Trong một số trường hợp du khách đối xử với các lễ hội hoặc nghi lễ tôn giáo với một sự kính trọng phù hợp thì cũng có trường hợp du khách cho rằng các hoạt động đó chỉ đơn giản là một sự giải trí, tiêu khiển thêm trong chuyến đi. Một sự chia rẽ nghiêm trọng về văn hóa có thể sẽ nảy sinh. Khách du lịch quan tâm xem những người dân địa phương ở điểm đến du lịch sống và làm việc như thế nào để có thể mở rộng sự ihểu biết của mình và học được những điều có ích. Nhưng nếu họ biểu lộ sự tiêu khiển, chê bai hoặc ghê rợn trước những tập tục mà người dân địa phương chấp nhận thì sẽ gây ra sự thù ghét và các vấn đề rắc rối khác. Thông thường những thái độ này có thể là không chủ định nhưng không thể phủ nhận rằng khi khách du lịch nói “hãy coi chừng những gì bạn ăn, thức ăn ở đây rất mất vệ sinh” trước mặt các nhân viên nhà hàng sẽ làm cho những nhân viên này bất bình như thế nào. Trong nhiều trường hợp người dân địa phương bỏ qua vì đơn giản họ chỉ quan tâm đến thu nhập và đời sống được cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác xảy ra phản ứng tiêu cực của dân chúng địa phương đối với du khách.
- Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công do sản xuất số lượng lớn để bán cho du khách
Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật để bán cho du khách trở nên ít chi tiết, ít cẩn thận và ít chân thực. Nhiều người cho rằng du khách sẽ mua bất kỳ thứ gì tại nơi đến du lịch. Một nghệ nhân hoặc một người thợ thủ công thường có niềm tự hào về các tác phẩm của mình phải mất thời gian dài, phải có kỹ năng tinh sảo để hoàn thành, nhưng rồi họ nhận ra rằng làm tác phẩm cần ít kỹ năng, tốn ít thời gian hơn và do đó có thể sản xuất nhiều hơn nhưng vẫn bán được cùng một mức giá. Ngoài ra, những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đặc biệt nhưng lại được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn để cung cấp cho du khách sẽ làm giảm giá trị đích thực của nó hoặc làm cho du khách cảm nhận giá trị một cách không phù hợp.
- Đánh mất nhân cách và lòng tự hào về nền văn hóa địa phương
Nếu người dân địa phương cảm nhận rằng nền văn hóa của họ được du khách cho là lạ lùng, kỳ quặc hoặc buồn cười thì có thể tạo cho họ cảm giác thù địch, hổ thẹn hoặc ngượng ngùng. Thậm chí có thể gây ra sự tự ti đối với người dân địa phương và sự thiếu tôn trọng hoặc quan niệm tiêu khiển đối với du khách. Nếu du khách làm cho những người dân địa phương cảm thấy họ thấp kém, các sở thích văn hóa của họ là thô sơ, khó chịu mà người dân địa
phương không có đủ sức mạnh bên trong để phản bác lại sự đánh giá này thì sẽ dẫn đến giảm sút lòng tự hào về nền văn hóa của dân tộc mình.
Nếu cảm giác thấp kém này được kết hợp với sự khao khát mạnh mẽ muốn bắt trước du khách thì vấn đề về văn hóa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn – đó là sự đánh mất nhân cách văn hóa.
Các tác động về xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Một Số Lĩnh Vực Khác - Các Điều Kiện Để Phát Triển Du Lịch
- Các Yếu Tố Cấu Thành Và Tác Động Của Du Lịch
- Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Văn Hóa – Xã Hội
- Một Số Hoạt Động Của Du Khách Ở Vùng Nông Thôn
- Thời Gian Làm Việc Của Các Nước Công Nghiệp Phát Triển Trên Thế Giới
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 14
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
- Truyền bá các hành vi không phù hợp cho người dân địa phương
Vấn đề này trước hết việc uống rượu và sản xuất đồ uống có rượu để tiêu dùng của người dân địa phương bởi vì họ không đủ khả năng mua các loại đồ uống cao cấp như du khách. Khi thấy du khách uống rượu có thể làm cho thanh niên địa phương cho rằng việc uống rượu là thời thượng và sành điệu. Họ sẽ bắt trước và bị quyến rũ đến độ không thể dễ dàng từ bỏ.
Đồng thời với tệ nạn nghiện rượu là sử dụng ma túy. Ở một số nước châu Á, sử dụng thuốc phiện là hành vi được chấp nhận đối với người già như phương thuốc giảm đau. Tuy nhiên quan niệm của một số người giàu có và trẻ tuổi cho rằng sử dụng ma túy là chuyện không đáng để quan tâm. Khi các du khách trẻ tuổi đến và tìm kiếm thuốc, trả giá cao để mua được chúng làm cho thanh niên địa phương bắt đầu thử nghiệm với các chất gây nghiện này. Điều đó không chỉ gây nên vấn nạn ma túy ở địa phương mà còn làm gia tăng tội phạm do việc tìm kiếm tiền bạc để thỏa mãn cơn nghiện của họ.
Đồng minh với những hành động trên là mại dâm và cờ bạc. Khi người phụ nữ địa phương biết được họ có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách bán mình cho du khách hơn là làm các công việc bình thường khác thì tình trạng phá vỡ truyền thống văn hóa ra tăng. Trong khi đây không phải là mục đích được quảng cáo của các chuyến đi du lịch, nhưng có một số thành phố, đặc biệt ở châu Á vẫn nổi tiếng về vấn đề này.
Một hành vi không mong muốn khác có thể bị du lịch khuyến khích và sự say mê cờ bạc. Sự phát triển của các sòng bạc và các hoạt động kinh doanh có gắn với cá cược khác để thu hút du khách có thể tạo nên sự quan tâm đến cờ bạc trọng dân chúng địa phương và có thể phá vỡ đời sống kinh tế bình thường của các gia đình. Sự quyến rũ của chơi bài, môi trường lịch thiệp ở một số sòng bạc và mối liên hệ với du khách cũng như cơ hội mà người địa phương có thể gặp may đều là những may rủi liên quan đến các hoạt
động kinh doanh này. Mặc du với định hướng nhằm phục vụ cho khách du lịch. Tuy nhiên, cũng chưa thể minh chứng được rằng sự tồn tại của các sòng bạc sẽ gây ra sự ham mê cờ bạc rộng rãi trong dân chúng địa phương.
- Sự bắt chước du khách tiêu dùng những đồ xa xỉ của người dân địa phương
Có một thực tế là người địa phương thường nhìn du khách với một sự hấp dẫn cao và quan niệm rằng có những thứ như du khách có thì làm cho mình trở nên đúng mốt hơn và thời thượng hơn. Ở các nước XHCN trước đây, du khách nước ngoài có thể bị những người dân địa phương hỏi mua các thứ vật dụng hoặc quần áo đúng mốt phương Tây với giá cao, bởi vì nó không sẵn có ở địa phương. Quần áo, các đồ vật cá nhân như đồng hồ, điện thoại di động… trở thành biểu tượng của vị thế và có thể phản ánh mối quan hệ với những người đặc biệt và người nước ngoài của người dân địa phương.
Vì mong muốn có những tài sản giống như của du khách nên có thể làm nảy sinh nạn trộm cắp, cướp giật, móc ví tại các điểm đến du lịch. Nếu nhu cầu về các loại hàng hóa xa xỉ này không được thỏa mãn sẽ làm nảy sinh sự tức giận hoặc thất vọng trong một bộ phân dân chúng địa phương.
- Gây ra sự căng thẳng do khác biệt về nòi giống hoặc chủng tộc
Trong một số trường hợp, đặc biệt ở các nước vùng Caribê, ở Châu Phi và một số nước ở Trung Đông và Châu Á, có những xung đột thực sự do khác nhau về nòi giống và chủng tộc giữa du khách và người địa phương. Tuy nhiên, những cách biệt đó không nên là rào cản để hạn chế dòng du khách đến các nước này. Du khách da trắng ở Mỹ có thể đi tour đến các khu vực của người da đen ở New York nhưng họ được khuyên rằng phải đảm bảo người hướng dẫn viên da đen của họ là đáng tin cậy và họ nên đi và ở theo nhóm.
Xung đột ở Trung Đông thường bùng nổ vì sự khác nhau giữa các phong tục tập quán của chính họ với quần áo, sở thích và cách cư xử của du khách – những người không đánh giá đúng các mức độ bảo thủ của người dân địa phương.
- Nhận thức không đúng đắn về sự phục vụ của các nhân viên trong các cơ sở kinh doanh du lịch
Có sự khác nhau rõ rệt giữa quan niệm cung cấp dịch vụ và quan niệm hầu hạ người khác. Tại một số nước vùng Thái Bình Dương, các nhân viên khách sạn đều cho là
lẽ tự nhiên, là điều cần thiết và quan trọng là đảm bảo cho du khách cảm nhận được sự hoan nghênh, hài lòng và hạnh phúc. Tuy du khách thưởng tiền cho nhân viên vì nhận được dịch vụ tốt thì các nhân viên này có thể khó chịu vì họ đang làm đúng công việc và không thích cảm thấy rằng họ được hàm ơn vì điều đó.
Trong khi đó ở một số nước khác nhiều nhân viên trong các ngành dịch vụ lại quá kính trọng đối với du khách. Họ có thể cung cấp dịch vụ tồi cho chính những người dân địa phương trong khi lại cố gắng đảm bảo cho du khách nhận được dịch vụ tốt hơn, tiện nghi tốt hơn và đối xử tốt hơn những người dân của chính họ.
Còn ở một số nước Châu Á, việc quan niệm cung cấp dịch vụ là sự hầu hạ còn rất nặng nề và phổ biến. Những người dân địa phương có thể không chấp nhận làm việc trong ngành dịch vụ và do đó có thể cần thiết phải nhập khẩu “công nhân khách” từ các nước khác.
Tóm lại, bên cạnh các lợi ích kinh tế rất quan trọng, du lịch cũng gây ra các tác động rất tích cực và tiêu cực trên phương diện văn hóa – xã hội và cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm đến du lịch. Do đó, không nên chỉ xem xét tiềm năng du lịch ở các khía cạnh tích cực về kinh tế và xã hội mà còn phải cân nhắc cả các vấn đề hạn chế mà du lịch có thể mang đến cho một cộng đồng địa phương. Điều này còn nhắc nhở chúng ta rằng du lịch không chỉ toàn là có hại nên phải tránh bằng mọi giá và cũng không phải là phương thuốc hữu hiệu cho các khó khăn kinh tế và xã hội mà một quốc gia đang gặp phải. Du lịch phải được phân tích và đánh giá theo từng quốc gia và theo từng vùng khác nhau trong một đất nước. Những gì có thể làm được ở vùng này nhưng có thể không làm được hoặc không phải là điều mong đợi ở vùng khác.
Du lịch có khả năng làm phong phú thêm cuộc sống của cả người dân nước chủ nhà và du khách. Sự trao đổi qua lại các giá trị, tư tưởng và phong cách sống thường đưa đến sự hiểu biết, đồng cảm và đánh giá đúng đắn giữa các nền văn hóa khác nhau. Các vấn đề tồn tại có thể ngăn cản hoặc làm sự trao đổi này khó khăn phải được nhận biết và giải quyết kịp thời đối với những ai quan tâm đến du lịch, quan niêm du lịch là sự thoải mái và tích cực.
1.3 Tác động môi trường của du lịch
Đã có thời người ta cho rằng du lịch là một ngành “lý tưởng” bởi vì nó không gây hại đến môi trường. Thực vậy, khác với ngành khai khoáng và một số dạng nông nghiệp khi sử dụng môi trường sẽ tác động và có thể phá hủy môi trường. Các nhà quảng bá du lịch nói rằng khách du lịch chỉ muốn xem và sử dụng môi trường tự nhiên trong tình trạng không bị phá hủy và không bị ô nhiễm. Nhiều người cũng tuyên bố rằng sự mở rông của công nghiệp, đã gây ô nhiễm không khí, mưa axít, xây dựng các trung tâm thương mại xấu xí và tắc nghẽn giao thông vì cần nhiều sự chuyên trở hàng hóa sản xuất ra đến các nơi tiêu thụ. Và trong khi hoạt động khai khoáng cuối cùng sẽ là nguồn tài nguyên bị cạn kiệt thì du lịch sẽ phát triển mãi mãi. Nhìn nhận về du lịch bằng sự so sánh đơn giản hóa này vừa có một số yếu tố thực nhưng cũng có một số lầm lẫn.
Nhiều năm qua, những người chủ trương phát triển du lịch cho rằng du lịch là một cách thức củng cố, không làm ô nhiễm và làm trong sạch môi trường đồng thời cải thiện điều kiện kinh tế của đất nước mà không làm phá hủy các nguồn tài nguyên. Khi sự phát triển du lịch trở nên phổ biến và các điểm đến du lịch chủ yếu đã trải qua một thời gian tồn tại thì các nhà quy hoạch và quản lý nhà nước về du lịch nhận ra rằng cũng có những vấn đề tồn tại cùng với du lịch và về lâu dài chắc chắn có tác động xấu đến một khu vực. Vì vậy, người ta đã dành nhiều thời gian và nhiều cố gắng để thiết lập phương pháp tính toán ảnh hưởng của du lịch đến môi trường và đề ra những biên pháp tốt nhất để ngăn cản các tác động xấu và nặng nề đến môi trường.
Tác động môi trường do các hoạt động của con người gây ra thường được xem xét thông qua ảnh hưởng đến các yếu tố của môi trường tự nhiên như nước, không khí, đất đai… Trong thế giới hiện đại ngày nay, người ta còn đánh giá sự tác động đối với môi trường qua yếu tố âm thanh (ô nhiễm tiếng ồn) và cảnh quan khu vực (ô nhiễm cảnh quan). Các tác động này có thể ở mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng thiệt hại môi trường có thể hồi phục được hoặc thiệt hại vĩnh viễn (không thể hồi phục được). Trong giáo trình này giới thiệu một cách tiếp cận khác về đánh giá tác động của du lịch đến môi trường theo phạm vi không gian của hoạt động du lịch ở đô thị và nông thôn. Ngoài ra còn xem xét sự tác động của loại hình du lịch đại chúng đến môi trường – loại hình du lịch có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và cũng phát triển mạnh nhất hiện nay.
Tác động của du lịch đến môi trường thành thị
Một trong những bài học đầu tiên mà các nhà quy hoạch tiếp thu được là du lịch có tác động đến môi trường nông thôn (hoặc tư nhiên) mạnh hơn so với các khu vực thành thị.
Các thành phố có thể thu nhận một số lượng lớn du khách và có thể đương đầu tốt hơn với số lượng lớn đó so với các khu vực (vùng) kém phát triển khác. Các thành phố và đo thị được phát triển nhiều về cở hạ tầng, sẵn có các khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông vận tải và các dịch vụ công cộng như y tế, bưu điện, cảnh sát… trong nhiều trường hợp và các tiện nghi này chỉ cần mở rộng hơn một chút là có thể đáp ứng được sự gia tăng không ngừng của số lượng du khách.
Tuy vậy, môi trường thành thị có số lượng giới hạn nhất định và khi vượt qua giới hạn này thì bất kỳ một sự gia tăng nào về du lịch sẽ tạo ra những vấn đề khó khăn. Cư dân ở một thành phố thủ đô phàn nàn rằng trong mùa du lịch họ gặp nhiều khó khăn trong lúc đi làm và về nhà vì số lượng khách du lịch sử dụng hệ thống giao thông công cộng đã làm quá tải hệ thống. Hoặc ở một thành phố khác, dân cư kêu ca rằng chất lượng cuộc sống của họ đã bị giảm sút nghiêm trọng bởi những đám đông khách du lịch gây sự thiếu hụt các phương tiện giao thông, làm các tiệm ăn chật cứng người và làm giá cả trong các cửa hàng tăng lên. Nhiều thành phố là điểm du lịch hiện nay cũng phán nàn về những vấn đề tương tự và cư dân ở đây nhận thấy rằng khách du lịch là nguồi thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều điều bất tiện cho họ.
Một số tác động đến môi trường cũng có liên quan về xã hội. Một dự án phát triển du lịch đồng thời là sự phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (khách sạn, nhà hàng, quán bar, cửa hàng…) ở một khu vực không chỉ nhằm phục vụ khách du lịch mà cư dân địa phương cũng được sử dụng các tiện nghi đó. Tuy nhiên, cũng phải trả giá cho sự pát triển này như dân số bị phân bố lại, nhiều người dân sống trong các căn nhà rẻ tiền hoặc dưới mức tiêu chuẩn buộc phải di chuyển đi chỗ khác để lấy mặt bằng cho dự án phát triển, ở các trung tâm thương mại, do giá thuê cao và sự thay đổi tính chất của người mua đã dẫn đến sự thay đổi về chủng loại các cửa hàng, cửa hiệu. Trong nhiều trường hợp các dịch vụ cơ bản (cửa hàng tạp hóa, cửa hiệu sửa chữa…) hoặc phải di chuyển ra nơi khác để lấy chỗ cho các cửa hàng ăn uống, cửa hàng lưu niệm, cửa hàng bán đồ thủ công
mỹ nghệ, cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ và cửa hàng quần áo thời trang. Với việc di chuyển hoặc đóng cửa các cửa hàng nhỏ hơn, kinh doanh các mặt hàng thông thường hơn làm cho cư dân địa phương phải đi khá xa mới mua được các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Một số cửa hàng còn tồn tại trong khu vực như hiệu thuộc, cắt uốn tốc hoặc giặt khô thì sự tăng giá (mà điều này không gây khó khăn đối với khách du lịch) sẽ tạo ra một gánh nặng tài chính đáng kể cho cư dân ở đây. Khi một khu vực ngày càng trở nên nổi tiếng về du lịch thì thành phần dân cư của nó có thể thay đổi. Sự tăng giá đất đai (mà có thể dự đoán trước được) đã dẫn đến những thay đổi trong xây dựng: nhà cửa được xây dựng tạm thời hơn và kiên cố hoặc nhà được làm nhiều tầng hơn thay vì tiêu chuẩn nhà một hoặc hai tầng. Những cư dân sống lâu năm ở Hồng Kông cho rằng các công trình du lcihj làmthay đổi bộ mặt của thành phố, những tòa nhà cao tầng hiện nay tạo bóng che phủ những khu vực, những đường phố trước kia tràn ngập ánh nắng mặt trời cả ngày. Hậu quả của thực tế này là làm cho toàn bộ khu vực sẽ lạnh nhanh hơn vào buổi tối và những cư dân có tuổi cảm nhận rõ nét sự thay đổi nhiệt độ này.
Do nhân thức được những vấn đề tồn tại tiềm tàng, ở nhiều khu vực đang phát tiển khác, người ta phải đặt ra nhiều quy định. Ví dụ, ở một số nước nhiệt đới có quy định cấm việc xây dựng các tòa nhà cao tầng (hoặc cấm xây dựng chúng trên bờ biển hoặc khu vực thượng nguồn sông) hoặc hạn chế chiều cao trung bình. Cũng có quy định liên quan đến số lượng khoảng trống làm bãi đỗ xe phải được tính toán và xác định trong mỗi dự án phát triển.
Ví dụ ở Thái lan, năm 1992 chính phủ đã quyết định đóng cửa sân golf ở Công viên Quốc gia Khao Yai. Quyết định này được sự ủng hộ của Tổng cục Du lịch Thái Lan vì đó là một trường hợp điển hình về việc cố gắng bảo vệ và gìn giữ môi trường. Ngoài ra, Quốc hội nước này đã thông qua nhiều luật lệ, quy định bảo vệ môi trường để phạt lỗi nghiêm khắc hơn đối với những người sâm phạm công viên và các khu vực bảo tồn Quốc gia.
Tác động của du lịch đến môi trường nông thôn
Nếu ảnh hưởng của du lịch ở các khu vực thành thị có thể tạo ra các vấn đề bất lợi về tiện nghi, tiêu chuẩn sống và sự “bức xúc” về môi trường thì những vấn đề này thậm chí có thể còn nhức nhối hơn ở những khu vực nông thôn. Những khu vực có “môi trường
đặc biệt” thường là nhỏ, đẹp, hoặc có sự phát triển cao để có thể hấp dẫn mạnh đối với du khách. Nhưng số lượng du khách lớn có thể có tác động mạnh mẽ đến môi trường ở những khu vực này, có thể gây ra sự hủy hoại những nơi họ đã đến thăm quan.
Khách du lịch đến vùng thôn quê với mục đích tận hưởng không gian rộng mở, không khí trong lành và môi trường không ồn ào, đông đúc. Một số người trong các kỳ nghỉ mong muốn sự thanh bình, yên tĩnh, thoáng đãng và một mức độ riêng tư nhất định. Điều này giải thích tại sao có rất nhiều người thích đi dạo trong rừng hoặc nghỉ ngơi tại một nơi yên tĩnh trong công viên quốc gia, trong rừng rậm hoặc khu bảo tồn tự nhiên. Áp lực của cuộc sống hiện đại làm cho nhiều người mong muốn có cơ hội được trốn tránh đến các vùng thôn quê, nghỉ ngơi, giải trí để chuẩn bị sẵn sàng cho tuần làm việc vất vả mới. Tại các nước phát triển, những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần thường thooi thúc mọi người lên xe, hướng ra ngoại ô đến những nơi có bờ biển, rừng cây hoặc đỉnh núi.