thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch, đây là yếu tố quyết định nguồn khách của khách sạn. Ngoài ra, khả năng tiếp nhận tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định quy mô và thứ hạng của khách sạn. Rò ràng, trong kinh doanh khách sạn, tài nguyên du lịch đóng một vài trò then chốt, xác lập số lượng và đối tượng khách đến khách sạn đồng thời nó cũng quyết định đến quy mô, thứ hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất cao cấp của các sản phẩm khách sạn, đòi hỏi các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải cao cấp tương ứng. Sự sang trọng của các trang thiết bị lắp đặt bên trong khách sạn chính là một trong những nguyên nhân chính đẩy chi phí đầu tư khách sạn lên cao.
Việc sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chất lượng sản phẩm của khách sạn được đo bằng cảm nhận của khách hàng, do vậy, các hiểu biết về văn hoá ứng xử, tâm lý hành vi… phải được đặc biệt chú trọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho khách sạn.
Ngoài ra, do các khâu trong quá trình cung ứng các sản phẩm của khách sạn đều phải được thực hiện bằng chính bàn tay của con người, khó có thể thực hiện cơ khí hoá, nên lực lượng lao động trực tiếp trong kinh doanh khách sạn thường là rất lớn. Đây là một đặc điểm nổi bật về nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn.
– Tính quy luật trong kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, quy luật về tâm lý của con người.
+Tác động của các quy luật, đặc biệt là các quy luật tự nhiên như thời tiết, khí hậu… của một khu vực có tác động đáng kể đến khả năng khai thác
các tài nguyên du lịch trong vùng và hình thành nên tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch.
+ Tác động của các quy luật kinh tế xã hội, văn hoá, thói quen từ những địa phương khác nhau hình thành nên tính đa dạng và khác biệt về nhu cầu của những đối tượng khách hàng – đây là cơ sở để các khách sạn đa dạng hoá sản phẩm và đối tượng phục vụ của mình [16].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 1
- Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản - 2
- Khái Quát Hoạt Động Du Lịch Và Kinh Doanh Khách Sạn Tại Việt Nam
- Phương Pháp Thu Thập Số Liệu,thông Tin
- Giới Thiệu Khái Quát Về Ngành Du Lịch, Khách Sạn Tại Nhật Bản
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Việc nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến kết quả kinh doanh sẽ giúp các khách sạn chủ động đề ra những giải pháp và phương án kinh doanh hiệu quả.
2.4.Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn trên thế giới
Hiện nay, trên Thế Giới đã đang và sẽ bùng nổ dòng Du lịch từ Tây sang Đông, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuông Nam và ngợc lại. Trong tơng lai ăt hẳn còn có Du lịch vươn lên vũ trụ. Trên bề mặt hành tinh chúng ta bằng những con đờng khác nhau, những phương thức khác nhau, những cấp độ khác nhau và những mục tiêu khác nhau suốt ngày đêm dòng khách Du lịch có mặt trên phạm vi toàn cầu. Nguồn thu nhập từ Du lịch đạt đến con số kỷ lục, cao nhất trong các nghành kinh tế khác. Theo đánh giá của Hội đồng Du lịch
Thế Giới (World Travel and TouRism Council) thì hiện nay Du lịch là môt nghành Công nghiệp lớn nhất trên hành tinh. Nguồn thu từ Du lịch của cả TG năm 1993 lên tới 35 tỉ USD bằng 6 % tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của toàn cầu. Lực lợng lao động trong nghành Du lịch lên tới 127 triệu người, nghĩa là trên Thế Giới cừ 15 lao động thì có một người làm Du lịch. Theo đánh giá của tổ chức Du lịch Thế Giới thì Du lịch đã trở thành một hiện tợng quan trọngnhất của đời sống hiện đại. Lượng khách Du lịch Quốc Tế tăng rất nhanh, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 7 %- đó là tốc độ tăng cao nhất so với các nghành kinh tế khác.
Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh
doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác ".
Du lịch có thể là nội địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc quốc tế và du lịch quốc tế có cả ý nghĩa đến và đi đối với cán cân thanh toán của một quốc gia.
Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...).
Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn, cũng rất phổ biến.
Các khu vực phát triển du lịch
Hoa Kỳ
Du lịch phát triển mạnh về nhiều mặt đặc biệt là tắm biển. Ví dụ: Bờ biển Florida, quần đảo Hawaii, bờ biển California. Du lịch trượt tuyết, leo núi và thác nước như Colorado, ven dãy núi Coocdie... Du lịch trên thuyền lớn cũng khá phát triển. Khách du lịch về đây từ khắp nơi trên thế giới khá đông.
Du lịch châu Âu
Châu Âu là nơi có nhiều kì quan thế giới và những cảnh đẹp như Tháp Eiffel ở Paris, Đồng hồ Big Ben ở London, Đấu trường Colosseum ở Roma,
tháp nghiêng Pisa ở Italia, Kraków ở Ba Lan... tạo điều kiện cho du lịch tham quan cảnh vật trở nên phát triển. Dãy núi Anpo là góp phần cho du lịch trượt tuyết, leo núi, trượt tuyết của một số vùng phát triển với phong cảnh núi non hùng vĩ.
Một số điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới
Đảo Bali, Indonesia
Bali là hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất Indonesia. Đảo được mệnh danh là đảo thiên đường với rất nhiều thắng cảnh, đền, đài và các bãi biển đẹp thơ mộng. Ngoài ra, ở Bali còn có nền văn hóa, nghệ thuật lâu đời rất đặc sắc của người dân bản địa. Nếu có dịp đến Bali, bạn nên ghé thăm các đền, chùa, tham gia các hoạt động lặn biển, chèo thuyền vượt thác, leo núi lửa,…Hoặc đi thăm khu rừng khỉ Monkey Forest, ruộng lúa bậng thang,…rất thú vị.
Thủ đô London, Anh
London nổi tiếng với cung điện Bukingham, chợ Camden, và các đồ trang sức được làm bằng ngọc trai quý hiếm. Ở London có sự giao thoa, kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang, ẩm thực và vị bia truyền thống bản địa (gọi là ale).
Thủ đô Paris, Pháp
Paris còn được biết đến như thủ đô hoa lệ, kinh đô ánh sáng với rất nhiều địa điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn. Biểu tượng của thủ đô Paris nước Pháp là tháp Eiffel và Khải hoàn môn (Arc de Triomphe). Ngoài ra bạn cũng có thể ghé thăm bảo tàng nghệ thuật, lịch sử Louvre và nhà thờ Đức bà Paris nổi tiếng (Notre Dame). Nếu là tín đồ ăn uống, bạn có thể ghé thăm chợ Marché Biologique Raspail và mua sắm tại chợ Marché aux Puces de Montreuil.
Đảo quốc Jamaica
Jamaica là 1 quốc đảo thuộc vùng biển Caribbean ở khu vực Trung Mỹ. Jamaica đặc biệt nổi tiếng với những bãi biển dài, cát trắng mịn, cùng với
những dãy núi hùng vĩ trải dài tít tắp. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất ở Jamaica là Kingston. Đây cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của đất nước.
Thành phố Dubai, United Arab Emirates
Dubai thuộc các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Thành phố này được biết đến như 1 điểm đến du lịch xa hoa và đẳng cấp nhất thế giới. Ở Dubai có sự kết hợp giữa nền văn hóa hiện đại với bề dày lịch sử phong phú.
Nếu có dịp đến Dubai, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm thành phố từ trên đỉnh tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa. Tham quan đảo nhân tạo hình lá cọ Palm Jumeirah. Hoặc ghé thăm Bastkia Quarter nằm giữa Dubai Creek và Bur Dubai để tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Dubai. Chiêm ngưỡng thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed được mạ vàng ròng hoặc khách sạn 7 sao đắt nhất thế giới – Emirates Palace.
Ngành công nghiệp Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hiện đang là một trong những lĩnh vực đóng góp nguồn thu khổng lồ cho GDP toàn cầu. Theo Tổ chức Du lịch và Lữ hành Thế giới, chỉ tính riêng du lịch đã tạo ra tổng cộng gần 284 triệu việc làm, nằm trong top 11 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất thế giới. Vì vậy, hiện đang có khá nhiều học sinh,sinh viên lựa chọn Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn làm mục tiêu phấn đấu lâu dài cho sự nghiệp. Trước khi lựa chọn theo đuổi chuyên ngành này, bạn nên hiểu rò về ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn bắt đầu từ những đặc điểm cơ bản.
Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có quy mô rộng lớn hơn nhiều so với hầu hết các ngành công nghiệp khác. Phần lớn các lĩnh vực khác chỉ bao gồm 1 số ít loại doanh nghiệp, nhưng ngành công nghiệp không khói lại đóng góp, có mặt ở bất kì tổ chức nào. Ta thường hay thấy Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn gắn liền với sự hài lòng và đáp ứng được nhu cầu giải trí cấp cao của khách hàng, dễ dàng nhận biết qua một số khía cạnh rò nét và đặc trưng như:
Định nghĩa tổng quan:
Một trong những định nghĩa chính xác nhất về Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn là ngành công nghiệp đặt sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm vận hành. Điều này được áp dụng vào hầu hết các doanh nghiệp, thiết lập guồng máy công việc dựa vào niềm hạnh phúc, sự hài lòng của khách hàng khi tiếp nhận dịch vụ. Với đặc thù sản phẩm là dịch vụ cấp cao, ngành đặt ra những tiêu chí hoạt động không chỉ dừng lại ở thức ăn, đồ uống mà là sự tận hưởng đỉnh cao về tất cả giác quan. Vì vậy, chỉ khi khách hàng cảm thấy thực sự hài lòng thì doanh nghiệp đó mới gặt hái được thành công. Bên cạnh đó, do gắn liền với các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí của thế giới nên ngành dễ dàng chịu ảnh hưởng từ những sự biến động về chính trị, kinh tế, xã hội.
Phạm trù công tác đa dạng:
Hầu hết mọi người nghĩ rằng “khách sạn” là từ chỉ chung cho Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, nhưng thực ra đây chỉ là một lĩnh vực của ngành công nghiệp này. Những hình thức giao thông như hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ…và công việc phục vụ du khách, nhà hàng, công ty du lịch, sự kiện, nghỉ dưỡng… cũng là một phần của thế giới kinh doanh này. Tuy vậy, bạn cũng phải thực sự phân biệt loại hình kinh doanh nào mới thuộc về ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn. Ví dụ, một cửa hàng thức ăn nhanh sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng về sự nhanh chóng và tiện lợi, nhưng chỉ có một nhà hàng cung cấp những món ăn tiêu chuẩn và dịch vụ cấp cao mới được xếp vào trong ngành công nghiệp không khói.
Cấp độ dịch vụ:
Bất kể các doanh nghiệp nào trong ngành này đều phải cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng, bởi vì họ tìm đến doanh nghiệp để có thể thư giãn, giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống hiện tại. Vì vậy, nếu như ta gây ấn tượng xấu với khách hàng, họ sẽ không bao giờ quay lại . Để gây dựng được tên tuổi trong ngành này thì lòng trung thành thương hiệu là điều vô
cùng quan trọng, vì vậy hãy luôn cố gắng hết sức để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.Ngành công nghiệp không khói hoạt động dựa trên sự hài lòng của khách hàng
Một số loại hình du lịch mới trên thế giới
Xã hội loài người ngày càng phát triển, cùng với đó nhu cầu du lịch của con người cũng phát triển theo, đòi hỏi không chỉ có các loại hình du lịch truyền thống mà còn có cả các loại hình du lịch hiện đại. Những năm gần đây, ngành du lịch thế giới chứng kiến nhiều xu hướng, loại hình du lịch mới ra đời từ những ý tưởng vô cùng sáng tạo và độc đáo, đó là một biểu hiện cho một ngành kinh tế đang phát triển năng động bậc nhất.
Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch phong phú, tuy nhiên ngành du lịch vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng do các loại hình du lịch còn đơn giản, cũ kỹ. Theo các chuyên gia về du lịch, để du lịch Việt Nam phát triển cần thúc đẩy các loại hình du lịch mới để khai thác các tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ, đồng thời cũng là để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và khai thác thêm những phân khúc thị trường mới, nhiều tiềm năng.
Người viết bài này không có tham vọng giới thiệu hết sự đa dạng, phong phú và sáng tạo mà những người làm du lịch chuyên nghiệp trên thế giới đang thực hiện. Bài tóm tắt dưới đây chỉ muốn giới thiệu đến quý độc giả một số sản phẩm và xu hướng du lịch đang nổi lên trong những năm gần đây và được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới.
Du lịch hồi giáo (Halal Tourism)
“Halal tourism” là một thuật ngữ du lịch mới, bao gồm tất cả các hoạt động du lịch Hồi giáo. Loại hình du lịch này có thể được định nghĩa là tuân theo những quy định hoặc sự cấm đoán của đạo Hồi như: không rượu, không thịt lợn và khu bể bơi của nam và nữ tách riêng,…
Dân số Hồi giáo đang tăng nhanh và sẽ tăng từ 1,6 tỷ năm 2010 lên 2,2 tỷ vào năm 2030. Du lịch hồi giáo được dự đoán tăng đến 50% vào năm 2020. (Ảnh: Internet)
Có quy mô thị trường lớn và đang phát triển rất nhanh. Năm 2013, quy mô thị trường là 140 tỷ USD, theo dự báo đến năm 2019 quy mô của thị trường này khoảng 289 tỷ USD (nguồn: WIER). Thái Lan là nước đã nhanh chóng thích ứng với xu hướng mới này, họ cho xây dựng những khách sạn, nhà hàng, khu du lịch riêng để đón khách hồi giáo và thu hút được một lượng khách rất lớn.Chi tiêu cho du lịch hồi giáo (Halal Tourism)
Du lịch thanh niên (Youth Tourism)
Youth tourism được định nghĩa là một thị trường nhánh trong du lịch, nó mô tả một chuyến du lịch độc lập dưới một năm bởi những người ở độ tuổi 15-30. Không giống như các kỳ nghỉ điển hình, du lịch thanh thiếu niên được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm cả những mong muốn để trải nghiệm các nền văn hóa khác, xây dựng kinh nghiệm cuộc sống độc đáo, và được hưởng lợi từ các cơ hội học tập chính thức và không chính thức từ các nước khác, bao gồm giáo dục hoặc làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, du lịch thanh thiếu niên còn được biết đến như là một sự kết hợp của thanh niên, sinh viên và các thị trường du lịch giáo dục và học tập. Đây là một thị trường rất lớn, chiếm hơn 20% của tổng lượng du khách quốc tế trong năm 2014 (tương đương với 227 triệu lượt khách và 250 tỷ USD)
Du lịch đến những thắng cảnh có nguy cơ biến mất (Last Chance Tourism)
Loại hình du lịch này được biết đến như là những mong muốn của du khách đến để chiêm ngưỡng các thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhất trên thế giới nhưng đang bị đe dọa nhất, có nguy cơ biến mất hay các loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trước khi chúng hoàn toàn biến mất. Một số điểm đến trên thế giới rất nổi tiếng với loại hình du lịch này như: Rạn san hô