lại, có lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng, thậm chí có quy mô quốc tế. Ngược lại, có lễ hội chỉ bó gọn trong một địa phương nhỏ hẹp. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và nhất là khả năng thu hút khách.

- Địa điểm diễn ra lễ hội: Các lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình tài nguyên du lịch nhân văn luôn sóng đôi và đan xen lẫn nhau. Lễ hội gắn với di tích và không tách rời di tích. Có thể nói, di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng cứng; còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến với đời thường.

c. Làng nghề thủ công truyền thống

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam.

Theo tác giả Bùi Văn Vượng trong cuốn “Làng nghề thủ công thủ công truyền thống Việt Nam”, làng nghề thủ công được định nghĩa: “Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời”.

Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Như vậy hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh độc lập.

Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các làng nghề truyền thống chính là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật,…).

Sản phẩm của làng nghề truyền thống được làm ra bởi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những người thợ thủ công khéo léo. Những sản phẩm này luôn mang cả dấu ấn về tâm hồn và bản sắc dân tộc, lẫn dấu ấn về mỗi làng quê và hình ảnh đất nước. Từ đời này sang đời khác, các sản phẩm thủ công như tranh dân gian, sản phẩm làm bằng đồng, bằng

đá, bằng gỗ đã trở thành các mặt hàng lưu niệm có giá trị, yêu thích của nhiều khách du lịch quốc tế đến từ các nước phát triển, nơi mà các nghề thủ công truyền thống đã dần mai một.

Trên thế giới có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á. Chính làng nghề đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch và đem lại lợi nhuận cao cho cộng đồng địa phương.

Năm 1964, Hội đồng quốc tế về Nghề thủ công Thế giới (WCCI) đã được thành lập. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ. Tổ chức này có uy tín ngang với tổ chức UNESCO. Đại biểu của 50 quốc gia đã họp mặt lần đầu tại Hội nghị WCCI tại Đại học Columbia (Hoa Kỳ). Mục đích chính của WCCI là nâng cao vị thế của nghề thủ công như là một thành phần quan trọng của đời sống kinh tế, văn hóa. Hội nghị nhằm đẩy mạnh hỗ trợ các nhóm thợ thủ công trên khắp thế giới, khuyến khích, giúp đỡ và tư vấn cho họ.

d. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Như tạp chí Người đưa tin UNESCO (4/5/2000) đã viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn những chân trời địa lý không còn những lục địa trinh bạch, không còn những đại dương chưa ai biết tới, không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu những điều sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là những thứ mà các dân tộc khác chẳng mấy biết đến…”. Ngày nay, khách du lịch bị cuốn hút bởi tiếng gọi của những con đường đến với con người. Họ thực sự mong muốn được gặp gỡ những người khác trong chuyến viễn du của mình để quan sát, đối thoại, để hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của các nền văn hóa và nuôi dưỡng lại các nền văn hóa ấy, đồng thời cũng là để không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình. Một chuyến đi qua sự đa dạng văn hóa của thế giới đã lấy phẩm cách con người năm châu bốn biển làm la bàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023