Một Số Hoạt Động Của Du Khách Ở Vùng Nông Thôn


Hình 2: Một số hoạt động của du khách ở vùng nông thôn


Các hoạt động thể thao cũng phổ biến ở khu vực nông thôn như chơi golf câu 1Các hoạt động thể thao cũng phổ biến ở khu vực nông thôn như chơi golf câu 2



Các hoạt động thể thao cũng phổ biến ở khu vực nông thôn như chơi golf câu 3Các hoạt động thể thao cũng phổ biến ở khu vực nông thôn như chơi golf câu 4

Các hoạt động thể thao cũng phổ biến ở khu vực nông thôn như chơi golf, câu cá, đi bộ trong rừng, bơi thuyền, canô hoặc cưỡi ngựa. những người khác có thể về vùng nông thôn vì những lý do hiểu biết và học hỏi đi thăm những địa danh lịch sử, thăm quan các trang trại, khu bảo tồn tự nhiên, các công trình tôn giáo cổ hoặc các điểm hấp dẫn tự nhiên đặc biệt. Vẽ tranh, chụp ảnh và săn bắn cũng là những hoạt động phổ biến khi đi du lịch ở vùng nông thôn.

Những du khách đi về nông thôn cần các tiện nghi và trong khi nhiều người thận trong với môi trường nơi đây thì nhiều người khác không như vậy. Họ đã chặt phá cây cối một cách vô ý thức và thực tế có thể làm trụi một vùng cây rừng để lấy củi phục vụ chuyến du lịch của họ. Vì thế, một số người gác rừng đã rút ra bài học quan trọng là phải cung cấp củi cho những nơi cám trại hoặc có lò nướng thịt. Sau khi có quá nhiều người đi qua một con suối, một khe núi thì hai bờ bắt đầu bị sói mòn, sạt lở và phải tạo ra những lỗi đi nhân tạo.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Rõ ràng nhất là rác thải bỏ lại nơi du lịch ngày càng nhiều. Trong khi du khách đến một khu vực vì vẻ đẹp tự nhiên của nó, khi họ rời khỏi thì vẻ đẹp của khu du lịch bị giảm bớt bởi vỏ hộp, vỏ lon bia, túi nilông, giấy kẹo, đĩa nhựa, cốc xốp và những đồ ăn thừa. Việc lấy các cây cối, động vật, đất đá và các vật tự nhiên khác để làm kỷ niệm chuyến đi là một vấn đề đáng quan tâm. Tại nhiều công viên quốc gia đã đề ra các luật lệ nghiêm khắc và các biện pháp thi hành để bảo đảm du khách không làm trơ trụi công viên và cây cỏ tự nhiên. Thêm vào đó, các động vật hoang cũng dễ bị hư tổn bởi mảnh chai lọ vỡ, thực phẩm thừa và chỗ ẩn náu của chúng bị sáo trộn. Vẫn còn nhiều du khách cho rằng khi vào rừng việc săn bắn thú hoang (hoặc động vật nuôi) sẽ thú vị hơn là ngắm chúng trong môi trường tự nhiên.

Ở một số quốc gia, khách du lịch cũng được khuyến khích tham gia vào phong trào thu dọn rác để làm sạch môi trường. CLB Sierra – một nhóm bảo tồn 110 tuổi có cơ sở ở San-Fran-cis-co tiến hành các tour du lịch “làm sạch đẹp” môi trường. Đây là một trong một số nhóm bảo tồn thực hiện các tour du lịch. Các tour du lịch kết hợp với làm sạch thiên nhiên trong các ngày nghỉ. Theo một số chuyên gia, các tour du lịch này không chỉ là sản phẩm của công tác maketing khéo léo mà chúng rất có ý nghĩa để đảm bảo sự tồn tại của các điểm hấp dẫn tự nhiên.

2. Các điều kiện để phát triển du lịch

Du lịch chỉ có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện nhất định, trong đó có những điều kiện khách quan và những điều kiện chủ quan. Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch có rất nhiều yếu tố tác động tới như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngoại giao. Tất cả những điều kiện này đều tác động lên nhu cầu du lịch của con người và sự phát triển của hoạt động du lịch.

2.1 Điều kiện chung

2.1.1 Điều kiện an ninh chính trị - an toàn xã hội

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.


Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình”. Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã mất đi phàn nào đó giá trị nguyên bản. Năm 2000, tại hòn đảo Bali (Inđônêxia) – nơi hấp dẫn khách du lịch của nhiều nước trên thế giới bị đánh bom khủng bố để lại nỗi kinh hoàng cho khách du lịch. Năm 2003, bệnh SAR ở Trung Quốc, dịch Cúm gà ở Việt Nam gây nên những tổn thất lớn cho du lịch Trung Quốc và Việt Nam và gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thế giới.

Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khă cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lich bị động. Vào những ngày cuới năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch, sốt rét.

Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch.

2.1.2 Điều kiện kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và


phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.

Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường…. Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú.

Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả.

Chúng ta có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật nhiều thành tựu được áp dụng vào sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện. Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5%. Xu hướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển. Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nước phát triển.

Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.


Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi khách tới Vũng Tàu không có nghĩa là chỉ tới để nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó du khách còn có cơ hội và mong muốn thưởng thức hải sản. Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp nguồn lợi thủy sản cho các nhà hàng tại Vũng Tàu phuc vụ nhu cầu ăn uống và mua về làm quà của du khách. Ngành kinh doanh khách sạn cũng thế, nếu như không có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại trong kinh doanh khách sạn.

Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, động cơ – nhu cầu đi du lich, khả năng tài chính. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy bước chân của du khách tham gia cuộc hành trình. Nếu như sau thế chiến II, mục tiêu của con người là kiến thiết lại nền kinh tế đã bị kiệt quệ với nhu cầu chính là cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Do đời sống còn thiếu thốn nên nhu cầu du lịch xuất hiện. Trong những năm gần đây, có sư bùng nổ về du lịch thế giới, người ta ước tính rằng có khoảng 3 tỷ lượt du lịch nội địa và 750 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Điều này có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, các nhu cầu hàng ngày được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu du lịch. Như vậy điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giữa kinh tế và du lịch luôn có mối quan hệ nghịch thuận tức là hoặc kìm hãm, hoặc thúc đẩy nhau phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ lan sang hầu hết các quốc gia trên thế giới đã khiến cho nhiều ngành kinh tế rơi vào hoàn cảnh “đêm tối không có đường ra”, trong đó có ngành du lịch. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến không ít doanh nghiệp du lịch phá sản, nhiều điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở lưu trú vắng khách. Nguồn thu từ du lịch thấp. Hậu quả là lương người lao


động thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của con người giảm. Vì thế nhu cầu du lịch của con người chạy về theo hướng số không.

Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa. Từng dòng tư bản và trí thức có sự luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Trước xu thế đó, các công ty lớn thường có kế hoạch khai phá thị trường của mình. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sự giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước ngoài cũng như qua các hội nghị kinh tế lớn, ngành du lich có cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao lớn ngày càng có yếu tố “thương mai hóa” và kéo đó là truyền hình vào cuộc. Tất nhiên sự vào cuộc của truyền hình là đòn bẩy kính thích ngành du lịch của nhiều quốc gia hồi sinh. Điều đó để chúng ta tự hỏi tại sao các nước luôn muốn tranh chấp để được đăng cai các sự kiện lớn như Worldcup, Olimlpic, Miss World….

Đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập. Bằng chứng là chúng ta được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009 và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 01/07/2008 đến 31/07/2008, được gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/1/2007) đã tạo chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ có chỉ số uy tín cao nên chúng ta rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và có khả năng “hút” các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, châu lục cũng như trên thế giới. Và nếu như các sự kiện thể thao lớn được tổ chức thì cơ hội phát triển du lịch đạt hiểu quả cao. Thông qua du lịch, chúng ta có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước trên mọi lĩnh vực và lấy đó làm “thế” để thu hút các sự kiện thể thao khác.

Trong nước, đời sống của người dân ngày càng cao, số lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 30 triệu, ngày lễ, ngày tết nhu cầu đi du lịch rất cao, có lúc quá tải. Điều đó khiến chúng ta có thể khẳng định là do đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao, mức lương và thưởng hấp dẫn.

Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu tư xây dựng. Đó là cơ sở để chúng ta đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan.


Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qúa trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững.

Điều kiện văn hóa

Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích (nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin - Tiếp xúc - Nhận thức - Đánh giá. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch.

Trong các nước mà người dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch nước ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh đó, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển du lịch: ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng….

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

2.1.3 Chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp.

Những biện pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước đề ra ở Đại Hội VIII: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm


năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái .Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.”

Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thủ tục Visa trên lượng du khách, chính phủ Việt Nam đã sớm có sáng kiến về Visa như từ tháng 1/2004 bãi bỏ thị nhập cảnh cho du khách Nhật đến Việt Nam từ 15 ngày trở xuống.Tháng 7/2004, sáng kiến này cũng được áp dụng với du khách Hàn Quốc. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Philippines, Singapore và Lào cũng có các thỏa hiệp Visa với Việt Nam.

Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam là chính sách dài hạn của Tổng cục Du lịch Viêt Nam. Từ năm 1995, chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch lớn thời kì 1995 – 2010 nhằm phát triển du lịch, biến du lịch thành cánh tay đắc lực mang lại ngoại tệ và công ăn việc làm cho người dân đồng thời giới thiệu phong cảnh, văn hoá và con người Việt Nam với du khách nước ngoài. Năm 2000 kế hoạch được bổ sung và chỉnh sửa. Theo kế hoạch, kỹ nghệ du lịch Việt Nam sẽ thu hút đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng và phục vụ du khách đi kèm với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc Việt Nam.

Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động du lịch khoa học, thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội VIII đến nay. Luật du lịch Việt Nam ban hành từ năm 2005 đã đi vào cuộc sống và tạo điều kiện thun li cho du lch vit Nam ngày mt đi lên.

2.1.4. Điều kiện nảy sinh nhu cầu du lịch

a1 Thời gian rỗi

Thời gian nhàn rỗi là một điều kiện cơ bản để một người có mong muốn trở thành khách du lịch. Theo Maslow – nhà tâm lý học người Pháp “Thời gian nhàn rỗi tức là tên gọi chung khi một người thoát ra khỏi vị trí làm việc, nghĩa vụ gia đình và xã hội, tự do tham gia hoạt động xã hội, tự do phát huy sức sáng tạo vì bản năng nghỉ ngơi, tiêu khiển, không liên quan gì tới việc mưu sinh và là hoạt động tuỳ ý”. Xét về mặt cấu thành thời gian

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023