Các Yếu Tố Cấu Thành Và Tác Động Của Du Lịch


cho việc rút ra các kết luận chung và có giá trị là rất khó khăn. Phần này sẽ xem xét các đặc điểm tác động kinh tế chủ yếu của du lịch, trên cơ sở đó liên hệ áp dụng cho cả hai nhóm nước đã phát triển và đang phát triển.

CẦU

Du khách

Điểm đến

Sức chứa


ĐẶC ĐIỂM DU KHÁCH


ĐẶC ĐIỂM ĐIỂM ĐẾN

CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH

Du lịch có hiệu quả trực tiếp đối với một số ngành và lĩnh vực kinh doanh như giao thông vận chuyển, lưu trú và ăn uống thông qua doanh thu của các bộ phận này tăng đáng kể. Mặt khác, một số ngành khác có liên quan đến du lịch như công nghiệp hàng tiêu dùng, nông nghiệp cũng có lợi ích từ du lịch. Đó là hiệu quả gián tiếp của sự phát triển du lịch. Để hiểu được vấn đề này, cần tìm hiểu xem đồng tiền chi tiêu của du khách được thẩm thấu qua nền kinh tế của mỗi khu vực như thế nào và hiệu quả tăng thêm của tiến trình thẩm thấu đó.


Yếu tố

Thời gian lưu trú




Kiểu loại hoạt động




Mức độ sử dụng




Mức độ hài lòng




Các đặc điểm kinh tế - xã hội



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Tổng quan du lịch và khách sạn Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ - 9


Triển vọng môi trường




Cơ cấu kinh tế




Tổ chức chính trị




Trình độ phát triển du lịch





Cơ cấu và tổ chức xã hội


động lực


65

Kiểm soát tác động

Yếu tố tĩnh tại



Yếu tố kết quả


Sơ đồ 1: Các yếu tố cấu thành và tác động của du lịch

Hiệu quả bội

Đồng tiền do du khách chi tiêu là “đồng tiền mới” tại một khu vực vì du khách đã mang tiền từ nơi này đến nơi khác. Những đồng tiền mới này được sử dụng để chi trả các khoản phát sinh trong kỳ nghỉ của du khách. Ví dụ, du khách từ Đà Nẵng ra thăm Hà Nội có thể chi tiêu cho phòng khách sạn, vé máy bay, các bữa ăn tại khách sạn hoặc các nhà hàng. Các du khách này cũng có thể đến nhà hát, mua sắm hàng lưu niệm và mua tour thăm quan Hà Nội và các vùng phụ cận.

Từ những chi tiêu ban đầu đó của du khách làm nảy sinh các quá trình chi tiêu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, người lao động và những cơ sở kinh doanh khác. Tiếp theo ví dụ trên khi du khách vào các nhà hàng để thưởng thức các món ăn ở Hà Nội. Để chuẩn bị và phục vụ các món ăn, nhà hàng sẽ phải thuê nhân viên nấu bếp, dọn dẹp, phục vụ bàn, quản lý cũng như kế toán và thủ quỹ. Ngoài ra họ cũng cần mua nguyên liệu, thực phẩm, dụng cụ ăn uống, đồ đạc, các trang thiết bị phục vụ giải trí. Họ cũng phải chi trả các chi phí in ấn thực đơn, danh thiếp… Cơ sở kinh doanh này cũng sẽ phải nộp thuế kinh doanh và các khoản đóng góp khác cho địa phương. Các nhân viên được trả lương sẽ sử dụng tiền lương và tiền thưởng để trả các khoản chi cho nhu cầu cá nhân và gia đình, ngoài ra có thể để dành (tiết kiệm). Các nhà hàng sẽ trả tiền mua nguyên liệu thực phẩm cho những người cung cấp (cơ sở thương mại). Đến lượt mình, các nhà cung cấp sử dụng tiền thu được để chi trả cho những người sản xuất trực tiếp. Như vậy, đồng tiền chi tiêu của du khách được sử dụng vài lần tạo nên một chuỗi chi tiêu – thu nhập – chi tiêu – thu nhập… và lan truyền đi khắp địa phương.

Do đó, hiệu quả bội là hiệu quả tăng thêm về thu nhập của một khu vực từ những thu nhập ban đầu của du lịch (hoặc chi tiêu của khách du lịch). Nó có thể được xác định bằng cách nhân thêm một hệ số vào lượng thu nhập ban đầu của du lịch. Vì vậy, một số tác giả Việt Nam gọi là “hiệu quả số nhân trong du lịch”.

Tuy nhiên, không phải tất cả số tiền nhận được sẽ cần thiết phải chi tiêu hết hoặc đọng lại toàn bộ trong nền kinh tế của một địa phương nhất định. Một số nhân viên sẽ để dành (tiết kiệm) tiền, những nhân viên không phải là người địa phương có thể gửi tiền về quê, các cơ sở kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, các công ty chi nhánh của công ty đa quốc gia sẽ gửi lợi nhuận về công ty chính của mình ở nước khác. Do đó những khoản


tiền này được đưa ra khỏi chuỗi chi tiêu – thu nhập của khu vực. Thuật ngữ “rò rỉ - thất thoát” được áp dụng cho những khoản tiền đi ra khỏi chuỗi chi tiêu – thu nhập hoặc bị mất đi, không còn được sử dụng ở địa phương nữa. Do có sự rò rỉ này làm cho chuỗi chi tiêu – thu nhập chấm dứt.

Sự rò rỉ sẽ làm hiệu quả bội về thu nhập từ du lịch của một khu vực. Do đó, nếu khu vực tự cung cấp được nhiều hơn và đồng tiền quay được nhiều lần trong khu vực hơn thì người dân ở đó và nền kinh tế địa phương sẽ có lợi nhiều hơn từ du lịch. Tuy nhiên, nếu khu vực cần nhập vào hầu hết các phương tiện vật chất (để cung cấp cho du khách) thì vấn đề quan trọng và phải tính xem có bao nhiêu tiền thu được vào và lượng tiền đó lại thất thoát ra khỏi khu vực như thế nào.

Một số công trình nghiên cứu thực hiện ở một nhiều nước khác nhau chỉ ra rằng lợi ích kinh tế (tác động tích cực về kinh tế) của du lịch có thể rất khác nhau do mức độ của hiệu quả bội và sự rò rỉ của thu nhập. Tại Quốc đảo Bahamas, các công trình nghiên cứu trong nhiều năm đã chỉ ra rằng 79% chảy vào đất nước lại dùng để chi trả cho các hàng hóa nhập khẩu cần thiết. Do đó cần thiết phải đánh giá lại khả năng tồn tại của du lịch trong mối quan hệ với tỉ lệ rò rỉ (thất thoát) cao vì các chi tiêu thoát ra khỏi khu vực. Một số quốc gia khác có khả năng tự cung ứng hầu hết các nhu cầu của khách du lịch nên tỉ lệ thất thoát rất thấp, ví dụ ở Hy Lạp là 10% còn ở Nam Tư chỉ có 2%, đối với các nước này, lợi ích kinh tế từ du lịch sẽ lớn hơn rất nhiều.

Chiến lược đẩy mạnh việc thu hút du khách Nhật Bản đến Úc gây nhiều tranh luận ở đất nước này trên cơ sở các khái niệm kinh tế về hiệu quả bội và sự rò rỉ. Các cuộc tranh luận nảy sinh bởi vì người Nhật mua một số khách sạn, công ty xe du lịch và nhà hàng của Úc. Khi du khách Nhật tới đây nếu họ đi bằng hãng hàng không Nhật, lưu trú tại các khách sạn, đi tour du lịch bằng xe do người Nhật làm chủ với hướng dẫn viên người Nhật và nếu họ ăn trong các nhà hàng cũng của người Nhật điều hành, nhà hàng lại sử dụng các nhân viên và đầu bếp người Nhật, sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật thì giá trị cuối cùng của du lịch đối với nền kinh tế là rất nhỏ vì tất cả các lĩnh vực trên sẽ rút tiền ra khỏi nền kinh tế Úc để quay về Nhật.

Do vậy, khi đánh giá tác động kinh tế của du lịch ngoài việc phân tích mức chi tiêu, thời gian lưu trú của khách, tổng thu nhập thu được còn cần xác định được sự rò rỉ


(thất thoát) giá trị thực của số thu nhập và tỉ lệ thu nhập từ du lịch còn đọng lại trong nền kinh tế của nước đón khách.

Các tác động về kinh tế

- Cải thiện cán cân thương mại quốc gia

Khách du lịch quốc tế đến mang theo tiền từ các quốc gia khác. Điều này có hiệu quả giống như một ngành sản xuất và du khách có “trách nhiệm” mang ngoại tệ vào, do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia. Du lịch được coi như một loại hàng hóa xuất khẩu có thể có giá trị như khoáng sản hoặc nông sản ở một số nước (và có lẽ có giá trị hơn vì nó không làm cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên như ngành khai khoáng). Nếu du lịch được duy trì thường xuyên và phù hợp thì có thể coi nó như là một tác nhân giữ ổn định một khoản thu từ xuất khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước có các mặt hàng xuất khẩu chính có thể có sự nhạy cảm về giá cả hoặc thị trường của các mặt hàng này có thể đang bị thu hẹp. Đặc biệt càng có ý nghĩa đối với các nước bị lệ thuộc và sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn về kinh tế nếu mùa màng thất bát do thời tiết không thuận lợi.

Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia. Thiếu ngoại tệ thường gây ra sự hạn chế chủ yếu về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công nghiệp, hệ thống giao thông, nguồn năng lượng… của mình nhưng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách quốc tế có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó.

Lợi ích trên có được với điều kiện có một lượng đáng kể du khách Quốc tế đến và mang theo ngoại tệ. Lượng ngoại tệ thu được không bị rò rỉ khỏi nền kinh tế. Đồng thời, các du khách quốc tế đến và chi tiêu nhiều hơn công dân quốc gia đó đi du lịch nước ngoài.

Nếu người Việt Nam đi nước ngoài trong các kỳ nghỉ mang theo tiền bạc (dưới dạng ngoại tệ hoặc séc du lịch) và chi tiêu tiền bạc ở nước ngoài thì lợi ích kinh tế của du lịch bị ảnh hưởng. Các nước đang phát triển như Việt Nam cần nhiều khách du lịch đến đất nước hơn số công dân nước mình đi du lịch nước ngoài để đảm bảo có lợi ích kinh tế dương trong cán cân thương mại quốc gia. Những năm gần đây do sự phát triển kinh tế, thu nhập của người dân được nâng lên nên số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng


tăng dần. Có một số cách để hạn chế đi du lịch nước ngoài, buộc họ ở nhà trong các kỳ nghỉ và do đó giúp cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán thương mại. Một số nước áp dụng thị thực hoặc giấy phép cho người đi du lịch nước ngoài. Một số nước khác hạn chế số lượng tiền người đi du lịch có thể mang ra khỏi đất nước. Cũng có trước hợp ở một số nước không có những quy chế pháp lý đặc biệt nhưng vì mức độ thu nhập của dân cư nói chung thấp, điều đó có nghĩa là một người thu nhập trung bình thì đơn giản không thể có điều kiện kinh tế cho một chuyến đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, tỉ giá trao đổi cũng có ảnh hưởng tới số người đi du lịch nước ngoài. Khi tỉ giá trao đổi các ngoại tệ mạnh biến động một cách đột biến sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng chú ý của mô hình du lịch.

Trong năm 1997 đồng tiền của một số nước Châu Á và khu vực Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia… bị mất giá so với đồng Đôla Mỹ. Điều đó đã làm giảm số du khách của những quốc gia này đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự giao động của tỷ giá trao đổi ngoại tệ sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến du lịch ở các quốc gia có khoảng cách gần và những người nhạy cảm với tỷ giá trao đổi. Còn đối với những nơi đến du lịch có khoảng cách xa thì sự ảnh hưởng này có phần giảm.

Ngoài ra, ở các nước phát triển, hiệu quả của du lịch có thể không đáng chú ý hoặc chủ yếu như đối với các nước đang phát triển. Bởi vì, các nước phát triển có thể có sự phối hợp tốt của nhiều loại hàng hóa xuất khẩu và không chỉ dựa vào một vài loại sản phẩm để tạo sự cân bằng cho cán cân thanh toán thương mại. Do đó, lợi ích của du lịch đối với cán cân thương mại cua một quốc gia cần được đánh giá một cách thận trọng.

- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới

Nếu quan sát bất cứ một khu du lịch nào, nhìn vào số nhân viên đang làm việc trong các khách sạn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm,các nhà hàng… thì rõ ràng du lịch đã tạo ra những công việc này. Khái niêm hiệu quả bội cũng được áp dụng ở đây vì du lịch còn tạo nên nhiều việc làm cho các ngành và lĩnh vực khác. Chắc chắn, đây là một yếu tố tích cực khi đánh giá tác động của du lịch đối với bất kỳ một quốc gia nào. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng nhận định: ngành du lịch đã đẩy mạnh quá trình tạo thêm việc làm và là một động lực chính của công tác giảm nghèo trong nhiều thập niên qua và xu hướng này sẽ gia tăng trong thập niên tới.


Số liệu mới nhất của ILO, công bố hồi tháng 4/2013, cho thấy hoạt động lữ hành và du lịch trong năm 2012 ước tính giúp tăng thêm hơn 260 triệu việc làm trên toàn cầu và đóng góp khoảng 9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.

Dự đoán, đến năm 2022, tổng số việc làm trong ngành du lịch trên thế giới sẽ đạt 328 triệu việc làm, tương đương gần 10% tổng số việc làm trên toàn cầu.

Trong báo cáo nghiên cứu, ILO cho biết ngành du lịch mang lại cơ hội gia nhập nhanh vào lực lượng lao động đối với thanh niên, phụ nữ và lao động nhập cư với việc có một sự kết nối liên ngành với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Nhờ lợi thế là một lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều lao động nên ngành du lịch có tiềm năng đóng góp vào công tác giảm nghèo thông qua việc địa phương hóa, bằng cách phát triển các chuỗi giá trị và hợp nhất các giải pháp để phát triển du lịch bền vững và với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ đang rất phát triển trong lĩnh vực này ở nhiều quốc gia.

Du lịch là một ngành tạo ra việc làm nhưng điều quan trọng là phải xem xét thận trọng loại công việc mà nó tạo ra. Công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, thông tin tuyên truyền, bán và maketing. Tuy nhiên, phần lớn co hội việc làm ở phạm vi điều hành và tác nghiệp.

Du lịch tạo ra việc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời. Công việc thời vụ, công việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ (cuối tuần, nghỉ lễ) là những đặc điểm của ngành. Mọi người đều thừa nhận rằng du lịch là nguồn kinh doanh 24h một ngày, 7 ngày một tuần và điều đó có nghĩa là giờ giấc không còn là vấn đề phải cân nhắc.

Du lịch cũng tạo ra công việc cho những nhà quản lý như quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp trưởng hoặc giám đốc maketing… Còn lại phần lớn công việc đòi hỏi kỹ năng không cao như phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp, khuân vác. Cơ hội thăng tiến của nhân viên trong ngành nói chung chậm. Hầu như phần lớn số nhân viên sẽ rời khỏi ngành với chức danh hoặc vị trí gần như khi họ vào.

Do công việc chân tay là chủ yếu, theo ca kíp, làm việc vào ngày nghỉ cho nên khi có cơ hội mọi người sẵn sàng đổi sang các loại công việc khác ưa thích hơn. Nếu một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp và ở đó dân cư có thể kiếm được việc làm tốt, có lương cao, giờ giấc và điều kiện làm việc lý tưởng thì sẽ không có đủ lao động sẵn sàng làm


việc trong ngành khách sạn và du lịch. Trong trường hợp này cần thiết phải thu nhập lao động từ những khu vực khác hoặc các nước khác đến làm việc. Ở một số nước châu Âu như Pháp, Đức hay một số nước ở Đông Nam Á như Singapore, do có môi trường kinh tế tốt, tỷ lệ thất nghiệp thấp làm cho người dân có điều kiện kén chọn công việc. Họ không muốn tham gia vào ngành du lịch vì các điều kiện làm việc không thuận lợi. Do đó ngành du lịch ở những nước này phải thu nhận lao động từ nước ngoài, thường gọi đó là “công nhân khách” từ các nước khác như công nhân Algeria hoặc Marocco đến làm việc ở Pháp, người Philippine, Ấn Độ đến làm việc ở Singapore.

Một hạn chế khác về làm việc trong du lịch đối với các nước đang phát triển là lao động địa phương được tuyển dụng vào những công việc bán kỹ năng hoặc không có kỹ năng và một số vị trí quản lý cấp thấp, còn các vị trí quản lý chính thường do người nước ngoài đảm nhận. Ví dụ ở những khách sạn liên doanh (kinh doanh đa quốc gia), nhân viên khách sạn thường là người địa phương và những người này chỉ có thể được xếp vào vị trí quản lý hành chính hoặc ở cấp trung gian mà không có cơ hội ở vị trí cao nhất của tổ chức. Nguyên nhân một phần là do những người địa phương chưa đủ điều kiện về giáo dục và trình độ, mặt khác có thể do chính sách của công ty. Thực tế này có thể tạo nên sự không thỏa mãn của những nhân viên bản xứ vì họ có thể sẽ không bao giờ đạt được vị trí cao nhất cho dù họ có năng lực tốt như thế nào đi chăng nữa.

Các cơ hội việc làm như quản lý ăn uống, quản lý khách sạn, kế toán và tài chính, lễ tân và marketing, quản lý tổ chức và hệ thống thông tin, hướng dẫn viên…đòi hỏi người lao động có trình độ đại học. Vào những năm 80 ở Việt Nam chưa có một trường đại học nào đào tạo về du lịch. Sau khi Việt Nam thực thi chính sách mở cửa, ngành du lịch phát triển thực sự từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90 đến nay thì tại một số trường đại học ở cả Bắc, Trung, Nam mới bắt đầu mở chuyên ngành đào tạo du lịch ở bậc đại học. Đồng thời, các trường cao đẳng, trung học nghiệp vụ và dạy nghề du lịch cũng được mở rộng và phát triển nhằm cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình độ đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch trong cả nước.

Triển vọng việc làm trong lĩnh vực lữ hành thường không rõ nét và bức xúc như trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và ăn uống. Mặc dù các cơ quan quản lý du lịc của Nhà nước và các địa phương, các văn phòng cung cấp dịch vụ tư vấn du lịch mở rộng


hoạt động nhưng mức độ tự động hóa ngày một tăng ở các cơ quan và các đại lý du lịch này sẽ đe dọa số việc làm nói chung trong lĩnh vực lữ hành. Đồng thời, các bộ phận công việc lữ hành khác cũng không cần bổ sung nhiều nhân viên như trong lĩnh vực khách sạn hoặc ăn uống.

Các nhân viên làm việc trong lĩnh vực khách sạn và ăn uống nếu thấy không thoải mái và hài lòng với công việc thì họ có thể bỏ việc hoặc xin chuyển công việc khác tạo ra sự luân chuyển nhân viên trong lĩnh vực này có thể rất cao. Do đó, các nhà quản lý cần phải có các chiến lược nhân sự phù hợp để đảm bảo duy trì được số nhân viên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Quảng bá cho sản xuất địa phương

Ở nhiều nước, ngành du lịch tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về sản phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng… Đồng thời tạo khả năng để tăng khối lượng sản xuất của địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ sung thêm từ các du khách. Ngoài ra, nhũng sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm… từ những ngành nghề đang bị mai một vì người dân địa phương không còn quan tâm đến thì sẽ lại được khôi phục và phát triển.

Du lịch mang lại lợi ích phát triển sản xuất địa phương chỉ áp dụng cho nước nhận khách du lịch. Nhưng nếu các nguyên vật liệu mới cần cho ngành du lịch mà phải nhập khẩu từ nước ngoài thì lợi ích này sẽ bị giảm thiểu. Những nguyên liệu, hàng hóa và vật phẩm cung cấp như thực phẩm, hàng tiêu dùng hoặc hàng hóa lưu niệm đáng nhẽ phải nhập khẩu nhưng được sản xuất tại địa phương hoặc trong nước thì mới tạo ra lợi ích thực sự cho nước chủ nhà. Nếu các khách sạn quốc tế ở Việt Nam phải nhập khẩu đồ đạc của Pháp, đồ sành sứ Trung Quốc, vật liệu xây dựng từ Ý, thảm len chăn đệm từ Hàn Quốc, đồ điện và điện tử từ Nhật và Mỹ, nhà hàng kiểu Châu Âu phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu để chế biến thì có lẽ trên thực tế không làm phát triển sản xuất của Việt Nam được nhiều.

- Tăng nguồn thu cho Nhà nước

Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế. Có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng cộng thêm vào hóa đơn thanh toán

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí