Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 17


Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng lại càng quan trọng vì nó là yếu tố tiền đề để đảm bảo cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận đến các điểm du lịch và được thỏa mãn các nhu cầu về thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong suốt chuyến đi của họ. Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh của các phương tiện vận chuyển, mạng lưới giao thông đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế cũng như nội địa.

Trong các yếu tố hạ tầng, mạng lưới và phương tiện giao thông là một trong những nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Việc phát triển giao thông nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn thiện. Đặc biệt là giao thông du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển về mặt chất lượng của giao thông du lịch thể hiện ở tốc độ vận chuyển, sự đảm bảo an toàn, sự tiện nghi và giá cả hợp lý; sự liên kết của các loại phương tiện. Tất cả đều giúp du khách đi du lịch một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.

- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Du lịch là một ngành rất đa dạng về các loại hình dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở nhất định. Tài nguyên du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Muốn sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào đặc điểm trên, có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao


gồm các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành và của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phục vụ du lịch như thương mại, dịch vụ,…Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng của các cơ sở này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra sản phẩm du lịch. Với mục đích đáp ứng cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn, cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao,…Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là các cơ sở phục vụ cho việc ăn nghỉ của khách và các cơ sở vui chơi giải trí. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải căn cứ vào ba nhóm tiêu chí chủ yếu: (1) Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; (2) Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác; (3) Thuận tiện cho việc đi lại của khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chủ yếu bao gồm các cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống các nhà hàng ăn uống và cửa hàng dịch vụ thương mại; các cơ sở y tế, thể thao; các công trình văn hóa, thông tin,…

Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 1

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 17

Câu 1. Trình bày mối quan hệ giữa du lịch và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội khác? Câu 2. Trình bày các điều kiện để phát triển du lịch?



Giới thiệu

CHƯƠNG 3. KHÁCH SẠN

Mã chương: CBMA 07.03

Chương 3 sẽ trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản như: , giới thiệu chung về khách sạn, phân loại và xếp hạng khách sạn, cơ cấu tổ chức trong 1 khách sạn. - Đánh giá được xu hướng phát triển của ngành khách sạn, Giới thiệu được một số tập đoàn khách sạn trên thế giới

Mục tiêu

Nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về khách sạn, giới thiệu chung về khách sạn, phân loại và xếp hạng khách sạn, cơ cấu tổ chức trong 1 khách sạn.

Nội dung chính:

1 Giới thiệu chung

Từ “khách sạn” (hotel) có nguồn gốc tiếng Pháp, có nghĩa là lâu đài. Vào thời trung cổ, nó được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng. Vào thời trung cổ, nó được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng nơi cư ngụ của các lãnh chúa. Từ “khách sạn” theo nghĩa hiện đại, được dùng ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, mãi đến cuối thế kỉ XIX mới được phổ biến ở các nước phương Tây. Khi nhắc đến khách sạn người ta thường hiểu đó là cơ sở cho thuê trọ (lưu trú), nhưng thực tế không chỉ khách sạn mới có dịch vụ lưu trú mà còn có các cơ sở khác như nhà trọ, nhà nghỉ, nhà khách, lều trại... đều có dịch vụ này. Sự khác biệt chính để phân biệt khách sạn và nhà trọ thời bấy giờ là sự bố trí các buồng ngủ riêng với đầy đủ tiện nghi bên trong của khách sạn.

Tiếp cận với khái niệm này, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra quan điểm của

mình.


Theo quan điểm của Vương quốc Bỉ:

Khách sạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng ngủ với các tiện nghi tối thiểu như

phòng vệ sinh, máy điện thoại...

Theo quan điểm của Cộng hòa Pháp:

Khách sạn là một cơ sở lưu trú được xếp hạng, có các buồng ngủ và căn hộ với các trang thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách trong một


khoảng thời gian dài (có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng nhưng không lấy đó làm nơi cư trú thường xuyên), có thể có nhà hàng. Khách sạn có thể hoạt động quanh năm hoặc theo mùa.

Theo quan điểm của Hiệp hội khách sạn Mỹ:

Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê phòng qua đêm. Khách sạn phải bao gồm: phòng ngủ, phòng khách cùng với các trang thiết bị và một hệ thống dịch vụ bổ sung và dịch vụ ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.

Theo quan điểm của Hiệp hội khách sạn Bungari:

Khách sạn là cơ sở phục vụ cho mọi khách du lịch, nó sản xuất, bán và phục vụ các dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh và giải trí phối hợp với mục đích, động cơ của chuyến đi. Chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ và hàng hóa có trong khách sạn xác định thứ hạng của khách sạn và mục đích kinh doanh của khách sạn là lợi nhuận.

Tổng cục du lịch Việt Nam quan niệm: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.

Do các quốc gia đứng trên các góc độ khác nhau mà khái niệm về khách sạn cũng rất khác nhau. Mặt khác, nó còn tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm hoạt động của từng quốc gia. Vì vậy, việc đưa ra một khái niệm thống nhất về khách sạn là không dễ. Một cách tiếp cận chung nhất có thể đưa ra đó là với cách tiếp cận khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch:

Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch mang tính phổ biến đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được kiến trúc, xây dựng mang tính hệ thống đồng bộ. Nó là cơ sở lưu trú có quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, chất lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách trong thời gian lưu trú để thu lợi nhuận.

Với cách tiếp cận này, khách sạn mang những đặc điểm đặc trưng sau:

- Khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú phổ biến nhất trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch.


- Khách sạn là loại hình hội tụ những điểm đặc trưng nhất trong ngành kinh doanh lưu trú, công nghệ phục vụ trong khách sạn thường mang tính cơ bản nhất.

- Khách sạn phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động theo những tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuẩn này ở những nước, những vùng, và các thời điểm khác nhau sẽ quy định cụ thể khác nhau.

- Mục đích chính của khách sạn là kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, nhưng để đạt được mục đích này khách sạn phải có nhiệm vụ phục vụ, thỏa mãn các nhu cầu của khách trong một thời gian nào đó, chính vì vậy về số lượng, chủng loại cũng như chất lượng các sản phẩm trong khách sạn phải đạt được những yêu cầu nhất định.

Lịch sử phát triển của khách sạn

Ngành khách sạn được từng bước sinh ra và phát triển cùng với sự triển khai của hoạt động du lịch. Tương truyền thiết bị ăn ở thời kỳ sớm nhất ở Châu Âu là vào thời kỳ La Mã cổ, tiến trình phát triển của nó đã trải qua bốn giai đoạn: thời kỳ nhà trọ thời cổ, thời kỳ nhà hàng lớn, thời kỳ nhà ăn thương nghiệp và thời kỳ khách sạn kiểu mới hiện đại.

- Thời kỳ nhà trọ thời cổ đại

Lịch sử giai đoạn này có thể đi ngược về thời kỳ La mã cổ kéo dài đến giữa thế kỷ

XIX. Nhà trọ thời cổ chủ yếu là chỉ nhà trọ hoặc là khách đến (inn) và các nơi ở trọ tương tự phân bố dọc tuyến đường chính là các thị trấn chủ yếu. Giữa thế kỷ XIX trở về trước người tham gia lữ hành rất ít, chủ yếu là lữ hành vì hoạt động kinh doanh mậu dịch hoặc hoạt động tôn giáo, khoảng cách ngắn, hình thức lữ hành phần lớn là đi bộ hoặc đi xe ngựa công cộng. Nhà trọ thời kỳ đầy nhằm cung cấp thức ăn rượu bia cho loại khách lữ hành này, nhưng thiết bị sơ sài không an toàn, khách thường bị chủ trọ lừa gạt hoặc cướp bóc. Vì thế nhà trọ thời kỳ đầu không phải là nơi mà nhân dân thời đó hướng tới.

- Thời kỳ nhà hàng lớn

Thời kỳ nhà hàng lớn chủ yếu là thời gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đàu thé kỷ

XX. Trong thời kỳ này do sự hoàn thành của cách mạng công nghiệp, sự gia tăng cảu số người du lịch, sự phát triển của giao thông vận tải hành khách như đường sắt, tàu biển nên ngành khách sạn được phát triển thực sự. Quy mô nhà hàng được mở rộng, số lượng tăng nhiều và chú trọng sự hoàn thiện về thiết bị bên trong cùng chất lượng phục vụ được sự


hoan nghênh của du khách. Cuối thế kỷ XIX nhà hàng ở Mỹ đã dần dần trở thành nhà hàng tốt nhất trên thế giới. Nhà hàng đáng kỉ niệm nhất thời bấy giờ là nhà hàng Tremont khánh thành năm 1829 ở Boston. Nó được tôn sùng là nhà hàng hiện đại đầu tiên, xác lập tiêu chuẩn rõ ràng cho toàn bộ ngành nhà hàng mới trỗi dậy và thúc đẩy sự phát triển rầm rộ nhà hàng hiện đại ở các nơi trong nước Mỹ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đã xuất hiện một số nhà hàng sang trọng như Nhà hàng Quảng Trường ( Plaza) ở New York và nhà hàng do Caeser Rapz khai trương là tiêu biểu, các nhà hàng này sùng thượng sự xa hoa, sang trọng để thích ứng với nhu cầu xã hội thượng lưu.

- Thời kỳ nhà hàng thương nghiệp

Trong thế kỷ XX ngành nhà hàng phát triển lúc lên lúc xuống, trải nhiều thăng trầm. Nhưng đói tượng phục vụ của nó chuyển từ xã hội thượng lưu sang đại chúng hóa, phương thức kinh doanh quá độ từ xa hoa sang thực dụng đều nói lên tính chất thương nghiệp hiện đại của nó. Trong đó nhân vật tiêu biểu nổi tiếng là Ellesworth M.Statler ở Mỹ đàu thế kỷ XX. Năm 1908, nhà hàng M.Statler ở Bufflo do ông chủ trì thiết kế trở thành cột mốc cảu nhà hàng mang tính thương nghiệp hiện đại trên thế giới. Nhà hàng M.Statler thiết kế cho khách hàng “chỉ 1 USD là có thể thuê phòng khách có cả nhà tắm” được đông đảo những người lữ hành thương nghiệp coi trọng Ellesworth M.Statler còn đưa phương pháp quản lý khoa học vào trong thiết kế nhà hàng, kết hợp tính thực dụng, tính thoải mái và chất lượng phục vụ của nhà hàng với nhau, chú trọng tới giá, hạ giá thuê phòng thoải mãn nhu cầu ngày một tăng cảu người lữ hành thương nghiệp. Cũng vì thế mà Ellesworth M.Statler được coi là “ người cha của quản lý nhà hàng hiện đại”.

Thời kỳ này khách sạn Ôtô cũng phát triển lên cùng sự phát triển của công nghiệp ôtô. Có điều khách sạn ôtô thời kỳ đàu rất sơ sài. Năm 1025 ở vùng San Luis Alisix bang California xuất hiện khách sạn “Marton” nghe nói khách sạn này là kahcsh sạn đàu tiên sử dụng tên gọi ô tô (motel). Mười năm sau tuy khách sạn sập tiệm nhưng nhiều khách sạn ô tô khac đã ra đời khắp nơi trên nước Mỹ.

- Thời kỳ khách sạn kiểu mới hiện đại

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số trên phạm vi toàn cầu sự phát triển thêm một bước của công nghiệp hóa đã tăng thêm thu nhập có thể chi phối đông đảo nhân dân, ô tô và máy bay trở thành phương tiện giao thông du lịch


chủ yếu, những điều này đã cung cấp nhu cầu mới cho sự phát triển của ngành khách sạn. Để thích ứng với sự thay đổi này, khách sạn kiểu mới đã thay đổi sách lược kinh doanh lấy khách lữ hành thương nghiệp làm đối tượng phục vụ chính trước đây chuyển sang thị trường du lich đại chúng, khai triển kinh doanh đa dạng và dịch vụ tổng hợp, khách sạn có thể cung cấp các dịc vụ ăn ở, du lịch, thong tin, thương vụ, vui chơi giải trí, mua săm để thoản mãn nhu cầu của các loại khách. Quy mô khách sạn được mở rộng, tập đoàn khách sạn chiếm lĩnh thị trường ngày càng lớn. Cuối những năm 40 đến nay, rất nhiều tập đoàn khách sạn Liên châu lục của Mỹ (Inter-continental Hotels, Co) tập đoàn khách sạn Hilton (Hlton International), Sheration Corp, tập đoàn khách sạn quốc tế Hyatt (Hyatt International)… lần lượt được thành lập thể hiện sức sống mạnh mẽ.

Trong thế giới ngày nay, ngành khách sạn đã trở thành ngành nghề lớn thứ 7. Cùng với sự phát triển rầm rộ của ngành du lịch, khách sạn sẽ không ngừng phất triển lên tầm cao mới cả về số lượng lẫn chất lượng và ngày càng có xu hướng thành ngành tiếp đãi tổng hợp mang tính thương nghiệp hiện đại hóa, phức tạp hóa, chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa.

Vị trí, vai trò của khách sạn trong du lịch

- Khách sạn là cơ sở hoạt động của du khách

Khách sạn là cơ sở mọi hoạt động của du khách ở đích tới du lịch, có thể cung cấp các dịch vụ như ăn, nghỉ, mua sắm, vui chơi, giải trí cho du khách, được gọi là “nhà ngoài nhà” của du khách cũng là cơ sở vật chất quan trọng để phát triển ngành du lịch.

- Khách sạn là bộ phận quan trọng tạo ra thu nhập du lịch

Khách sạn là bộ phận quan trọng tạo ra thu nhập du lịch đặc biệt là ngoại tệ. Thu nhập kinh doanh của khách sạn thường thường có thể chiếm trên một nửa tổng thu nhập của ngành du lịch. Ví dụ ở Trung Quốc, năm 1995 tổng thu nhập doanh nghiệp của 88% xí nghiệp du lịch toàn quốc là 84.153 triệu nhân dân tệ mà tổng thu nhập kinh doanh cả năm của 3.720 khách sạn có liên quan tới người nước ngoài trên toàn quốc là 63.608 triệu nhân dân tệ, chiếm trên 75% tổng thu nhập xí nghiệp du lịch trên toàn quốc.

- Khách sạn là con đường quan trọng để tạo công ăn việc làm cho xã hội

Khách sạn là ngành nghề mang tính dịch vụ tập trung nhiều lao động, có thể cung cấp nhiều cơ hội trực tiếp giải quyết công ăn việc làm so với các ngành nghề khác. Ngoài


ra khách sạn còn mang lại rất nhiều cơ hội tạo công ăn việc làm gián tiếp cho các ngành nghề liên quan cung cấp vật tư cho khách sạn. Mỗi phòng khách của khách sạn du lịch khu vực Âu Mỹ có thể cung cấp cơ hội giải quyết công ăn việc làm trực tiếp cho 1,5 người và cung cấp 5 chỗ làm gián tiếp.

- Khách sạn là người thúc đẩy quan trọng cho sự phát triển kinh tế khu vực

Sự phát triển của khách sạn có thể kéo theo sự phồn vinh của các ngành nghề liên quan tới nó. Việc xây dựng kinh doanh khách sạn đã cung cấp thị trường cho ngành kiến trúc và chế tạo. Còn thực phẩm thức uống và các hàng tiêu dùng khác của khách sạn được mua từ nông thôn, ngành thực phẩm uống và của các xí nghiệp cung ứng nước, than, điện…do đó sự phát triển của khách sạn có thể thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương.

- Khách sạn là vật thu hút du lịch đặc sắc

Ngày nay, rất nhiều khách sạn đều có phong cảnh độc đáo về mặt kiến trúc, tạo hình, sắc thái phục vụ, bản thân nó đã trở thành vật thu hút để hấp dẫn nguồn khách, từ đó thúc đẩy sự phát triển cảu ngành du lịch.

Trình độ phát triển của khách sạn du lịch đánh dấu trình độ phát triển của sự nghiệp du lịch nước tiếp đãi, cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế quốc dân và trình độ văn minh xã hội của quốc gia đó. Thiết bị của khách sạn có hoàn thiện không, mức độ thiết bị cao hay thấp, chất lượng dịch vụ tố hay xấu không những ảnh hưởng đến tuyến du lịch của du khách đồng thời còn ảnh hưởng tới sự đánh giá của anh ta đối với hình tượng chung của một thành phố, một khu vực hay thậm chí của một quốc gia, mà cũng chiếm vị trí nhất định trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

2.Phân loại khách sạn

2.1 Phân loại

* Phân loại theo vị trí

- Khách sạn thành phố (Khách sạn công vụ)

Khách sạn thành phố được xây dựng ở trung tâm thành phố lớn, các trung tâm đô thị hoặc trung tâm đông dân cư nhằm phục vụ các đối tượng khách đi vì các mục đích công vụ, tham gia vào các hội nghị hội thảo, thể thao, thăm thân, mua sắm hoặc tham quan văn hóa. Các khách sạn này hoạt động quanh năm. Ở Việt Nam, các khách sạn thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023