phố có thứ hạng cao tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
- Khách sạn nghỉ dưỡng
Khách sạn nghỉ dưỡng được xây dựng ở những khu du lịch nghỉ dưỡng dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như các khách sạn nghỉ biển, khách sạn nghỉ núi. Khách đến đây với mục đích nghỉ ngơi thư giãn là chủ yếu. Những khách sạn nghỉ dưỡng thường chịu sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu nên hoạt động theo thời vụ.
Khách sạn nghỉ dưỡng có thứ hạng cao ở nước ta thường tập trung ở các khu du lịch nghỉ biển như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng...
Hình 2.1: Khách sạn nghỉ dưỡng Rersort Vinpearlland
- Khách sạn ven đô
Khách sạn ven đô được xây dựng ở ven ngoại vi thành phố hoặc các trung tâm đô thị. Thị trường khách chính của các khách sạn này là khách đi nghỉ cuối tuần, đôi khi có cả khách công vụ có khả năng thanh toán trung bình hoặc thấp.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Nguồn Nước Khoáng Chủ Yếu Ở Việt Nam
- Một Số Hình Ảnh Minh Họa Về Văn Hóa Ẩm Thực
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 17
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 19
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
Ở Việt Nam, khách sạn ven đô chưa có thứ hạng cao và chưa phát triển vì hệ thống cơ sở hạ tầng đường sá còn chưa thật tốt, việc đi lại mất nhiều thời gian, môi trường ở các khu ngoại thành bụi bặm...
- Khách sạn ven đường
Khách sạn ven đường được xây dựng ở ven dọc các đường quốc lộ nhằm phục vụ các đối tượng khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sử dụng phương tiện vận chuyển là ô tô và mô tô.
- Khách sạn sân bay
Khách sạn sân bay được xây dựng ở gần các sân bay quốc tế lớn. Đối tượng khách của loại khách sạn này là những hành khách của hãng hàng không dừng chân quá cảnh tại các sân bay quốc tế do lịch trình bắt buộc hoặc vì bất kỳ một lý do đột xuất nào khác. Giá phòng của đa số các khách sạn sân bay trên thế giới nằm ngay trong giá trọn gói của hãng hàng không.
Hình 2: Khách sạn sân bay quốc tế Nội Bài
* Phân loại theo mức độ cung cấp dịch vụ
- Khách sạn sang trọng
Khách sạn sang trọng là khách sạn có thứ hạng cao nhất, tương ứng với khách sạn 5 sao ở Việt Nam. Là khách sạn quy mô lớn, được trang bị bởi những trang thiết bị tiện nghi đắt tiền, sang trọng, được trang hoàng đẹp. Cung cấp mức độ cao nhất về các dịch vụ bổ sung đặc biệt là các dịch vụ bổ sung tại phòng, dịch vụ giải trí ngoài trời, dịch vụ thẩm mỹ, phòng họp... Khách sạn này có diện tích của các khu vực sử dụng chung rất rộng, bãi đỗ lớn và bán sản phẩm của mình với mức giá bán cao nhất trong vùng.
- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ
Khách sạn dịch vụ đầy đủ là những khách sạn bán sản phẩm ra với mức giá cao thứ hai trong vùng. Khách sạn loại này tương ứng với khách sạn có thứ hạng 4 sao ở Việt Nam. Thị trường khách của khách sạn này là đoạn thị trường có khả năng thanh toán tương đối cao. Ngoài ra, các khách sạn cung cấp dịch vụ đầy đủ thường phải có bãi đỗ
rộng, cung cấp dịch vụ ăn uống tại phòng, có nhà hàng và cung cấp một số dịch vụ bổ sung ngoài trời một cách hạn chế.
- Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ
Loại khách sạn này đòi hỏi có quy mô trung bình và tương ứng với các khách sạn hạng 3 sao ở Việt Nam, là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ở mức giá cao thứ ba và nhằm vào đối tượng khách có khả năng thanh toán trung bình trên thị trường. Những khách sạn loại này thường chỉ cung cấp một số lượng rất hạn chế về dịch vụ, trong đó những dịch vụ bắt buộc phải có ở đây là: dịch vụ ăn uống, một số dịch vụ bổ sung như dịch vụ giặt là, dịch vụ cung cấp thông tin và một số dịch vụ bổ sung khác, không nhất thiết phải có phòng họp và các dịch vụ giải trí ngoài trời.
- Khách sạn thứ hạng thấp
Loại khách sạn bình dân là những khách sạn có quy mô nhỏ, thứ hạng thấp (1-2 sao), có mức giá buồng bán ra ở mức độ thấp (dưới trung bình) trên thị trường. Những khách sạn này không nhất thiết phải có dịch vụ ăn uống, nhưng phải có một số dịch vụ bổ sung đơn giản đi kèm với dịch vụ lưu trú chính như dịch vụ đánh thức khách vào buổi sáng, dịch vụ giặt là, dịch vụ cung cấp thông tin.
*Phân loại theo mức giá bán sản phẩm lưu trú
Phân loại này chỉ được áp dụng riêng cho từng quốc gia vì nó phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở mỗi nước. Để phân loại các doanh nghiệp khách sạn theo tiêu chí này, các chuyên gia phải khảo sát tất cả các khách sạn trong nước, nghiên cứu và ghi lại các mức giá công bố bán buồng trung bình của chung rồi tạo nên một thước đo, trong đó: giới hạn trên của thước đo là mức giá cao nhất của các khách sạn, còn giới hạn dưới của nó là mức giá buồng thấp nhất của các khách sạn trong quốc gia đó. Người ta chia thước đo ra làm 100 phần bằng nhau với đơn vị tính bằng tiền rồi đánh dấu các mức giá bán buồng của lần lượt các doanh nghiệp khách sạn khác nhau trên thước đo. Người ta phân chia các khách sạn theo tiêu chí này ra 5 loại: khách sạn có mức giá cao nhất, khách sạn có mức giá cao, khách sạn có mức giá trung bình, khách sạn có mức giá thấp.
- Khách sạn có mức giá cao nhất
Là những khách sạn có mức giá bán sản phẩm lưu trú ra ngoài thị trường nằm trong khoảng từ nấc thứ 85 trở lên trên thước đo. Như vậy, hai tiêu chí phân loại khách sạn theo mức cung cấp dịch vụ và theo mức giá luôn phải được xem xét đồng thời với nhau.
- Khách sạn có mức giá cao
Là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá tương đối cao, nằm trong khoảng từ phần thứ 70 – 85 trên thước đo.
+ Khách sạn có mức giá trung bình
Là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá trung bình, nằm trong khoảng từ 40 – 70 trên thước đo.
- Khách sạn có mức giá bình dân
Khách sạn loại này bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá tương đối thấp, nằm trong khoảng từ phần thứ 20 – 40 trên thước đo.
- Khách sạn có mức giá thấp nhất
Là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá thấp nhất, nằm trong khoảng từ phần thứ 20 trở xuống trên thước đo.
*Phân loại theo quy mô của khách sạn
Dựa vào số lượng buồng ngủ theo thiết kế của các khách sạn mà người ta phân khách sạn ra thành các loại sau đây:
- Khách sạn quy mô lớn
Là những khách sạn có thứ hạng 5 sao nên hiện nay chúng tương ứng với số lượng buồng thiết kế là từ 200 trở lên.
- Khách sạn quy mô trung bình
Là những khách sạn có từ 50 buồng thiết kế trở lên đến cận 200 buồng.
- Khách sạn quy mô nhỏ
Các khách sạn quy mô nhỏ nằm ở giới hạn dưới của bảng phân loại theo tiêu chí
trên.
* Phân loại theo hình thức sử hữu và quản lý
- Khách sạn tư nhân
Khách sạn tư nhân là những khách sạn có một chủ đầu tư là một cá nhân hay một công ty trách nhiệm hữu hạn. Chủ đầu tư tự điều hành quản lý kinh doanh khách sạn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn.
- Khách sạn nhà nước
Khách sạn nhà nước là những khách sạn có vốn đầu tư ban đầu là của nhà nước, do một tổ chức hay công ty quốc doanh chịu trách nhiệm điều hành quản lý và trong quá trình kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn. Theo tinh thần của nghị quyết Trung ương III của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX thì trong tương lai không xa, loại hình doanh nghiệp khách sạn này sẽ dần dần phải được chuyển sang thành loại hình doanh nghiệp hoặc chỉ có một chủ đầu tư, hoặc có nhiều đầu tư, trong đó nhà nước có thể sẽ là một cổ đông.
- Khách sạn liên doanh
Khách sạn liên doanh là những khách sạn do hai hoặc nhiều chủ đầu tư bỏ tiền ra xây dựng khách sạn mua sắm trang thiết bị. Về mặt quản lý có thể do hai hoặc nhiều đối tác tham gia điều hành quản lý khách sạn. Kết quả kinh doanh được phân chia thành tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh liên kết.
Trên thực tế, có nhiều loại khách sạn liên doanh liên kết: liên kết sở hữu, liên kết quản lý, liên kết hỗn hợp.
+ Liên kết về sở hữu gọi là các khách sạn cổ phần. Đó là các khách sạn do hai hay nhiều cá nhân hoặc hai hay nhiều tổ chức đầu tư xây dựng. Kết quả kinh doanh cuối cùng được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư hoặc của các cổ đông.
+ Khách sạn liên kết đặc quyền
Khách sạn liên kết đặc quyền là khách sạn tư nhân hoặc khách sạn cổ phần về sở hữu. Phía chủ đầu tư khách sạn (gọi là bên mua) phải tự điều hành quản lý khách sạn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn. Bên mua thực hiện việc mua lại của một tập đoàn khách sạn (gọi là bên bán) quyền độc quyền sử dụng thương hiệu về một loại hình kinh doanh khách sạn của tập đoàn tại một địa phương nhất định trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở của một bản hợp đồng có ghi rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên đối tác tham gia. Thực chất của loại hình liên doanh
này là bên mua đã mua lại của bên bán bí quyết điều hành quản lý và được hưởng một số đặc quyền trong kinh doanh do các tập đoàn khách sạn cung cấp.
+ Khách sạn hợp đồng quản lý
Là khách sạn tư nhân hoặc khách sạn cổ phần về sở hữu. Khách sạn được điều hành quản lý bởi một nhóm các nhà quản lý do chủ đầu tư thuê của một tập đoàn khách sạn trên cơ sở của một hợp đồng gọi là hợp đồng quản lý.
- Khách sạn liên kết hỗn hợp: là khách sạn liên kết hợp các hình thức trên.
2.2. Xếp hạng khách sạn
2.2.1 Ý nghĩa của việc xếp hạng khách sạn
Tất cả các quốc gia phát triển du lịch trên thế giới đều cần thiết phải tiến hành xếp hạng khách sạn. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn là những yêu cầu, những điều kiện cần thiết mà các cơ sở khách sạn phải đảm bảo. Từ xa xưa, người ta đã nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn xếp hạng các cơ sở lưu trú. Ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại và đế chế La Mã, việc phân định các cơ sở nghỉ ngơi theo hạng thành loại tương xứng với trung ương và địa phương kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ dịch vụ phục vụ khách của các cơ sở này.
Ý nghĩa quan trọng của tiêu chuẩn xếp khách sạn xuất phát từ những điểm sau đây:
- Tiêu chuẩn này được dùng làm cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn định mức cụ thể khác như: tiêu chuẩn xây dựng thiết kế khách sạn, tiêu chuẩn trang thiết bị tiện nghi trong từng bộ phận của khách sạn, tiêu chuẩn vệ sinh...
- Tiêu chuẩn này cùng với hệ thống tiêu chuẩn cụ thể sẽ là cơ sở để xác định hệ thống giá cả dịch vụ trong từng loại, hạng khách sạn.
- Làm cơ sở để tiến hành xếp hạng khách sạn hiện có, quản lý và kiểm ta thường xuyên các khách sạn này đảm bảo thực hiện các điều kiện, yêu cầu đã quy định trong tiêu chuẩn đặt ra.
- Thông qua tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn để chủ đầu tư xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, cấp vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn mới, cải tạo hoặc nâng cấp các khách sạn hiện có...
- Thông qua tiêu chuẩn này, khách hàng của các khách sạn có thể biết khả năng, mức độ phục vụ của từng hạng khách sạn, giúp khách lựa chọn nơi ăn nghỉ theo thị hiếu và khả năng thanh toán của mình. Nói cách khách là sẽ bảo đảm quyền lợi cho khách.
2.2.2 Các tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
- Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn trên thế giới
Ở các nước, do có sự khác nhau về truyền thống, tập quán, đặc điểm trong hoạt động kinh doanh khách sạn, nên tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn cũng không giống nhau.
Trước hết nói về các cơ sở để tiến hành xếp hạng khách sạn phần lớn ở các nước, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn thường dựa trên 4 yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Yêu cầu về kiến trúc khách sạn
2. Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ trong khách sạn.
3. Yêu cầu về cán bộ công nhân viên phục vụ trong khách sạn.
4. Yêu cầu về các dịch vụ và các mặt hàng phục vụ khách tại khách sạn.
Ngoài ra, để phù hợp với điều kiện và đặc điểm trong kinh doanh khách sạn của mỗi nước, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của từng nước còn đưa thêm hoặc chú trọng hơn đến các yêu cầu cơ bản, cụ thể khác nhau như ở Pháp chú trọng nhiều đến yêu cầu chất lượng dịch vụ ăn uống. Ở Tây Ban Nha, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn chú trọng chủ yếu vào chất lượng trang thiết bị và các dịch vụ, tiện nghi phương tiện phục vụ, các dịch vụ bổ sung trong khách sạn...
- Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ở Việt Nam
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch Việt Nam phải đồng thời đáp ứng 2 đặc điểm sau đây:
+ Đảm bảo tiêu chuẩn tương xứng với tiêu chuẩn khách sạn quốc tế. Khách sạn du lịch Việt Nam phải đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu thói quen, đặc điểm tâm lý của khách du lịch quốc tế, đối tượng chính để thu ngoại tệ.
+ Mang tính thực tiễn vì tiêu chuẩn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, thiên nhiên, xã hội và đặc điểm kinh doanh khách sạn ở Việt Nam.
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn tối thiểu của đề án xếp hạng khách sạn tại phân vùng Châu Á – Thái Bình Dương
(PATA) của Tổ chức du lịch thế giới kết hợp tham khảo nhiều chỉ thị, thể lệ, quy định xếp hạng khách sạn của một số nước có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng khách sạn du lịch Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
Phân loại khách sạn du lịch thành 3 loại:
- Khách sạn trung tâm du lịch
- Khách sạn ở điểm du lịch
- Khách sạn ở điểm nghỉ
Về xếp hạng, khách sạn du lịch được xếp theo 5 hạng: từ 1 sao đến 5 sao. Yêu cầu xếp hạng có 5 nhóm yêu cầu:
1. Yêu cầu về vị trí, kiến trúc gồm 7 điều quy định lớn.
2. Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ gồm 7 điều quy định lớn.
3. Yêu cầu về các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ: gồm 3 điều quy định lớn.
4. Yêu cầu về nhân viên phục vụ gồm 2 điều quy định lớn.
5. Yêu cầu về vệ sinh gồm 2 điều quy định lớn.
Như vậy, ngoài 4 nhóm yêu cầu cơ bản đầu tiên thường được nhiều nước áp dụng, Việt Nam đã chọn thêm một nhóm yêu cầu thứ năm là: yêu cầu về vệ sinh của khách sạn.
Trong đề án xếp hạng khách sạn của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) phân vùng Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) có đề cấp rất cụ thể và chú trọng nhiều tới yêu cầu vệ sinh trong khách sạn. Cụ thể là yêu cầu bảo quản khách sạn, vệ sinh chống côn trùng, vệ sinh nước rửa, nước uống, bảo vệ sức khỏe cho khách và cán bộ công nhân viên phục vụ, hệ thống vệ sinh riêng cho cán bộ công nhân viên phục vụ. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới và là thành viên của tổ chức du lịch thế giới thuộc tiểu vùng châu Á – Thái Bình Dương, vì vậy vấn đề vệ sinh phòng dịch, bảo vệ sức khỏe cho khách phải được đặt ra trong tiêu chuẩn.
Ngoài 2 phần chính nói trên, trong tiêu chuẩn còn kèm theo 3 biểu phụ lục về trang thiết bị nội thất buồng khách sạn, trang thiết bị nội thất phòng vệ sinh khách sạn, chất lượng trang thiết bị của từng khách sạn.
3. Cơ cấu tổ chức trong 1 khách sạn