Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Văn Hóa – Xã Hội 86249

Số liệu mới nhất của ILO, công bố hồi tháng 4/2013, cho thấy hoạt động lữ hành và du lịch trong năm 2012 ước tính giúp tăng thêm hơn 260 triệu việc làm trên toàn cầu và đóng góp khoảng 9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.

Dự đoán, đến năm 2022, tổng số việc làm trong ngành du lịch trên thế giới sẽ đạt 328 triệu việc làm, tương đương gần 10% tổng số việc làm trên toàn cầu.

Trong báo cáo nghiên cứu, ILO cho biết ngành du lịch mang lại cơ hội gia nhập nhanh vào lực lượng lao động đối với thanh niên, phụ nữ và lao động nhập cư với việc có một sự kết nối liên ngành với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Nhờ lợi thế là một lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều lao động nên ngành du lịch có tiềm năng đóng góp vào công tác giảm nghèo thông qua việc địa phương hóa, bằng cách phát triển các chuỗi giá trị và hợp nhất các giải pháp để phát triển du lịch bền vững và với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ đang rất phát triển trong lĩnh vực này ở nhiều quốc gia.

Du lịch là một ngành tạo ra việc làm nhưng điều quan trọng là phải xem xét thận trọng loại công việc mà nó tạo ra. Công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, thông tin tuyên truyền, bán và maketing. Tuy nhiên, phần lớn co hội việc làm ở phạm vi điều hành và tác nghiệp.

Du lịch tạo ra việc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời. Công việc thời vụ, công việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ (cuối tuần, nghỉ lễ) là những đặc điểm của ngành. Mọi người đều thừa nhận rằng du lịch là nguồn kinh doanh 24h một ngày, 7 ngày một tuần và điều đó có nghĩa là giờ giấc không còn là vấn đề phải cân nhắc.

Du lịch cũng tạo ra công việc cho những nhà quản lý như quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp trưởng hoặc giám đốc maketing… Còn lại phần lớn công việc đòi hỏi kỹ năng không cao như phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp, khuân vác. Cơ hội thăng tiến của nhân viên trong ngành nói chung chậm. Hầu như phần lớn số nhân viên sẽ rời khỏi ngành với chức danh hoặc vị trí gần như khi họ vào.

Do công việc chân tay là chủ yếu, theo ca kíp, làm việc vào ngày nghỉ cho nên khi có cơ hội mọi người sẵn sàng đổi sang các loại công việc khác ưa thích hơn. Nếu một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp và ở đó dân cư có thể kiếm được việc làm tốt, có lương cao, giờ giấc và điều kiện làm việc lý tưởng thì sẽ không có đủ lao động sẵn sàng làm

việc trong ngành khách sạn và du lịch. Trong trường hợp này cần thiết phải thu nhập lao động từ những khu vực khác hoặc các nước khác đến làm việc. Ở một số nước châu Âu như Pháp, Đức hay một số nước ở Đông Nam Á như Singapore, do có môi trường kinh tế tốt, tỷ lệ thất nghiệp thấp làm cho người dân có điều kiện kén chọn công việc. Họ không muốn tham gia vào ngành du lịch vì các điều kiện làm việc không thuận lợi. Do đó ngành du lịch ở những nước này phải thu nhận lao động từ nước ngoài, thường gọi đó là “công nhân khách” từ các nước khác như công nhân Algeria hoặc Marocco đến làm việc ở Pháp, người Philippine, Ấn Độ đến làm việc ở Singapore.

Một hạn chế khác về làm việc trong du lịch đối với các nước đang phát triển là lao động địa phương được tuyển dụng vào những công việc bán kỹ năng hoặc không có kỹ năng và một số vị trí quản lý cấp thấp, còn các vị trí quản lý chính thường do người nước ngoài đảm nhận. Ví dụ ở những khách sạn liên doanh (kinh doanh đa quốc gia), nhân viên khách sạn thường là người địa phương và những người này chỉ có thể được xếp vào vị trí quản lý hành chính hoặc ở cấp trung gian mà không có cơ hội ở vị trí cao nhất của tổ chức. Nguyên nhân một phần là do những người địa phương chưa đủ điều kiện về giáo dục và trình độ, mặt khác có thể do chính sách của công ty. Thực tế này có thể tạo nên sự không thỏa mãn của những nhân viên bản xứ vì họ có thể sẽ không bao giờ đạt được vị trí cao nhất cho dù họ có năng lực tốt như thế nào đi chăng nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Các cơ hội việc làm như quản lý ăn uống, quản lý khách sạn, kế toán và tài chính, lễ tân và marketing, quản lý tổ chức và hệ thống thông tin, hướng dẫn viên…đòi hỏi người lao động có trình độ đại học. Vào những năm 80 ở Việt Nam chưa có một trường đại học nào đào tạo về du lịch. Sau khi Việt Nam thực thi chính sách mở cửa, ngành du lịch phát triển thực sự từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90 đến nay thì tại một số trường đại học ở cả Bắc, Trung, Nam mới bắt đầu mở chuyên ngành đào tạo du lịch ở bậc đại học. Đồng thời, các trường cao đẳng, trung học nghiệp vụ và dạy nghề du lịch cũng được mở rộng và phát triển nhằm cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình độ đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch trong cả nước.

Triển vọng việc làm trong lĩnh vực lữ hành thường không rõ nét và bức xúc như trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và ăn uống. Mặc dù các cơ quan quản lý du lịc của Nhà nước và các địa phương, các văn phòng cung cấp dịch vụ tư vấn du lịch mở rộng

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 10

hoạt động nhưng mức độ tự động hóa ngày một tăng ở các cơ quan và các đại lý du lịch này sẽ đe dọa số việc làm nói chung trong lĩnh vực lữ hành. Đồng thời, các bộ phận công việc lữ hành khác cũng không cần bổ sung nhiều nhân viên như trong lĩnh vực khách sạn hoặc ăn uống.

Các nhân viên làm việc trong lĩnh vực khách sạn và ăn uống nếu thấy không thoải mái và hài lòng với công việc thì họ có thể bỏ việc hoặc xin chuyển công việc khác tạo ra sự luân chuyển nhân viên trong lĩnh vực này có thể rất cao. Do đó, các nhà quản lý cần phải có các chiến lược nhân sự phù hợp để đảm bảo duy trì được số nhân viên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Quảng bá cho sản xuất địa phương

Ở nhiều nước, ngành du lịch tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về sản phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng… Đồng thời tạo khả năng để tăng khối lượng sản xuất của địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ sung thêm từ các du khách. Ngoài ra, nhũng sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm… từ những ngành nghề đang bị mai một vì người dân địa phương không còn quan tâm đến thì sẽ lại được khôi phục và phát triển.

Du lịch mang lại lợi ích phát triển sản xuất địa phương chỉ áp dụng cho nước nhận khách du lịch. Nhưng nếu các nguyên vật liệu mới cần cho ngành du lịch mà phải nhập khẩu từ nước ngoài thì lợi ích này sẽ bị giảm thiểu. Những nguyên liệu, hàng hóa và vật phẩm cung cấp như thực phẩm, hàng tiêu dùng hoặc hàng hóa lưu niệm đáng nhẽ phải nhập khẩu nhưng được sản xuất tại địa phương hoặc trong nước thì mới tạo ra lợi ích thực sự cho nước chủ nhà. Nếu các khách sạn quốc tế ở Việt Nam phải nhập khẩu đồ đạc của Pháp, đồ sành sứ Trung Quốc, vật liệu xây dựng từ Ý, thảm len chăn đệm từ Hàn Quốc, đồ điện và điện tử từ Nhật và Mỹ, nhà hàng kiểu Châu Âu phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu để chế biến thì có lẽ trên thực tế không làm phát triển sản xuất của Việt Nam được nhiều.

- Tăng nguồn thu cho Nhà nước

Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế. Có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng cộng thêm vào hóa đơn thanh toán

lưu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián tiếp như thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa dịch vụ. Vì du khách là “người mới” đối với cộng đồng nên những khoản thuế họ đóng là nguồn thu thêm cho nhà nước (vì chúng không bắt buộc từ những công dân của địa phương).

Tuy nhiên, những lợi ích từ nguồn thu nhập thêm này phải được cân nhắc với những trách nhiệm và chi phí của Nhà nước phải tăng thêm. Trong một số trường hợp chính phủ một quốc gia buộc phải giảm thuế để khuyến khích đầu tư. Ví dụ, chính phủ có thế hứa sẽ miễn thuế trong 5 năm đầu nều nhà đầu tư xây dựng một khu nghỉ dưỡng lớn tại đất nước.

Trong các trường hợp khác, các thu nhập thu được thực sự có thể bị giảm do chi phí phát triển du lịch tăng. Một quốc gia khuyến khích du lịch phát triển nên hiểu rõ rằng để hấp dẫn du khách một cách thực sự cần phải phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước như đường xá, giao thông công cộng, sân bay, nhà ga, bến tầu, điện, nước và thông tin liên lạc. Việc xây dựng các tiện nghi này đạt được các tiêu chuẩn cần thiết đòi hỏi khoản đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là các tiện nghi bổ sung để cải thiện đời sống cho cả dân cư địa phương.

Ngoài ra, Nhà nước còn phải hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, cải thiện các điều kiện sinh hoạt của dân cư nói chung, của người lao động trong ngành nói riêng, tuyển dụng thêm các nhân viên hải quan và cửa khẩu, các nhân viên y tế, an ninh và vận chuyển… khi du lịch phát triển. Nhà nước phải cân nhắc những trách nhiệm này cùng với khả năng tăng nguồn thu ngoại tệ, việc làm, lợi ích cho các ngành kinh tế địa phương và các lợi ích khác. Nếu các khoản kinh phí của Nhà nước bỏ ra sẽ được bù đắp bằng các khoản thu thích đáng thì phát triển du lịch sẽ có lợi cho nền kinh tế quốc gia và địa phương.

- Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt

Du lịch thường được gọi là ngành công nghiệp sạch bởi vì nó không cần hầm mỏ cũng như các nhà máy chế biến. Ngoài ra, nó được coi là ngành tăng trưởng nhanh bởi vì một khi các yêu cầu cơ bản được đáp ứng thì số khách du lịch có thể tăng thêm với một tỷ lệ cao. Một khu vực, một vùng có thể là một điểm đến du lịch có lợi thế ngay cả khi nó hầu như chưa có một thứ tiện nghi nào miễn là có một số điểm hấp dẫn du khách. Ngược

lại, nếu khu vực đó, vùng đó có rất ít các điểm hấp dẫn tự nhiên nhưng vẫn có thể tạo ra sự hấp dẫn nhân tạo thu hút được một số khách thăm như trung tâm thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc trung tâm thương mại với các cửa hàng miễn thuế.

Cùng với các lợi ích của mình, du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng có những vấn đề khó khăn nhất định của một quốc gia, ví dụ các vùng núi, hải đảo, vùng sâu và vùng xa. Vấn đề này không chỉ là những nội dung đã đề cập ở trên (như tăng nguồn thu, giải quyết vấn đề thiếu việc làm) mà còn làm cho các vùng này thu hút được sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước.

Để phát triển các điểm hấp dẫn ở các vùng đặc biệt (vùng núi, hải đảo, vùng sâu và vùng xa), Nhà nước sẽ giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, đưa lực lượng lao động đến khu vực, xây dựng nhà ở và các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh, truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc các công trình phát triển này để tránh mâu thuẫn và tranh chấp với các mục tiêu sử dụng khác như quân sự, đảm bảo an ninh quốc gia.

Mặt khác, do phát triển các khu du lịch làm cho người dân địa phương trước đây không muốn đến sinh sống ở những vùng núi, hải đảo, vùng sâu và vùng xa nay nhận thức được các lợi ích do du lịch mang lại như thu nhập cao hơn, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống văn hóa tinh thần phong phú hơn đã thuyết phục họ chuyển đến và yên tâm định cư tại các vùng này.

Ngoài ra, khi một khu vực có tầm quan trọng về quân sự, chính trị và tôn giáo được mở cửa để đón khách du lịch và trở thành những điểm đến du lịch phổ biến thì có thể làm giảm sự đối đầu hoặc thù địch với các dân tộc khác, các nước khác.

- Khuyến khích nhu cầu nội địa

Người dân địa phương có thể không có nhu cầu viếng thăm các điểm hấp dẫn trong khu vực địa phương của mình nhưng dù sao họ vẫn tự hào khi thấy một thực tế là các điểm hấp dẫn này lại thu hút được nhiều người từ khắp nơi thậm chí từ rất xa đến thăm viếng. Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó.

Ngoài ra, khi địa phương phát triển các tiện nghi và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút khách quốc tế thì điều này cũng có thể có lợi cho dân chúng địa phương. Khi các khách

sạn mới, các khu giải trí, các tiện nghi dịch vụ mới xây dựng mà quyến rũ được khách du lịch quốc tế thì cũng làm cho người dân địa phương ở đây sẽ thích nghỉ ngơi “tại nhà”- tại địa phương của mình hơn.

Tóm lại, tất cả các lợi ích đề cập ở trên tập trung từ sự phân tích tác động của du lịch trên phương diện kinh tế. Trong các vấn đề đã thảo luận, các vấn đề áp dụng với du lịch quốc tế (như ngoại tệ, thuế,…), các vấn đề còn lại vừa liên quan đến hoạt động du lịch trong phạm vi một quốc gia (nội địa cũng như du lịch quốc tế).

Du lịch có thể tạo ra nhiều việc làm dù là du lịch nội địa hay quốc tế; du lịch có thể làm tăng nguồn thu thuế cho địa phương mà không cần biết nguồn gốc của du khách. Sản xuất địa phương có thể được thúc đẩy, triển vọng việc làm được cải thiện mà không đặt vấn đề khách du lịch là người địa phương hay quốc tế.

Du lịch nội địa cũng như quốc tế có gây nên một số vấn đề tồn tại như tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác, giá cả sinh hoạt tăng ở các khu du lịch… do vậy, sự phân tích cẩn thận, lượng hóa được các lợi ích và tiềm năng về kinh tế của du lịch, cũng như những hạn chế hoặc bất cập của nó đối với nền kinh tế quốc gia hoặc địa phương là có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể là:

- Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu), tăng chi phí cho việc bảo trì hệ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác.

- Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân golf, khu cắm trại…cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Do vậy, phát triển du lịch không có quy hoạch hợp lý có thể dẫn đến kết quả là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác bị cắt giảm, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

- Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư. Một công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả tăng 8%. Du lịch phát triển cũng có thể gây ra sự tăng giá về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai. Sự bùng nổ về tăng giá đất đai, giá hàng hóa, dịch vụ ở các khu du lịch có thể dẫn tới làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng.

- Sự phát triển du lịch quá nhanh, không bền vững tại một số địa phương có thể dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch.

Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), ở Gambia, một bán đảo nhỏ thuộc các quốc gia đang phát triển có 30%, một bán đảo nhỏ thuộc các quốc gia đang phát triển có 30% dân cư phụ thuộc vào hoạt động du lịch một cách trực tiếp hay gián tiếp, ở Mandive có 83% dân cư sống phụ thuộc vào du lịch, ở Jamaica có 34% và sự lệ thuộc quá vào du lịch là khá mạo hiểm bởi vì diện mạo du lịch, các khu du lịch ở các địa phương có thể bị phá hủy do tác động của thiên tai, chiến tranh,… Khi đó kinh tế địa phương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

1.2 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa – xã hội‌

Khi tìm hiểu động cơ chủ yếu để đi du lịch thường đề cập đến sự khao khát hiểu biết và phát triển nhận thức về các nền văn hóa, nghệ thuật, nghề thủ công, tập quán sinh hoạt của những dân tộc khác, ở những địa phương khác. Nói chung, đây là một căn cứ quan trọng để đánh giá vai trò của du lịch trong một khung cảnh xã hội. Nhưng đồng thời vẫn phải chú ý để đảm bảo rằng du khách sẽ không gây nguy hại cho những nơi mà họ đến thăm quan, thưởng thức hoặc tìm hiểu.

Du lịch có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sự hiểu biết và đánh giá của người dân ở khu vực này đối với những người ở khu vực khác. Nhiều quốc gia có chính sách khuyến khích du lịch, đặc biệt là du lịch nội địa vì họ cho rằng điều này sẽ giúp cho các công dân hiểu biết và đánh giá đúng hơn về đất nước của mình, đánh giá đúng các khía cạnh tích cực về môi trường sinh sống của chính mình. Có thể thấy, trong các chính sách tuyên truyền và quảng bá du lịch là khuyến khích những người dân thành thị đi nghỉ ở các vùng thôn quê để hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt và cộng đồng ở các vùng nông thôn. Tương tự như vậy, các tour du lịch thành phố trọn gói trong các ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần nhằm mở mang sự hiểu biết và những kinh nghiệm về văn hóa đô thị và đời sống công nghiệp cho những người sinh sống ở nông thôn.

Sự hiện diện của du khách ở một đất nước sẽ làm ảnh hưởng đến các hình mẫu cuộc sống của những người dân địa phương (người bản xứ). Cách thức du khách giới thiệu mình và các mối quan hệ cá nhân của họ với dân cư nước chủ nhà thường có tác động sâu sắc đến cách sống và thái độ của những người địa phương.

Có lẽ sự ảnh hưởng sâu sắc và đáng chú ý nhất về văn hóa – xã hội của du lịch là đối với các nước đang phát triển. Cách sống của người dân địa phương, đặc biệt trước hết là những nhân viên khách sạn và nhà hàng – những người có mối quan hệ trực tiếp với khách bị thay đổi hoàn toàn do viêc phục vụ khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh này gây ra. Ví dụ, tại Ấn Độ, thật bình thường khi nhìn thấy những nữ công nhân xây dựng làm việc trên các công trường với những đứa con đi cùng. Nhưng một phụ nữ được thuê làm nhân viên phục vụ phòng khi làm việc với một đứa con địu trên lưng là vi phạm quy chế làm việc do đó những người làm thuê như vậy buộc phải thay đổi phong cách sống của mình dù muốn hay không muốn.

Cấu trúc xã hội của gia đình ở các nước đang (hoặc kém) phát triển có thể bị thay đổi do sự phát triển du lịch ở đây. Người đàn ông không còn giữ vị trí trụ cột về kinh tế trong gia đình nữa vì vợ và con anh ta có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ các hoạt động tham gia phục vụ du lịch. Hậu quả là sẽ làm nảy sinh các xung đột gia đình, xung đột thế hệ và xung đột xã hội.

Ngoài ra, khi các thành viên trong gia đình tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài thường bị hấp dẫn bởi phong cách sống khác lạ của họ. Quần áo du khách mặc, các đồ vật cá nhân du khách sử dụng có thể trở thành sự ham muốn của những người địa phương. Kết cục có thể là trong gia đình này nảy sinh sự không thống nhất về cách thức chi tiêu và tiết kiệm.

Sự phát triển du lịch tác động đến các khía cạnh văn hóa, xã hội của điểm đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản, sự khác biệt về văn hóa, đời sống ở các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có thể so sánh và đánh giá cao nền văn hóa và cuộc sống ở những nơi này mặc dù có thể xa lạ. Cơ hội để hiểu biết và học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác nhau có thể là lợi ích to lớn đối với du khách.

Các tác động văn hóa

- Sự tương tác giữa du khách và dân cư địa phương

Du khách quốc tế trở về nhà sau kỳ nghỉ ở Úc thường có cảm tình với phong cách sống thú vị và sự thân thiện của những người dân nơi đây. Họ thường bộc lộ hy vọng

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí