cảm giác mạnh, có thể trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được đảm bảo khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Ngoài ra, thác còn đặc biệt bởi vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn. Vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo.Khi đứng từ bên trong hang động nhìn ra những tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng mờ ảo soi những tảng đá hình thù kỳ dị.
(Nguồn: www.vietnam.tourism.gov.vn)
Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước. Chẳng
hạn như nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, những dòng sông thơ mộng, có tốc độ dòng chảy nhỏ, phù hợp cho hoạt dộng du lịch thuyền, còn thác nước có thể gắn với du lịch mạo hiểm.
Du lịch biển có điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu mát mẻ cho phép nghỉ ngơi dài ngày, nhờ những bãi cát ven bờ để có thể vừa tắm biển, lại vừa tắm nắng, tắm khí trời trong lành. Nói chung, giới hạn nhiệt độ ở lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C, đối với trẻ em là trên 200C. Cùng với các tiêu chí cơ bản trên, cần chú ý đến tần suất và tính chất của sóng, độ sạch của nước. Biển với dòng chảy ven bờ có tốc độ nhỏ, nước trong và sóng vừa phải thì phù hợp với tắm biển; sóng lớn phù hợp với lướt sóng; nước trong và có nhiều động thực vật đẹp phù hợp với môn lặn biển...
Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu là nước dưới đất) chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, khí, các nguyên tố phóng xạ,...) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH,...) có tác dụng sinh lý đối với con người.
Cho đến nay trên thế giới chưa có những quy định thống nhất về giới hạn dưới của một số tiêu chí (như các nguyên tố hóa học, độ khoáng hóa, thành phần khí,...) để phân
biệt nước khoáng với nước bình thường.
Một trong những công dụng quan trọng nhất của nước khoáng là chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát hiện từ thời Đế chế La Mã. Trên thế giới, những quốc gia giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng đồng thời cũng là những nước phát triển du lịch chữa bệnh như Thụy Sĩ, LB Nga, Hungari, Italia, CHLB Đức, CH Séc và Slôvakia...
Để thuận lợi cho việc chữa bệnh, người ta đã chia nước khoáng thành các nhóm sau đây:
- Nhóm nước khoáng cacbonic là nhóm nước khoáng quý, có công dụng giải khát và chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên. Các nguồn nước khoáng cacbonic quý nổi tiếng trên thế giới là Vichi (Pháp), Boczomi (Grudia), Wisbaden (CHLB Đức). Ở Việt Nam, tiêu biểu có nước khoáng Vĩnh Hảo, được khai thác từ năm 1928 đến nay với sản phẩm nước khoáng đóng chai, đã xuất khẩu sang một số nước ở Đông Nam Á, chữa bệnh tiểu đường, gan, dị ứng do thức ăn.
- Nhóm nước khoáng silic có công hiệu đối với các bệnh đường tiêu hóa, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa,... Trên thế giới, nổi tiếng về nước khoáng silic là nguồn nước khoáng Kuldur (LB Nga). Ở Việt Nam tiêu biểu có nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình) và Hội Vân (Phù Cát, Bình Định). Tại hai nơi này đã xây dựng nhà an dưỡng chữa bệnh sử dụng nước khoáng silic.
- Nhóm nước khoáng brôm – iốt – bo có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa... Nổi tiếng trên thế giới là nguồn nước khoáng Margeutheia và Fricarichshal (CHLB Đức). Ở Việt Nam có hai nguồn nước khoáng loại này ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng).
Ngoài ra, còn có nhiều nhóm nước khoáng khác (sunfuahydro, asen – fluo, liti; nhóm phóng xạ...) với công dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau.
Nước khoáng là loại tài nguyên tổng hợp mà giá trị kinh tế và du lịch chữa bệnh thể hiện rất rõ. Trên thế giới, nhu cầu du lịch kết hợp với việc an dưỡng, chữa bệnh, dùng nước khoáng giải khát tăng lên đáng kể. Việc đi du lịch chữa bệnh, an dưỡng ở các nguồn nước khoáng ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế. Thụy Sĩ có trên 7,5 triệu dân, mỗi năm đón 34 triệu khách đến nghỉ tại nhà nghỉ chữa bệnh bằng nước khoáng.
Hàng năm đem lại 10% thu nhập quốc dân. Tại Pháp, CHLB Đức, Italia, mỗi năm có hàng triệu người đi du lịch chữa bệnh tại các nguồn nước khoáng. Nhiều trung tâm du lịch, thành phố du lịch nổi tiếng đến gắn liền với các nguồn nước khoáng. Nhiều trung tâm du lịch, thành phố du lịch nổi tiếng đều gắn liền với các nguồn nước khoáng quý mà tiêu biểu là Xôtri, Caclôvi Vari, Wisbaden, Vichy...
Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động du lịch, như đã nêu ở trên. Ngoài ra, nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn,...
Bảng 8: Một số nguồn nước khoáng chủ yếu ở Việt Nam
Tỉnh, thành phố | Thành phần | Công dụng | |
Tiên Lãng | Hải Phòng | - Br, I, Bo - Nhiệt độ trung bình 45oC | Chữa nấm kinh niên, dị ứng da theo mùa… |
Tiền Hải | Thái Bình | - Các khoáng chất | Nước khoáng đóng chai |
Kênh Gà | Ninh Bình | - NaCl, KCl,CaCl2 MgO - Nhiệt độ TB 530C | Chữa khớp, viêm dây thần kinh, dạ dày, kích thích hoạt động của gan, mật |
Kỳ Phú | Ninh Bình | - CaCl2 , MgO - Nhiệt độ TB 350C | Chữa các bệnh tiêu hóa, phụ khoa, nhiễm thủy ngân |
Quang Hanh | Quảng Ninh | - Br, I, Bo - Nhiệt độ TB 450C | Chống mất nước, chữa đau dạ dày, gan, táo bón… |
Kim Bôi | Hòa Bình | - SiO2 - Nhiệt độ TB 370C | Chữa thấp khớp, dạ dày và đại tràng |
Mỹ Lâm | Tuyên Quang | - Si - Nhiệt độ TB 400C | Điều hòa tiêu hóa, xương – cơ, thấp khớp, đại tràng, cột sống |
Bang | Quảng Bình | - Si (H2SiO2) - Nhiệt độ TB 1050C | Chống viêm nhiễm, bệnh ngoài da, viêm thần kinh tọa, viêm xương, thấp khớp |
Troóc | Quảng Bình | - Si - Nhiệt độ TB 430C | Chống viêm nhiễm, bệnh ngoài da, viêm thần kinh tọa, |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Hoạt Động Của Du Khách Ở Vùng Nông Thôn
- Thời Gian Làm Việc Của Các Nước Công Nghiệp Phát Triển Trên Thế Giới
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14
- Một Số Hình Ảnh Minh Họa Về Văn Hóa Ẩm Thực
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 17
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 18
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
viêm xương, thấp khớp | |||||
Nô Bồ | Quảng Bình | - NaCa2O - Nhiệt độ TB 660C | Chống viêm nhiễm, phụ khoa, thấp khớp mãn tính | ||
Tân Lâm | Quảng Trị | - H2SiO3 - Nhiệt độ TB 480C | Ngâm tắm chữa thấp khớp | ||
Hướng Hóa | Quảng Trị | - CaCO3 , NaS2 - Nhiệt độ TB 650C | Ngâm tắm chữa thấp khớp, chống béo phì | ||
Thanh Tân | Thừa Huế | Thiên | – | - CaCO3, NaCl - Nhiệt độ TB 680C | Lợi tiểu, chống viêm, điều hòa tiêu hóa |
Mỹ An | Thừa Huế | Thiên | – | - SO2, hơi mặn | Chống viêm nhiễm, phụ khoa, viêm xương |
Hương Bình | Thừa Huế | Thiên | – | - Nhiệt độ TB 690C | Lợi tiểu, chữa bệnh gan, mật |
Hội Vân | Bình Định | - Si - Nhiệt độ TB 790C | Chữa bệnh đường tiêu hóa, phụ khoa, vô sinh | ||
Vĩnh Hảo | Bình Thuận | - CO2, Fe, Al,... - Nhiệt độ TB 370C | Chữa đau gan, thận và dạ dày | ||
Bình Châu | Bà Rịa – Vũng Tàu | - Cl - Nhiệt độ 64-840C | Chữa u máu, thấp khớp, lưu thông huyết mạch | ||
Gu Ga | Lâm Đồng | - Cl - Nhiệt độ TB 370C | Chữa u máu, thấp khớp, lưu thông huyết mạch | ||
Đăkmin | Đăk Lăk | - CO2 - Nhiệt độ TB 600C | Chữa cao huyết áp, hệ thần kinh | ||
Kondrai, Kondu, Răngria | Gia Lai | - Si - Nhiệt độ TB 600C | Chữa bệnh đường tiêu hóa, thấp khớp |
d. Hệ động thực vật
Hiện nay khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch và giải trí trở thành cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa
dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa – lịch sử của loài người, đã xuất hiện một số hình thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng tham quan là các loài động – thực vật. Việc tham quan du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống.
Sở dĩ một số nước Châu Phi, khu vực Đông Âu và vùng Đông Nam Á thu hút được đông đảo khách du lịch một phần là do họ biết tận dụng khai thác các tiềm năng thiên nhiên, trong đó có nguồn tài nguyên động – thực vật cùng với sự đa dạng của nó.
Không phải mọi tài nguyên thực động đều là đối tượng của du lịch. Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí phục vụ mục đích tham quan du lịch
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nước.
+ Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá,...) phong phú hoặc điển hình cho vùng.
+ Có các loại có thể khai thác dưới dạng đặc sản phục vụ nhu cầu khách du lịch.
+ Có các loại có thể khai thác dưới dạng đặc sản phục vụ nhu cầu khách du lịch.
+ Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếng hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh được.
+ Đường sá (đường mòn thuận tiện cho việc đi lại quan sát, vui chơi của khách.
- Tiêu chí đối với du lịch săn bắn thể thao:
+ Quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng, quỹ gen; loài động vật hoạt động (ở dưới nước, mắt đất, trên cây) nhanh nhẹn, có địa hình tương đối dễ vận động, xa khu cư trú của dân cư. Ngoài ra, khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, bảo đảm tầm bay của đạn và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.
Thật ra, trong điều kiện hiện tại, nhiều nước đã khuyến cáo không nên phát triển loại hình du lịch này nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn thói quen hủy diệt động vật.
- Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
+ Nơi có hệ thực, động vật phong phú và đa dạng.
+ Nơi còn tồn tại loài quý hiếm.
+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.
+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý...
Hình 1.3: Một số hình ảnh minh họa về tài nguyên động thực vật
Thực vật, đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo kiểu công viên ở các khu vực ngoại ô thành phố với sự phổ biến của các loài địa phương kết hợp với các loài khác đã thích nghi với khí hậu thực hiện chức năng nhiều mặt – làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm tiếng ồn một cách tự nhiên, tạo nên cảm giác ấm cúng. Cần phải bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở vùng đồng bằng và thung lũng bởi vì chúng rất có giá trị đối với loại hình du lịch cuối tuần. Đối với khách du lịch, những loài thực vật không có ở đất
nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Chẳng thế mà khách du lịch Châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều tầng với thảm thực vật đa dạng. Ở Việt Nam, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia cũng có giá trị cao đối với hoạt động du lịch và thu hút đông đảo du khách. Đến đầu năm 2010, nước ta có 8 khu dự trữ sinh quyển của thế giới và được phân bố suốt từ Bắc vào Nam.
Bảng 1.9: Các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam
Diện tích (ha) | Năm công nhận | Hệ sinh thái đặc trưng | |
Rừng ngận mặn cần giờ | 71.370 | 2000 | - Rừng ngập mặn |
Đất ngập nước đồng bằng sông Hồng | 105.557 | 2004 | - Các loài chim nước, rừng ngập mặn |
Cát Bà | 26.241 | 2004 | - Rừng thường xanh trên núi đá vôi - Động vật đặc hữu: Voọc đầu trắng |
Cát Tiên | 728.756 | 2001 | - Rừng mưa ẩm nhiệt đới miền Nam - Động vật đặc hữu: tê giác một sừng |
Khu biển Kiên Giang | 1.188.105 | 2006 | - Rừng tràm, ngập mặn, có biển, san hô |
Tây Nghệ An | 1.103.285 | 2007 | - Rừng thường xanh trên đất thấp - Động vật đặc hữu Sao la |
Cù lao Chàm | 8.265 | 2009 | - San hô, rong biển |
Mũi Cà Mau | 371.506 | 2009 | - Chim nước ven biển, rừng ngập mặn |
2.2.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch nhân văn
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến).
Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiềm năng du lịch nhân văn để phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, Luật du lịch Việt Nam chỉ rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hoá sấu sắc…”. Việc phát triển du lịch nhân văn (Du lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thề giới.
a. Di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa
Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa được coi là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Loại tài nguyên này gắn liền với môi trường xung quanh, thể hiện sự sinh động của quá khứ đã hun đúc nên và làm cho cuộc sống thêm đa dạng, phong phú. Qua các thời đại, di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người. Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những thành quả của loài người trong các thời kỳ lịch sử không chỉ là trách nhiệm bảo tồn của nhân loại, mà còn tạo điều kiện để những giá trị vô giá đó có thể được khai thác, trong đó có mục đích du lịch.
- Di sản văn hóa thế giới
Trong thế giới cổ đại, có 7 kỳ quan do bàn tay và khối óc của nhiều thế hệ tạo ra nằm ở những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là minh chứng cho sự sáng tạo vĩ đại của loài người ngay từ thời xa xưa. Có kỳ quan đó là:
(1) Những kim tự tháp cổ đại Ai Cập
(2) Vườn treo Babylon (Iraq hiện nay)
(3) Tượng khổng lồ Hêliôtx (Helios) trên đảo Rốt (Hi Lạp)
(4) Lăng mộ vua Môdôlơ (Mausole) ở Halicacnaxơ
(5) Đền thờ nữ thần Actêmis ở Êphedơ
(6) Tượng thần Dớt ( Zeus) ở tỉnh Olympia Hy Lạp
(7) Ngọn hải đăng cao nhất thế giới và thư viện đầu tiên của loài người Alexandria ở Ai Cập
Trong những năm vừa qua, sau một thời gian bầu chọn được thực hiện qua mạng internet và điện thoại với sự tham gia của khoangr 100 triệu người trên khắp thế giới, bảy kỳ quan mới của thế giới đã được công bố vào thứ bảy ngày 7/7/2007. Đó là Vạn lý