xem làng du lịch đồng nghĩa với Resort có thể do trong loại hình làng du lịch có thể loại làng du lịch cao cấp nó có những đặc điểm tương tự resort, tuy nhiên việc xem resort và làng du lịch cao cấp có phải cùng một loại hay không cần có sự nghiên cứu và quyết định của những người quản lý du lịch.
Làng du lịch có một ý nghĩa tương đương trong tiếng Anh đó là Toursim village. Đặc điểm nổi bật của làng du lịch chính là việc xây dựng nơi lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí cho khách theo mô hình quần thể trải ra trên không gian và diện tích khá rộng – tương tự như quần thể của các xóm, làng tự nhiên. Chính vì tính chất quần thể nên người ta gọi là làng. Resort cũng được xây dựng theo kiểu quần thể, nhưng về cơ sở vật chất kỹ thuật, kiến trúc hiện đại, tiện nghi cao cấp của nó không thể đồng nghĩa với từ làng được. Ngoài ra làng du lịch, còn có kiểu sinh hoạt đặc trưng theo kiểu sinh hoạt đặc trưng theo kiểu cộng đồng, nhóm nhỏ của khách du lịch. Như vậy có thể nêu khái niệm làng du lịch như sau:
Làng du lịch (Toursim Village) là loại hình cơ sở lưu trú du lịch tổng hợp thường được xây dựng theo quần thể trên một diện tích rộng được quy hoạch gần các tài nguyên du lịch. Loại hình cơ sở lưu trú này có kết cấu hạ tầng mang tính chất quần thể với những ngôi nhà riêng biệt cho khách lưu trú cùng với nhiều loại dịch vụ khác đáp ứng các nhu cầu của khách.
Với khái niệm nêu trên, cần phải phân biệt rõ: Thứ nhất, làng du lịch với Resort là loại hình cơ sở lưu trú du lịch hoàn toàn khác nhau. Thứ hai, làng du lịch là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác với làng du lịch mang ý nghĩa là một điểm tham quan du lịch (không có các cơ sở lưu trú chuyên nghiệp).
- Các thể loại
Tùy theo tiêu chí phân loại có thể chia làng du lịch theo các thể loại khác nhau. Theo cách phân loại hiện nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đó là căn cứ vào cơ sở vật chất kỹ thuật của làng du lịch và chất lượng phục vụ có thể chia thành hai loại cơ bản:
Làng du lịch cao cấp: Đó là quần thể các biệt thự và các công trình dịch vụ có kiến trúc độc đáo, được xây dựng trên một diện tích khá rộng thường ở nơi có những tài nguyên du lịch tự nhiên. Làng du lịch cao cấp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, với nhiều loại dịch vụ phong phú, chất lượng cao, thường bán cho khách theo giá trọn gói, có
các chuyên gia, huấn luyện viên hướng dẫn khách trong các hoạt động thể thao, giải trí, vui chơi, chăm sóc sức khỏe …
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Khắc Phục Sự Bất Lợi Của Thời Vụ Du Lịch
- Nâng Cao Sự Sẵn Sàng Đón Tiếp Du Khách Quanh Năm Cho Cả Nước, Vùng Và Khu Du Lịch :
- Một Số Hình Ảnh Minh Họa Về Bungalow
- Các Yếu Tố Cấu Thành Và Tác Động Của Du Lịch
- Mối Quan Hệ Giữa Du Lịch Và Văn Hóa – Xã Hội
- Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 11
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
Làng du lịch địa phương: đó là những làng du lịch mang đậm phong các kiến trúc, văn hóa của địa phương (có thể là những ngôi làng cũ cải tạo lại), có cơ sở vật chất kỹ thuật ở mức trung bình, tính đồng bộ không cao, phục vụ khách du lịch muốn hòa mình vào văn hóa của địa phương.
Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu tồn tại hai thể loại du lịch nói trên, và nó là loại hình cơ sở lưu trú mới xuất hiện so với các loại hình cơ sở lưu trú phổ biến khác (như khách sạn, nhà nghỉ, bãi cắm trại…). Do chưa có những tiêu chí cụ thể để xác định rõ loại hình lưu trú này nên ở các địa phương khác nhau làng du lịch cũng có các cấu trúc khác nhau… Chính vì vậy việc phân định làng du lịch thành hai thể loại có nhiều điểm rất khác biệt nói trên còn mang ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Ngoài ra, căn cứ vào vị trí địa lý của làng du lịch có thể chia ra các thể loại sau: Làng du lịch nghỉ núi
Làng du lịch đồng bằng Làng du lịch nghỉ biển…
- Đặc điểm
Như trên đã xem xét làng du lịch bao gồm hai loại cơ bản là làng du lịch cao cấp và làng du lịch địa phương, hai thể loại này có những đặc điểm chung, và đều là những đặc trưng để chỉ ra chúng cùng một loại hình như:
Tính quần thể: khu vực lưu trú của khách đều là những ngôi nhà riêng biệt, bố trí theo một quần thể thống nhất.
Có khu vực sinh hoạt chung, khu vực các dịch vụ như thương mại, ăn uống, vui chơi, giải trí…
Gắn với các tài nguyên du lịch, thường là ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu tốt (tài nguyên du lịch tự nhiên) hoặc ở những vùng có kiến trúc, bản sắc văn hóa đặc sắc (tài nguyên du lịch nhân văn)
Dịch vụ đa dạng, phong phú, đáp ứng khá đầy đủ các nhu cầu của khách lưu trú.
Tuy nhiên khi xem xét cụ thể các đặc điểm về kiến trúc xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm đối tượng khách chúng lại có những điểm khác biệt nhất định. Do đó chúng ta sẽ xem xét đặc điểm của từng thể loại làng du lịch.
+ Đặc điểm của làng du lịch cao cấp
Đặc điểm vị trí: Làng du lịch cao cấp thường có vị trí ở gần những nơi có tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị. Điều kiện về khí hậu thuận lợi, phù hợp với sinh hoạt của du khách.
Đặc điểm về kiến trúc và xây dựng
Làng du lịch cao cấp được kiến trúc theo lối quần thể, nhưng mang tính hiện đại, tính thẩm mỹ, tính đồng bộ cao. Đa số các làng du lịch cao cấp được quy hoạch tổng thể và xây dựng mới từ đầu (để đảm bảo các yêu cầu cao về cơ sở vật chất kỹ thuật)
Làng du lịch cao cấp cũng thường được chia thành những khu vực chủ yếu sau:
Khu vực lưu trú của khách: thường là những biệt thự riêng biệt, hoặc các bungalow cao cấp, bungalow độc đáo… đáp ứng sự riêng tư của khách.
Khu vực sinh hoạt chung của làng du lịch cao cấp thường được xây dựng rất hiện đại, có bãi đậu xe, khu vực nhà tầng, cửa hàng, trung tâm thương mại, văn phòng, vườn cây… Khu vực này tương tự như các resort.
Khu vực phục vụ chuyên đề thể thao, vui chơi, giải trí: mỗi làng du lịch cao cấp thường quan tâm tổ chức những chương trình hoạt động theo những chuyên đề nhất định (như thể thao, giải trí, tắm biển…). Cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu vực này được xây dựng hiện đại, tiện nghi, đồng bộ.
Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của làng du lịch cao cấp có mức độ cao (khác biệt so với làng du lịch địa phương).
Có khu vực dịch vụ theo các chương trình hoạt động, các chuyên đề của làng du lịch.
Buồng khách của làng du lịch có các trang thiết bị, hiện đại, tiện nghi cao cấp. Tuy nhiên, đối với một số làng du lịch để đáp ứng nhu cầu của một số khách muốn tách biệt khỏi môi trường hiện đại họ thường xây dựng những bungalow cho khách lưu trú với trang thiết bị tiện nghi đơn giản (như làng du lịch ở Châu Âu của Câu lạc bộ Địa Trung Hải không trang bị tivi, điện thoại ở nơi lưu trú của khách).
Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của làng du lịch cao cấp có chất lượng cao, hầu hết được bán dưới hình thức trọn gói (bao gồm: ăn, ở, lưu trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hương dẫn, tư vấn…) với mức giá khá cao.
Đặc điểm về đối tượng khách
Thích hợp với đối tượng khách muốn trở lại cuộc sống yên bình, thích hợp với khách nghỉ dưỡng.
Đa số khách ở lứa tuổi trung niên.
Yêu thích văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của địa phương. Thường đi theo nhóm không quá đông hoặc đi theo cặp.
Đa số là người có khả năng thanh toán cao. Thời gian ưu đãi dài.
Đặc điểm về lao động
Đội ngũ lao động có tính chuyên môn hóa cao, được tổ chức liên kết chặt chẽ, đồng bộ trong cả quá trinh phục vụ.
Làng du lịch cao cấp có đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, phụ trách một nhóm khách nhất định (thường từ 5 đến 15 người), cùng tham gia các sinh hoạt cộng đồng với khách trong thời gian khách lưu trú tại làng.
+ Đặc điểm của làng du lịch địa phương
Đặc điểm vị trí
Làng du lịch địa phương có vị trí ở những nơi gần gũi với các nguồn tài nguyên du lịch, có khí hậu tốt, môi trường tự nhiên – xã hội lành mạnh.
Đặc điểm về kiến trúc và xây dựng
Làng du lịch địa phương có kiến trúc địa phương vừa mang những yếu tố riêng về mặt văn hóa, vừa phù hợp với môi trường xung quanh tạo cho khách sự gần gũi với thiên nhiên và văn hóa, con người địa phương, quy hoạch của làng du lịch địa phương cũng gồm ba khu vực chủ yếu:
Khu vực lưu trú của khách: thường là những ngôi nhà riêng biệt, hoặc các bungalow đáp ứng sự riêng tư của khách.
Khu vực công cộng: thông thường các làng du lịch thường có khu vực sinh hoạt chung như quảng trường, nhà thờ, hồ nước, rừng, cây, song, nhà truyền thống…
Khu vực dịch vụ và sinh hoạt: bao gồm các nhà hàng, quán bar, quán đặc sản sàn nhảy, rạp chiếu bóng, bãi đỗ xe, karaoke, massage …
Kiến trúc của làng du lịch địa phương mang đậm phong cách địa phương (do đa số làng du lịch tự nhiên vốn có từ trước được cải tạo lại). Những làng du lịch được xây mới thường có phong cách vừa mang đậm bản sắc văn hóa vừa độc đáo riêng biệt nhăm hấp dẫn du khách.
Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của làng du lịch địa phương thường có chất lượng ở mức trung bình và cao hơn.
Một số làng du lịch tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có từ trước cải tạp thành nơi thu hút và phục vụ khách.
Hệ thống các cơ sở phục vụ khách du lịch như nhà hàng, quán bar, cafe, dịch vụ bổ sung, bãi đậu xe… cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị tương tự như các loại hình cơ sở lưu trú du lịch phổ biến khác.
Khu vực lưu trú của khách thường bảo gồm quần thể các nhà nghỉ, biệt thự, nhà ở của cư dân cải tảo lại, hoặc các bungalow…
Buồng khách (hoặc nhà nghỉ cho khách ở) trong làng du lịch địa phương nhìn chung được trang bị đầy đủ các trang thiết bi phục vụ nhu cầu lưu trú của khách, với chất lượng trung bình và thường mang tính dân tộc, văn hóa địa phương trong trang trí.
Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm thường có giá thấp hơn so với làng du lịch cao cấp, khách sạn hạng cao.
Thích hợp với đối tượng khách muốn trở lai cuộc sống yên bình đặc biệt nơi các miền quê.
Sản phẩm có chất lượng trung bình.
Thời gian lưu trú của khách thường không dài, đa số là phục vụ khách đi nghỉ cuối
tuần.
Đặc điểm về đối tượng khách
Khách đa dạng về tuổi tác, thu nhập, dân tộc phong cách sống.
Khách thường muốn tìm về đời sống dân dã, bình dị nơi thôn quê. Yêu thích văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của địa phương.
Đặc điểm về lao động
Đội ngũ lao động ở làng du lịch địa phương có tính chuyên môn hóa không cao, quá trình phục vụ nhiều lúc mang tính tự phát, chưa được đào tạo đúng mức.
Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ và giao tiếp có thể khai thác được nhiều yếu tố văn hóa (phong tục tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng, truyền thống…) của địa phương tạo ra những sức hấp dẫn riêng đối với khách.
- Những ưu thế và hạn chế
Vì mỗi thể loại làng du lịch có những đặc điểm khác biệt nhất định do đó chúng cũng có những ưu thế và hạn chế khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét ưu thế và hạn chế của từng loại du lịch .
+ Đối với làng du lịch cao cấp: ưu thế nổi bật của loại hình cơ sở lưu trú du lịch này
là :
Chất lượng cao,bkhách được thực sự hòa mình vào thiên nhiên với tính chất du lịch
tích cực, hưởng trọn vẹn các dịch vụ của một kỳ nghỉ.
Lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có tính chuyên môn hóa cao. Có các chuyên gia hướng dẫn khách trong các chương trình giải trí, thể thao.
Sản phẩm trọn gói do đó tận thu được khả năng tiêu dung của khách. Một số hạn chế của loại hình cơ sở lưu trú này:
Chi phí đầu tư, xây dựng cũng như tiến hành hoạt động kinh doanh, phục vụ khá cao. Khó khăn trong việc hạ giá thành và cạnh tranh với một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác.
Giá cả thường khá cao.
Thị trường khách còn hạn chế chỉ tập chung ở loại hình khách “quý tộc ”
+ Đối với làng du lịch địa phương
Ưu thế nổi bật của loại hình cơ sở lưu trú du lịch là: Giá cả hợp lý
Có thể khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của nhiều làng quê để phát triển du lịch. Đặc biệt những làng cổ, làng nghề truyền thống hoặc những làng quê có kiến trúc đặc biệt, làng quê gần những điểm du lịch nổi tiếng.
Chi phí kinh doanh thường không cao, cho nên có thể hạ được giá thành các sản phẩm du lịch.
Đối tượng khách tương đối đa dạng.
Một số hạn chế của loại hình cơ sở lưu trú này: Chất lượng cao.
Lực lượng lao động hạn chế về tính chuyên môn hóa.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1. Trình bày khái niệm du lịch, khách du lịch, điểm đến du lịch và các loại hình du lịch mà Anh/chị đã biết?
Câu 2. Trình bày một số loại hình cơ sở lưu trú mà Anh/chị đã biết?
CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC - CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Mã chương: CBMA 07.02
Giới thiệu:
Trong chương 2, người học sẽ được trang bị các kiến thức như: mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế khác, văn hóa – xã hội, moi trường, các điều kiện chung và điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch
Mục tiêu:
Nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế khác, văn hóa – xã hội, moi trường, các điều kiện chung và điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch
Nội dung chính:
1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác
1.1. Mối quan hệ giữa du lịch và các ngành kinh tế khác
Vai trò của du lịch được đánh giá rất khác nhau giữa các nước. Ở một số nơi, nó được coi là cách thức tốt nhất để kiếm được những đồng ngoại tệ quý giá, cải thiện mối quan hệ với các nước khác và được xem như là phương tiện bộc lộ cho thế giới biết đến một đất nước tươi đẹp, được quản lý và điều hành tốt. Quan điểm đối lập lại cho rằng du lịch không có ảnh hưởng tích cực. Nó phá hủy các nền văn hóa và hình mẫu cuộc sống ở một khu vực và làm hỏng các cảnh đồng quê xinh đẹp.
Du lịch có thể tạo ra sự kích thích thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng có hai mặt của vấn đề: những đánh giá tốt về du lịch trên phương diện này thì có thể lại có hại trên phương diện khác. Nếu cho rằng du lịch luôn luôn mang lại lợi ích kinh tế là không chính xác và cũng tương tự như vậy khi cho rằng du lịch luôn luôn tạo ra các vấn đề tồn tại về kinh tế là không đúng.
Mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương phải tự mình tiến hành phân tích và rút ra được các kết luận của chính mình trên cơ sở các tình huống riêng biệt như liệu du lịch sẽ có ảnh hưởng tích cực? Và liệu có nên tích cực khuyến khích sự phát triển du lịch?
Một trong những khó khăn lớn nhất của công việc phân tích trên là cố gắng so sánh các nước phát triển với các nước đang phát triển. Sự khác biệt giữa hai nền kinh tế đó làm