Một Số Nguồn Nước Khoáng Chủ Yếu Ở Việt Nam 86254

Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi và không phù hợp để sử dụng hàng ngày. Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý, hóa và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đế sức khỏe của con người.

Như vậy, xét về chất lượng nước thì phải chú ý đến tính chất lý học, hóa học và sinh học của nước. Chúng được thể hiện ở màu sắc, độ trong, mùi, nhiệt độ, tính chất phóng xạ, các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong nước, vi khuẩn,... Các tiêu chuẩn về chất lượng nước nói chung hoặc theo mục đích sử dụng đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước công bố.

Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong cảnh đẹp như: hồ, thác nước, sông, suối... Mặt nước là không gian để có thể xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền,... Các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở dịch vụ thu hút đông du khách nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng.

Minh họa 1.6 : Một số thác nước ở Việt Nam

1. Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc, ngọn thác đẹp nhất Việt Nam, là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nằm trên đường biên giới Việt Trung thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng 89 km.

Thác Bản Giốc có độ cao 53 m, rộng 300 m, từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc núi đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây xanh chia dòng sông thành 3 dòng nước trắng xóa nguyên sơ hùng vỹ ào ào giội xuống thành những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Những khối nước lớn cuồn cuộn tuôn chảy không ngừng đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một bụi nước trắng xóa bay ngang lưng chừng núi. Hơi nước bốc lên tạo thành một màn sương mù như một dải lụa trắng vắt ngang qua sườn núi, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Những ngày trời nắng, ánh nắng chiếu vào dòng thác qua làn nước bụi mù mịt tạo nên những chiếc cầu vồng lung linh huyền ảo.

Thác chính có địa hình thấp nhưng sức nước tuôn mãnh liệt. Dải nước

rộng phía bên trái tràn ra thành thác phụ với rất nhiều "dây" nước mảnh đan xen, uốn cong như bức rèm vĩ đại đầy ngẫu hứng của thiên nhiên. Vì thế, thác Bản Giốc được ví như vẻ đẹp nguyên sơ của người phụ nữ Tày nơi đỉnh núi mù sương hoặc tựa như mái tóc nàng tiên bị bỏ quên vắt ngang đỉnh núi.

Dưới chân thác Bản Giốc là dòng sông Quây Sơn phẳng như gương, trong vắt lồng lộng soi bóng mây trời, du khách có thể thuê mảng tre dạo một vòng quanh chân thác, chèo ra đến giữa dòng cảm nhận vẻ đẹp quyến rũ của thác nước. Hai bên bờ là phong cảnh nên thơ với những ruộng lúa, bãi cỏ xanh mướt. Vào những ngày mùa xuân, dòng thác đổ như những dải lụa dịu dàng, tạo khung cảnh nên thơ trữ tình cho vẻ đẹp non nước Cao Bằng. Khi hè tới, dòng sông Quây Sơn dồi dào, dòng thác mới thực sự phô diễn hết vẻ đẹp hùng vĩ và mạnh mẽ. Làn hơi nước bắn ra từ thác gặp nắng, tạo thành những chiếc cầu vồng 7 sắc cực kì lạ mắt và kì thú.

2. Thác Prenn

Thác Prenn là một thác nước đẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.

Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20. Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV – XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm chiếm", còn các tộc dân bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn".

Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.

Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên...

3. Thác Đray Nur

Thác Đray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Dray Sáp của sông Serepôk, tỉnh Đăk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nằm ngay cạnh Thác Đray Sáp thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai cùng là những thác nước đẹp và hùng vĩ. Thác Đray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Đray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepốk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.

Là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hòa trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Serepôk huyền thoại ở Tây Nguyên. Đến với Đray Nur, cảm giác đầu tiên đến với bạn là một ngọn thác hùng vĩ, thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m, trãi rộng khoảng 150m. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác nên thơ. Nhưng hấp dẫn nhất không phải là việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động gần 3.000m2 phía sau thác. Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt đỗ từ trên cao xuống, không ít người rùng mình. Nhưng đối với những người yêu

cảm giác mạnh, có thể trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được đảm bảo khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Ngoài ra, thác còn đặc biệt bởi vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn. Vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo.Khi đứng từ bên trong hang động nhìn ra những tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng mờ ảo soi những tảng đá hình thù kỳ dị.

(Nguồn: www.vietnam.tourism.gov.vn)

Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước. Chẳng

hạn như nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, những dòng sông thơ mộng, có tốc độ dòng chảy nhỏ, phù hợp cho hoạt dộng du lịch thuyền, còn thác nước có thể gắn với du lịch mạo hiểm.

Du lịch biển có điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu mát mẻ cho phép nghỉ ngơi dài ngày, nhờ những bãi cát ven bờ để có thể vừa tắm biển, lại vừa tắm nắng, tắm khí trời trong lành. Nói chung, giới hạn nhiệt độ ở lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C, đối với trẻ em là trên 200C. Cùng với các tiêu chí cơ bản trên, cần chú ý đến tần suất và tính chất của sóng, độ sạch của nước. Biển với dòng chảy ven bờ có tốc độ nhỏ, nước trong và sóng vừa phải thì phù hợp với tắm biển; sóng lớn phù hợp với lướt sóng; nước trong và có nhiều động thực vật đẹp phù hợp với môn lặn biển...

Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.

Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu là nước dưới đất) chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, khí, các nguyên tố phóng xạ,...) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH,...) có tác dụng sinh lý đối với con người.

Cho đến nay trên thế giới chưa có những quy định thống nhất về giới hạn dưới của một số tiêu chí (như các nguyên tố hóa học, độ khoáng hóa, thành phần khí,...) để phân biệt nước khoáng với nước bình thường.

Một trong những công dụng quan trọng nhất của nước khoáng là chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát hiện từ thời Đế chế La Mã. Trên thế giới, những quốc gia giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng đồng thời cũng là những nước phát triển du lịch chữa bệnh như Thụy Sĩ, LB Nga, Hungari, Italia, CHLB Đức, CH Séc và Slôvakia...

Để thuận lợi cho việc chữa bệnh, người ta đã chia nước khoáng thành các nhóm sau đây:

- Nhóm nước khoáng cacbonic là nhóm nước khoáng quý, có công dụng giải khát và chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên. Các nguồn nước khoáng cacbonic quý nổi tiếng trên thế giới là Vichi (Pháp), Boczomi (Grudia), Wisbaden (CHLB Đức). Ở Việt Nam, tiêu biểu có nước khoáng Vĩnh Hảo, được khai thác từ năm 1928 đến nay với sản phẩm nước khoáng đóng chai, đã xuất khẩu sang một số nước ở Đông Nam Á, chữa bệnh tiểu đường, gan, dị ứng do thức ăn.

- Nhóm nước khoáng silic có công hiệu đối với các bệnh đường tiêu hóa, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa,... Trên thế giới, nổi tiếng về nước khoáng silic là nguồn nước khoáng Kuldur (LB Nga). Ở Việt Nam tiêu biểu có nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình) và Hội Vân (Phù Cát, Bình Định). Tại hai nơi này đã xây dựng nhà an dưỡng chữa bệnh sử dụng nước khoáng silic.

- Nhóm nước khoáng brôm – iốt – bo có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa... Nổi tiếng trên thế giới là nguồn nước khoáng Margeutheia và Fricarichshal (CHLB Đức). Ở Việt Nam có hai nguồn nước khoáng loại này ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng).

Ngoài ra, còn có nhiều nhóm nước khoáng khác (sunfuahydro, asen – fluo, liti; nhóm phóng xạ...) với công dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau.

Nước khoáng là loại tài nguyên tổng hợp mà giá trị kinh tế và du lịch chữa bệnh thể hiện rất rõ. Trên thế giới, nhu cầu du lịch kết hợp với việc an dưỡng, chữa bệnh, dùng nước khoáng giải khát tăng lên đáng kể. Việc đi du lịch chữa bệnh, an dưỡng ở các nguồn nước khoáng ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế. Thụy Sĩ có trên 7,5 triệu dân, mỗi năm đón 34 triệu khách đến nghỉ tại nhà nghỉ chữa bệnh bằng nước khoáng.

Hàng năm đem lại 10% thu nhập quốc dân. Tại Pháp, CHLB Đức, Italia, mỗi năm có hàng triệu người đi du lịch chữa bệnh tại các nguồn nước khoáng. Nhiều trung tâm du lịch, thành phố du lịch nổi tiếng đến gắn liền với các nguồn nước khoáng. Nhiều trung tâm du lịch, thành phố du lịch nổi tiếng đều gắn liền với các nguồn nước khoáng quý mà tiêu biểu là Xôtri, Caclôvi Vari, Wisbaden, Vichy...

Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động du lịch, như đã nêu ở trên. Ngoài ra, nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn,...

Bảng 8: Một số nguồn nước khoáng chủ yếu ở Việt Nam


Tên

Tỉnh, thành phố

Thành phần

Công dụng

Tiên Lãng

Hải Phòng

- Br, I, Bo

- Nhiệt độ trung bình 45oC

Chữa nấm kinh niên, dị ứng

da theo mùa…

Tiền Hải

Thái Bình

- Các khoáng chất

Nước khoáng đóng chai

Kênh Gà

Ninh Bình

- NaCl, KCl,CaCl2 MgO

- Nhiệt độ TB 530C

Chữa khớp, viêm dây thần kinh, dạ dày, kích thích hoạt

động của gan, mật

Kỳ Phú

Ninh Bình

- CaCl2 , MgO

- Nhiệt độ TB 350C

Chữa các bệnh tiêu hóa, phụ

khoa, nhiễm thủy ngân

Quang

Hanh

Quảng Ninh

- Br, I, Bo

- Nhiệt độ TB 450C

Chống mất nước, chữa đau dạ

dày, gan, táo bón…

Kim Bôi

Hòa Bình

- SiO2

- Nhiệt độ TB 370C

Chữa thấp khớp, dạ dày và đại

tràng

Mỹ Lâm

Tuyên Quang

- Si

- Nhiệt độ TB 400C

Điều hòa tiêu hóa, xương – cơ,

thấp khớp, đại tràng, cột sống

Bang

Quảng Bình

- Si (H2SiO2)

- Nhiệt độ TB 1050C

Chống viêm nhiễm, bệnh ngoài da, viêm thần kinh tọa,

viêm xương, thấp khớp

Troóc

Quảng Bình

- Si

- Nhiệt độ TB 430C

Chống viêm nhiễm, bệnh

ngoài da, viêm thần kinh tọa,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 15




viêm xương, thấp khớp

Nô Bồ

Quảng Bình

- NaCa2O

- Nhiệt độ TB 660C

Chống viêm nhiễm, phụ khoa,

thấp khớp mãn tính

Tân Lâm

Quảng Trị

- H2SiO3

- Nhiệt độ TB 480C

Ngâm tắm chữa thấp khớp

Hướng Hóa

Quảng Trị

- CaCO3 , NaS2

- Nhiệt độ TB 650C

Ngâm tắm chữa thấp khớp,

chống béo phì

Thanh Tân

Thừa

Huế

Thiên

- CaCO3, NaCl

- Nhiệt độ TB 680C

Lợi tiểu, chống viêm, điều hòa

tiêu hóa

Mỹ An

Thừa

Huế

Thiên

- SO2, hơi mặn

Chống viêm nhiễm, phụ khoa,

viêm xương

Hương

Bình

Thừa

Huế

Thiên

- Nhiệt độ TB 690C

Lợi tiểu, chữa bệnh gan, mật

Hội Vân

Bình Định

- Si

- Nhiệt độ TB 790C

Chữa bệnh đường tiêu hóa,

phụ khoa, vô sinh

Vĩnh Hảo

Bình Thuận

- CO2, Fe, Al,...

- Nhiệt độ TB 370C

Chữa đau gan, thận và dạ dày

Bình Châu

Bà Rịa – Vũng

Tàu

- Cl

- Nhiệt độ 64-840C

Chữa u máu, thấp khớp, lưu

thông huyết mạch

Gu Ga

Lâm Đồng

- Cl

- Nhiệt độ TB 370C

Chữa u máu, thấp khớp, lưu

thông huyết mạch

Đăkmin

Đăk Lăk

- CO2

- Nhiệt độ TB 600C

Chữa cao huyết áp, hệ thần

kinh

Kondrai, Kondu,

Răngria

Gia Lai

- Si

- Nhiệt độ TB 600C

Chữa bệnh đường tiêu hóa, thấp khớp


d. Hệ động thực vật

Hiện nay khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch và giải trí trở thành cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa

dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa – lịch sử của loài người, đã xuất hiện một số hình thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng tham quan là các loài động – thực vật. Việc tham quan du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống.

Sở dĩ một số nước Châu Phi, khu vực Đông Âu và vùng Đông Nam Á thu hút được đông đảo khách du lịch một phần là do họ biết tận dụng khai thác các tiềm năng thiên nhiên, trong đó có nguồn tài nguyên động – thực vật cùng với sự đa dạng của nó.

Không phải mọi tài nguyên thực động đều là đối tượng của du lịch. Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí phục vụ mục đích tham quan du lịch

+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.

+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nước.

+ Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá,...) phong phú hoặc điển hình cho vùng.

+ Có các loại có thể khai thác dưới dạng đặc sản phục vụ nhu cầu khách du lịch.

+ Có các loại có thể khai thác dưới dạng đặc sản phục vụ nhu cầu khách du lịch.

+ Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếng hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh được.

+ Đường sá (đường mòn thuận tiện cho việc đi lại quan sát, vui chơi của khách.

- Tiêu chí đối với du lịch săn bắn thể thao:

+ Quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng, quỹ gen; loài động vật hoạt động (ở dưới nước, mắt đất, trên cây) nhanh nhẹn, có địa hình tương đối dễ vận động, xa khu cư trú của dân cư. Ngoài ra, khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, bảo đảm tầm bay của đạn và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí