Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14


biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển, "Né" có nghĩa là để né tránh.

Biển Mũi Né thơ mộng với cát vàng, biển xanh, những đụn cát chập chùng, hải sản tươi ngon giá rẻ, các môn thể thao biển. Ngoài ra, nhắc đến Mũi Né, người ta còn nhắc đến các địa danh như Báu Trắng, Hòn Rơm....

8. Biển Vũng Tàu

Những cung đường biển tuyệt đẹp, những bãi biển thơ mộng, ngọn Hải đăng cổ nổi tiếng, tượng Chúa Giê - su giang tay lớn nhất thế giới, hải sản tươi ngon, những món ăn ngon miệng... là những gì du khách không thể bỏ qua khi đến với Vũng Tàu.

Bên cạnh những địa danh nổi tiếng trên, gần đây, thành phố biển còn khai thác một loạt công trình, địa danh mới, nổi bật là thăm nhà lớn Long Sơn, thưởng thức hải sản ở nhà nổi gần đó, khu du lịch Hồ Mây cùng hàng loạt bãi biển hoang sơ mới như bãi Chí Linh, bãi Hồ Tràm, bãi Hồ Cốc…

9. Biển Mũi Nai

Mũi Nai tức Lộc Trĩ là một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua thi phẩm “Lộc Trĩ thôn cư”.

Bãi tắm Mũi Nai không rộng, sóng nhẹ cát có màu nâu sậm. Khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn, rất tốt cho da của bạn.

Xung quanh bãi biển là làng chài lẩn khuất trong màu xanh của núi rừng, của vườn cây ăn trái. Bên cạnh Mũi Nai là đỉnh Tà Pao quanh năm xanh mát cùng hành trình trượt máng lên/xuống đỉnh thú vị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

10. Biển Ba Động

Biển Ba Động thuộc địa phận xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 55km.

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14

Biển Ba Động hoang sơ với những đụn cát nhấp nhô, hàng phi lao xanh vút, bãi cát phẳng lì, vỏ ốc nhiều màu sắc. Đến Ba Động, ngoài việc tha hồ vùng vẫy trong làn nước mát, hít căng lồng ngực những làn gió biển thoảng vị ngọt trái cây…

Du khách du khách còn có thể tham gia những chuyến du khảo tìm hiểu khu di tích


Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu (đường Hồ Chí Minh trên biển), tham quan những dãy rừng ngập mặn, thưởng thức nhiều loại sản vật tươi sống đã trở thành đặc sản của vùng quê ven biển như: dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn chà là, cá kèo kho gợt, chù ụ rang me, nước mắm Rươi…

(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

b. Khí hậu

Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du lịch quan trọng. Các điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau:

- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người

Tài nguyên khí hậu được xác định, trước hết là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác như áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khỏe con người, tạo cho con người các điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất.

Trong thực tế, những người sống ở những thời điểm mà điều kiện khí hậu không phù hợp thường đi du lịch đến những nơi có điều kiện khí hậu thích hợp hơn. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió không thích hợp với sự phát triển du lịch cũng như đối với sức khỏe của du khách.

Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với cuộc sống con người. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu nhất đối với con người ở Việt Nam là nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15 – 23oC và độ ẩm tuyệt đối từ 14 – 21mb. Các điều kiện đó ứng với khu vực Đà Lạt, nơi quanh năm có nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng dao động trong khoảng 16,4oC – 19,7oC và độ ẩm tuyệt đối từ 13,8 – 19,5mb. Ở Sa Pa, có tới 7 tháng điều kiện khí hậu dễ chịu, từ tháng 4 – tháng 10, ứng với nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15,6 – 19,8o và độ ẩm tuyệt đối từ 15,7mb – 20,3mb. Điều đó lý giải vì sao hai nơi này được lựa chọn và xây dựng để trở thành các điểm du lịch nghỉ ngơi nổi tiếng ở nước ta.

Minh họa 1.5 : Tam Đảo – một góc trời Paris nơi nhiệt đới


Khu du lịch Tam Đảo thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nộ 86 km. Khí hậu ở đây rất độc đáo, có cả bốn mùa trong ngày, khung cảnh thơ mộng, hùng vĩ. Tam Đảo được ví như “Đà Lạt xứ Bắc”. Mùa du lịch đẹp nhất trong năm là vào mùa hè.

Thiên nhiên và dấu ấn thời gian đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Hè về, Tam Đảo vào mùa du lịch đẹp nhất trong năm.

Tam Đảo là một dãy núi dài khoảng 80 km theo hướng tây bắc – đông nam, rộng từ 10 – 15 km, là khu vực nghỉ mát ở núi lý tưởng của miền Bắc. Khu du lịch Tam Đảo có diện tích 253 ha nằm trên độ cao 900m so với mặt nước biển. Từ thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, sau 1 giờ xe chạy là lên tới Tam Đảo. Thêm 20 km đường dốc, lượn qua các sườn núi thông mọc thẳng tắp nhìn lên cao vút, mờ mờ ẩn hiện Tam Đảo trong sương.

Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hòn đảo: đỉnh giữa có tên là Thạch Bàn cao 1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Thị (chợ trời) cao 1.375m, trên có tháp truyền hình cao 93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m.

Thị trấn Tam Đảo rộng hơn 300 ha, nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của dãy Tam Đảo, đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc. Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của đông. Thị trấn bé xíu, xinh xắn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho nhỏ, một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa.

Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã “tấn công” lên Tam Đảo, xây dựng nơi đây thành khu nghỉ mát với 200 biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân chơi thể thao, bể bơi, sàn nhảy.

Đường lên núi Tam Đảo tuy hơi vất vả nhưng rất đẹp. Hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loại hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm rất lạ, màu rực rỡ… với nhiều loài bướm bay theo hàng đàn như các sứ giả Tam Đảo đón khách lên chơi. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây,…


Từ trung tâm thị trấn, rẽ bên phải theo một con đường mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 30m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa,… Nếu thích mạo hiểm, hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to phủ đầy phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Đảo 2, nơi mà vào thời Pháp thuộc những điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang, mang vẻ đẹp hoang dã, cô niêu.

(Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng

Các điều kiện khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí còn được coi như một liệu pháp quan trọng. Một số bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô hấp rất cần thiết được điều trị có sự kết hợp giữa các biện pháp y học với các điều kiện tự nhiên. Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng ôxy và độ trong lành của không khí tỏ ra rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dưỡng, có tác dụng nhanh chóng làm lành bệnh và phục hồi sức khỏe của con người. Phần lớn các nhà an dưỡng, nhà nghỉ đã được xây dựng ở các điểm du lịch ven hồ nước, ven biển và ở các vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp.

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí

Các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khí cầu, thả diều, thuyền buồm, lặn... rất cần thiết có điều kiện thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù.

- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, số ngày có thời tiết tốt, nắng dáo, không có mưa hoặc không có diễn biến thời tiết phức tạp được xem như nguồn tài nguyên khí hậu có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch. Thông thường, các thời kỳ có điều kiện khí hậu thuận lợi đối với sức khỏe con người và điều kiện triển khai các hoạt động du lịch là một yếu tố quan trọng để thu hút khách, tạo nên tính chất mùa vụ trong


hoạt động du lịch. Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo vĩ tuyến, theo mùa và độ cao ảnh hưởng đến tổ chức du lịch. Điều đó được cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa của khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu.

Trong hoạt động du lịch, cần phải chú ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão trên các vùng biển và duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ lụt trong mùa mưa ở Việt Nam. Những hiện tượng này sẽ gây bất lợi cho chuyến hành trình và du khách.

- Khí hậu góp phần tạo ra các mùa du lịch

+ Mùa du lịch cả năm: thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối nước khoáng, du lịch trên núi...

+ Mùa đông: sự kéo dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác.

+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất, vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng – đồi. Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng.

c. Thủy văn

Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và nước biển, đại dương. Nước trên lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm). Có giá trị đối với du lịch là nước trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sông nước, du lịch hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển,...).

Nước rất cần thiết cho đời sống và cho các nhu cầu khác của xã hội. Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào. Các tổ hợp du lịch ở vùng khô cạn và nửa khô cạn, cũng như ở các vùng thuộc các đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới thì nhu cầu cung cấp nước là rất lớn.

Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách được đánh giá thông qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nước của cả 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm. Vị trí của nguồn nước thể hiện ở khoảng cách từ nguồn nước đến địa bàn hoạt động du lịch, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách.


Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi và không phù hợp để sử dụng hàng ngày. Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý, hóa và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đế sức khỏe của con người.

Như vậy, xét về chất lượng nước thì phải chú ý đến tính chất lý học, hóa học và sinh học của nước. Chúng được thể hiện ở màu sắc, độ trong, mùi, nhiệt độ, tính chất phóng xạ, các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong nước, vi khuẩn,... Các tiêu chuẩn về chất lượng nước nói chung hoặc theo mục đích sử dụng đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước công bố.

Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong cảnh đẹp như: hồ, thác nước, sông, suối... Mặt nước là không gian để có thể xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền,... Các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở dịch vụ thu hút đông du khách nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng.

Minh họa 1.6 : Một số thác nước ở Việt Nam

1. Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc, ngọn thác đẹp nhất Việt Nam, là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nằm trên đường biên giới Việt Trung thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh cách thành phố Cao Bằng 89 km.

Thác Bản Giốc có độ cao 53 m, rộng 300 m, từ trên cao những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc núi đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây xanh chia dòng sông thành 3 dòng nước trắng xóa nguyên sơ hùng vỹ ào ào giội xuống thành những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Những khối nước lớn cuồn cuộn tuôn chảy không ngừng đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một bụi nước trắng xóa bay ngang lưng chừng núi. Hơi nước bốc lên tạo thành một màn sương mù như một dải lụa trắng vắt ngang qua sườn núi, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Những ngày trời nắng, ánh nắng chiếu vào dòng thác qua làn nước bụi mù mịt tạo nên những chiếc cầu vồng lung linh huyền ảo.

Thác chính có địa hình thấp nhưng sức nước tuôn mãnh liệt. Dải nước


rộng phía bên trái tràn ra thành thác phụ với rất nhiều "dây" nước mảnh đan xen, uốn cong như bức rèm vĩ đại đầy ngẫu hứng của thiên nhiên. Vì thế, thác Bản Giốc được ví như vẻ đẹp nguyên sơ của người phụ nữ Tày nơi đỉnh núi mù sương hoặc tựa như mái tóc nàng tiên bị bỏ quên vắt ngang đỉnh núi.

Dưới chân thác Bản Giốc là dòng sông Quây Sơn phẳng như gương, trong vắt lồng lộng soi bóng mây trời, du khách có thể thuê mảng tre dạo một vòng quanh chân thác, chèo ra đến giữa dòng cảm nhận vẻ đẹp quyến rũ của thác nước. Hai bên bờ là phong cảnh nên thơ với những ruộng lúa, bãi cỏ xanh mướt. Vào những ngày mùa xuân, dòng thác đổ như những dải lụa dịu dàng, tạo khung cảnh nên thơ trữ tình cho vẻ đẹp non nước Cao Bằng. Khi hè tới, dòng sông Quây Sơn dồi dào, dòng thác mới thực sự phô diễn hết vẻ đẹp hùng vĩ và mạnh mẽ. Làn hơi nước bắn ra từ thác gặp nắng, tạo thành những chiếc cầu vồng 7 sắc cực kì lạ mắt và kì thú.

2. Thác Prenn

Thác Prenn là một thác nước đẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.

Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20. Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV – XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm chiếm", còn các tộc dân bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn".

Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.


Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên...

3. Thác Đray Nur

Thác Đray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Dray Sáp của sông Serepôk, tỉnh Đăk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nằm ngay cạnh Thác Đray Sáp thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai cùng là những thác nước đẹp và hùng vĩ. Thác Đray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Đray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepốk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.

Là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hòa trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Serepôk huyền thoại ở Tây Nguyên. Đến với Đray Nur, cảm giác đầu tiên đến với bạn là một ngọn thác hùng vĩ, thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m, trãi rộng khoảng 150m. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác nên thơ. Nhưng hấp dẫn nhất không phải là việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động gần 3.000m2 phía sau thác. Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt đỗ từ trên cao xuống, không ít người rùng mình. Nhưng đối với những người yêu

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí