Một Số Hình Ảnh Minh Họa Về Văn Hóa Ẩm Thực


trường thành (Trung Quốc), Pháo đài Machu Picchu (Pêru), Tượng chúa cứu thế (Braxin), Đấu trường La Mã (Ý), Thành phố cổ Petra (Gioocdani), Đền Taj Mahal (Ấn Độ) và Thành phố cổ của người Maya ở Chichen Itza (Mêhicô).

Liên hợp quốc đã đưa ra Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên. Trên 100 nước, trong đó có Việt Nam tham gia ký công ước này và trên cơ sở đó đã thành lập Hội đồng Di sản Thế giới (WHO).

Các di sản ở các nước muốn được xếp hạng là Di sản thế giới phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn do WHO đưa ra. Hàng năm, WHO họp một lần vào tháng 12 để xét duyệt và công nhận di sản. Theo Công ước Di sản thế giới thì Di sản văn hóa thế giới là:

+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết nhiều đặc điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

+ Các quần thể công trình xây dựng: Các quần thể này hoặc tách biệt hay liên kết lại với nhau, có giá trị nổi bật toàn cầu về kiến trúc, về tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

+ Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.

Đối với di sản văn hóa thế giới có 6 tiêu chuẩn. Một di sản quốc gia được công nhận là di sản văn hóa thế giới phải đảm bảo đầy đủ 1 trong 6 tiêu chuẩn dưới đây:

(1) Là tác phẩm nghệ thuận độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người.

(2) Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời gian nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

(3) Chúng có xác thực cho một nèn văn minh đã biến mất.

(4) Cung cấp ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây ựng, hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.


(5) Cung cấp ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến đổi không cưỡng lại được.

(6) Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách lập cũng như về vị trí.

Đến hết tháng 8/2010, trên thế giới đã có 911 di sản, bao gồm 180 di sản thiên nhiên, 704 di sản văn hóa và 27 di sản hỗn hợp.

- Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật. Di tích lịch sử - văn hóa có khả năng to lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.

Các di tích loại này được gọi chung là di tích lịch sử - văn hóa vì chúng được tạo ra bởi con người trong quá trình lao động sáng tạo lâu dài. Văn hóa ở đây bao gồm cả văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những quy định về di tích lịch sử - văn hóa. Theo quy định trong Hiến chương Vơnidơ (Italia) năm 1964, khái niệm di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, hoặc của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử.

b.Lễ hội

Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào và bất cứ mùa nào đều có những lễ hội. “Lễ hội đã dệt nên tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khó, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng” (Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 12/1989).

Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với những bí ẩn vừa mơ, vừa thực. Lễ hội trở thành dịp con người hành


hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu di sản của quá khứ để lại cho ngày hôm nay, các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về hình thức lẫn nội dung. Lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa như hình với bóng và có sức hấp dẫn kỳ diệu.

Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, dù lớn hay nhỏ, dù dài hay ngắn với những nghi thức nghiêm trang, trọng thể. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc với yếu tố văn hóa linh thiêng, đầy giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.

Phần hội diễn ra những hoạt động tiêu biểu, điển hienhf cho tâm lý và văn hóa cộng đồng, chứa đựng những quan niệm của một dân tộc về thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công người xưa.

Khi đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần chú ý những đặc điểm sau đây:

- Thời gian của lễ hội: các lễ hội không phải diễn ra quanh năm, mà chỉ tập trung trong một thời gian ngắn. Nhìn chung, chúng thường diễn ra vào mùa xuân. Có lẽ thời điểm bắt đầu mỗi năm mới, con người có nhu cầu thông qua các lễ hội dân tộc để nạp thêm năng lượng sống nhằm tiếp tục tồn tại và phát triển. Không chỉ riêng gì đối với người Việt Nam có “tháng giêng là tháng ăn chơi”, người Nga có Maxlenisa, người Braxin có Cacnavan, người Lào có Bunpimay, người Campuchia có Chôn chơ nam thơ may (lễ hội té nước),…


- Quy mô của lễ hội: các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng, thậm chí có quy mô quốc tế. Ngược lại, có lễ hội diễn ra trên địa bàn rộng, thậm chí có quy mô quốc tế. Ngược lại, có lễ hội chỉ bó gọn trong một địa phương nhỏ hẹp. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và nhất là khả năng thu hút khách.

- Địa điểm diễn ra lễ hội: Các lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình tài nguyên du lịch nhân văn luôn sóng đôi và đan xen lẫn nhau. Lễ hội gắn với di tích và không tách rời di tích. Có thể nói, di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng cứng; còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến với đời thường.

c. Làng nghề thủ công truyền thống

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam.

Theo tác giả Bùi Văn Vượng trong cuốn “Làng nghề thủ công thủ công truyền thống Việt Nam”, làng nghề thủ công được định nghĩa: “Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời”.

Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Như vậy hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh độc lập.

Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các làng nghề truyền thống chính là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kỹ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật,…).

Sản phẩm của làng nghề truyền thống được làm ra bởi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những người thợ thủ công khéo léo. Những sản phẩm này luôn mang cả dấu ấn về tâm hồn và bản sắc dân tộc, lẫn dấu ấn về mỗi làng quê và hình ảnh đất nước. Từ đời này sang đời khác, các sản phẩm thủ công như tranh dân gian, sản phẩm làm bằng đồng, bằng


đá, bằng gỗ đã trở thành các mặt hàng lưu niệm có giá trị, yêu thích của nhiều khách du lịch quốc tế đến từ các nước phát triển, nơi mà các nghề thủ công truyền thống đã dần mai một.

Trên thế giới có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á. Chính làng nghề đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch và đem lại lợi nhuận cao cho cộng đồng địa phương.

Năm 1964, Hội đồng quốc tế về Nghề thủ công Thế giới (WCCI) đã được thành lập. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ. Tổ chức này có uy tín ngang với tổ chức UNESCO. Đại biểu của 50 quốc gia đã họp mặt lần đầu tại Hội nghị WCCI tại Đại học Columbia (Hoa Kỳ). Mục đích chính của WCCI là nâng cao vị thế của nghề thủ công như là một thành phần quan trọng của đời sống kinh tế, văn hóa. Hội nghị nhằm đẩy mạnh hỗ trợ các nhóm thợ thủ công trên khắp thế giới, khuyến khích, giúp đỡ và tư vấn cho họ.

d. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình trên địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Như tạp chí Người đưa tin UNESCO (4/5/2000) đã viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn những chân trời địa lý không còn những lục địa trinh bạch, không còn những đại dương chưa ai biết tới, không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu những điều sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là những thứ mà các dân tộc khác chẳng mấy biết đến…”. Ngày nay, khách du lịch bị cuốn hút bởi tiếng gọi của những con đường đến với con người. Họ thực sự mong muốn được gặp gỡ những người khác trong chuyến viễn du của mình để quan sát, đối thoại, để hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của các nền văn hóa và nuôi dưỡng lại các nền văn hóa ấy, đồng thời cũng là để không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình. Một chuyến đi qua sự đa dạng văn hóa của thế giới đã lấy phẩm cách con người năm châu bốn biển làm la bàn.


Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị du lịch là về các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc,…

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch. Người Tây Ban Nha ở vùng Địa Trung Hải với nền văn hóa Flamenco và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch nghỉ hè ở Châu Âu. Đất nước Pháp, Italia, Hy Lạp,… là những cái nôi của văn minh Châu Âu. Kho tàng văn hóa, sinh hoạt văn hóa đặc thù là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

Việt Nam với 54 dân tộc còn giữ gìn nguyên vẹn những phong tục tập quán, hoạt động văn hóa – văn nghệ đặc sắc. Chỉ riêng các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật chế biến tinh xảo đã là một trong những tiềm năng để phát triển du lịch.

Nước ta còn có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuyết phong thủy của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc tôn giáo có giá trị hấp dẫn khách du lịch…

e. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các đối tượng văn hóa cũng thu hút khách với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các viện khoa học và các các trường đại học, các thư viện nổi tiếng, các thành phố diễn ra triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh các cuộc thi đấu thể thao quốc tế; biểu diễn Balê; các cuộc thi hoa hậu,… Các đối tượng văn hóa thường tập trung ở các thủ đô và thành phố lớn trên thế giới

như London, Paris, Matxcơva, Rome,… Thành phố Can (Pháp) hàng năm tổ chức liên hoan phim quốc tế đã thu hút khá đông khách du lịch đến từ các nước. Xanhpêtecbua (LB Nga) nổi tiếng bởi nhiều tượng đài gắn với tên tuổi của vua Pie Đại đế, với Ecgiơmitat. Các đối tượng văn hóa – thể thao thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan, mà còn cả khách đi du lịch với mục đích khác, ở các lĩnh vực khác. Tất cả khách du lịch có trình độ văn hóa từ trung bình trở lên đều có thể thưởng thức được các giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến thăm. Do vậy tất cả các thành phố có nhiều đối tượng văn hóa hoặc tổ chức hoạt động văn hóa – thể thao đều được đông khách tới thăm và đã trở thành những trung tâm lớn về du lịch văn hóa.

f. Văn hóa ẩm thực


Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật. Chủ quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi. Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.”

Nếu như người nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức ăn thì đối với người Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật chất, còn chất lượng thực sự của bữa ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một cách trang trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh trên tường phù hợp, bộ khăn trải bàn mang từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ mắt…. Tất cả đều mang theo mình một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò mò thú vị cho khách. Với người Pháp, việc mời một người khách tới là “chịu trách nhiệm về hạnh phúc của họ trong một thời gian dưới mái nhà của mình”. Một bữa ăn truyền thống của người Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay vở kịch có 5 màn gồm: món nguội nhấm nháp, món nhẹ đầu bữa, món chính thường là thịt và cá, tiếp đến là pho mát và sau cùng là món tráng miệng. Theo triết lý của người Pháp: bữa ăn là duy nhất mà ta không cảm thấy tẻ nhạt ngay từ lúc đầu

Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sự nhất. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2 loại: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp.

Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực khác nhau của mỗi vùng, mỗi miền. Du khách có thể thưởng thức món phở với loại nước dùng bác học, chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức cơm vua ở cố đô Huế; Bò tái cầu mống ở Quảng Nam; Giang nam dã hạc (miền Nam)… Tất cả đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch.


Hình 1.4: Một số hình ảnh minh họa về văn hóa ẩm thực


2 2 3 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách  Điều kiện đảm bảo cho 12 2 3 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách  Điều kiện đảm bảo cho 2



2 2 3 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách  Điều kiện đảm bảo cho 32 2 3 Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách  Điều kiện đảm bảo cho 4

2.2.3. Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách

Điều kiện đảm bảo cho việc sẵn sàng đón tiếp khách tại các điểm đến:

- Hệ thống các đơn vị cunsg cấp dịch vụ du lịch cho khách (các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty vận chuyển, các cửa hàng bán lẻ…)

- Đội ngũ lao động du lịch làm việc chuyên nghiệp

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương và địa phương

- Hệ thống các thể chế quản lý Nhà nước về du lịch (Luật du lịch và các văn bản pháp quy dưới luật; các chính sách và cơ chế quản lý du lịch; quy hoạch phát triển du lịch…).

Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

- Điều kiện về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện…

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí