Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 11

làm giảm hiệu quả công tác xét xử cũng như kết quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Do đó, Nhà nước sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về tội trốn thuế nói riêng và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung. Hiện nay thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 của Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tài chính mới hướng dẫn chung chung, chưa cụ thể. Hay Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ngày 23/11/2004 hướng dẫn việc truy cứu TNHS đối với hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng, hiện không còn phù hợp với BLHS hiện hành nữa cần phải sửa đổi cho phù hợp.

3.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra và phát triển án lệ

- Tòa án nhân dân Tối cao tập trung làm tốt hơn nữa công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán; thường xuyên tổ chức việc trao đổi, rút kinh nghiệm công tác xét xử, đặc biệt là kinh nghiệm xét xử, giải quyết các vụ án về trật tự quản lý kinh tế nói chung và trốn thuế nói riêng trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân.

- Cần tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế tiêu cực trong công tác xét xử. Duy trì thường xuyên và nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra và giám đốc việc xét xử của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới trong toàn ngành. Đồng thời cần duy trì chế độ tự kiểm tra và báo cáo định kỳ đối với các đơn vị trong toàn ngành Tòa án về các nội dung như: việc để các vụ án quá hạn luật định, án tuyên không rõ ràng, phạt tù nhưng cho bị cáo hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật...

- Pháp triển án lệ:

Tại điểm c khoản 2 Điều 22 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ:

Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử [20, Điều 22, Khoản 2]

Tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đó là: “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ” [20, Điều 27, Khoản 5]

Việc áp dụng án lệ đối với các tội phạm nói chung và tội trốn thuế nói riêng sẽ giúp cho Toà án kịp thời giải quyết những khó khăn , vướng mắc trong công tác xét xử , khắc phục tình trạng quá tải và chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luâṭ, đặc biệt là trong bối cảnh đòi hỏi của người dân và xã hội đối với công tác Tòa án ngày càng cao; những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đang gia tăng cả về số lượng và mức độ phức

tạp; nhiều quy định của pháp luật còn mang tính định tính, chưa rõ, còn có những cách hiểu chưa thống nhất; còn có những vấn đề chưa có quy định cụ thể của pháp luật để điều chỉnh. Áp dụng án lệ chính là phương thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn định, minh bạch, qua đó có tác dụng hướng dẫn các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối với cả cộng đồng xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Do đó để triển khai, đưa án lệ vào thực tiễn trước hết cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc ban hành án lệ; Tiếp đó cần chuẩn bị tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách làm công tác tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao trong việc xây dựng, ban hành

án lệ; Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng viết bản án, kỹ năng biên tập án lệ, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, áp dụng án lệ cho Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh tư pháp khác trong và ngoài Tòa án nhân dân....

Tội trốn thuế theo Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 11

3.3.3. Nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng và luật sư

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử tội trốn thuế còn có những hạn chế, sai lầm là do năng lực của người tiến hành tố tụng còn hạn chế. Do đó yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là rất cần thiết bao gồm cả năng lực chuyên môn về hình sự, tố tụng hình sự cũng như các kiến thức về quản lý thuế, tài chính, kế toán…

+ Thường xuyên tổ chức tấp huấn nâng cao nhận thức của cán bộ về chính sách, chế độ thuế, kế toán, tài chính về hoạt động kinh doanh và các văn bản mới có liên quan làm cơ sở cho quá trình đấu tranh, xử lý tội trốn thuế.

+ Cần kịp thời đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội trốn thuế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng cả về tư tưởng đạo đức, chính trị, trình độ nghiệp vụ, pháp luật, chuyên ngành thuế, tài chính, quản lý kinh tế. Trong thời kỳ hội nhập, pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và hệ thống pháp luật về thuế, quản lý kinh tế, tài chính thường xuyên thay đổi, bổ sung, sửa đổi, do đó việc thường xuyên cập nhập,bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ là đòi hỏi cần thiết. Tạo cơ sở cho việc áp dụng đúng, đầy đủ và hiệu quả các quy định của pháp luật trong hoạt động đấu tranh, xét xử tội trốn thuế.

+ Công tác cán bộ cần đi vào chiều sâu, cần rà soát toàn diện cán bộ có năng lực, đặc biệt là cán bộ có thân niên, kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội trốn thuế nhưng đang làm công tác trái chuyên môn, sở trường để bố trí lại công tác cho phù hợp.

- Bên cạnh đó việc nâng cao trình độ của luật sư cũng là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động điều tra truy tố, xét xử đối với tội trốn

thuế. Trong các vụ án trốn thuế, Luật sư là người bảo vệ quyền lợi cho các bị can, bị cáo. Việc luật sư có tâm, có trình độ chuyên môn tham gia xét xử, giúp cho quá trình xét xử đảm bảo cho việc xét xử được công bằng, đúng người, đúng tội, đúng mức hình phạt. Tuy nhiên ở nhiều vụ án mà có sự tham gia của luật sư thì việc tranh cãi chỉ xoay quanh quan điểm định tội danh hoặc tìm ra những chỗ chưa hoàn chỉnh của công tác điều tra để “bắt bẻ” chứ rất hiếm khi đưa ra được những bằng chứng phản bác đắt giá…. Nhiều lúc công đoạn tranh luận chỉ là sự công kích giữa hai phía buộc tội và gỡ tội, tuy là có kịch tính nhưng nhiều khi lại làm mất đi vẻ uy nghiêm của một phiên tòa. Điều này có một phần nguyên nhân từ năng lực của luật sư. Thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế, bị cáo và người nhà bị cáo không thuê luật sư, cho nên nhiều khi luật sư phải làm thêm các dịch vụ pháp lý khác, chưa kể có người còn có những công việc khác bên cạnh nghề luật sư, nhiều luật sư là cán bộ hưu trí... Những điều này làm cho kinh nghiệm và kỹ năng của luật sư bị dàn trải, hạn chế năng lực chuyên sâu của luật sư.

Đạo đức, ý thức nghề nghiệp: hiện nay còn có một số bộ phận cán bộ tư pháp thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, làm trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp để kiếm tiền. Một số luật sư khi tham gia bào chữa vụ án hình sự không quan tâm đến công việc chuyên môn, tới việc làm rõ các tình tiết của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện mà quá coi trọng vật chất, việc làm không trong sáng hòng chạy tội cho bị can, bị cáo. Thậm chí có những luật sư tìm cách “chạy án” nhằm gỡ tội cho thân chủ [5].

Do đó luật sư cần phải nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và tội trốn thuế nói riêng để đảm bảo việc tham gia tranh tụng cũng như các giai đoạn tố tụng khác đạt hiệu quả pháp lý.

3.3.4. Một số giải pháp khác

- Các giải pháp về phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện đặc thù. Đây là một khâu quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội. Công tác phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật luôn luôn là nhu cầu không chỉ của chủ thể quản lý là Nhà nước mà còn trở thành nhu cầu đối với các đối tượng được tác động như các nhà kinh doanh trong các thành phần kinh tế, cán bộ công chức Nhà nước, học sinh, sinh viên…. Và nói rộng ra là tất cả quần chúng nhân dân. Do đó trang bị tri thức pháp luật thuế và nghĩa vụ nộp thuế để bồi dưỡng thói quen sống và làm việc theo pháp luật của những người tham gia kinh doanh cũng như các tổ chức, cá nhân khác có phát sinh thu nhập là trách nhiệm của Đảng và các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức xã hội ở mọi ngành, mọi cấp mà trước hết thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế. Để thực hiện tốt giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thuế nói chung và tội trốn thuế nói riêng đến đông đảo quần chúng nhân dân:

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói thường xuyên đưa tin về thuế, nghĩa vụ nộp thuế của công dân và các biện pháp xử phạt vi phạm về nghĩa vụ nộp thuế, để mọi công dân có thể biết và hiểu được nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước liên quan đến thuế, từ đó nghiêm chỉnh chấp hành.

+ Tiến hành xét xử lưu động đối với các vụ án trốn thuế; cũng như đưa tin kịp thời các vụ án trốn thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng để hoạt động xét xử của Tòa án được tuyên truyền rộng rãi, đảm bảo tính răn đe,

giáo dục cũng như mọi người dân có thể giám sát việc xét xử, kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lầm trong xét xử nếu có từ đó kịp thời khắc phục.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan thuế, hải quan và các đơn vị liên quan

+ Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Kiểm sát,Tòa án) cần nêu cao mối quan hệ phối hợp để xác định tính chất, mức độ vi phạm, thống nhất quan điểm xử lý các hành vi trốn thuế để tiến hành xử lý hình sự hay hành chính. Các cơ quan cần chú ý phối hợp làm rõ và kết luận về mức độ sai phạm, những căn cứ, dấu hiệu tội phạm, vi phạm trốn thuế nhằm kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật. Trong mối quan hệ này, cần nâng cao nhận thức thực hiện Chỉ thị số 15/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cần kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh những vụ án liên quan đến lĩnh thuế nhằm kịp thời răn đe các đối tượng khác từ bỏ ý định hoặc tiếp tục phạm tội, lập lại trật tự pháp luật trong lĩnh vực này.

+ Đối với Cơ quan Quản lý thuế: Cần tăng cường quan hệ phối hợp, đề xuất hoặc phối hợp với ngành thuế tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và kịp thời phát hiện các hành vi nhằm trốn thuế của các doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

Cần tích cực trao đổi thông tin về phương thức, thủ đoạn phạm tội trốn thuế mới, diễn biến của vi phạm pháp luật về thuế. Đối với những vụ trốn thuế, khi lực lượng thanh tra thuế đã truy thu thuế và xử lý hành chính nhưng nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì lực lượng thanh tra cần chủ động trao đổi thông tin, hồ sơ xử lý đối với cơ quan điều tra. Xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì cần hủy quyết định xử lý hành chính để ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự.

KẾT LUẬN


Tội trốn thuế, trong tình hình hiện nay đang có diễn biến phức tạp. Loại tội này đã và đang xâm phạm và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự quản lý kinh tế, tạo sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kê khai, nộp thuế đầy đủ. Vì thế Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi trốn thuế trong cả lĩnh vực hành chính và hình sự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tội trốn thuế là một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, mà đối tượng tội phạm này trực tiếp tác động đến là khoản tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, không phải hành vi trốn thuế nào cũng có thể trở thành tội trốn thuế. Một người được coi là phạm tội trốn thuế khi họ thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế đồng thời họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193,

194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, hoặc trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên; Người thực hiện các hành vi đó cũng phải thỏa mãn là người có năng lực TNHS, từ đủ 16 tuổi trở lên và thực hiện với lỗi cố ý. Để thực hiện tội phạm này, người phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoàn khác nhau nhằm mục đích không phải nộp thuế hoặc làm giảm số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội trốn thuế có thể phải chịu hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn tương ứng với các khung của Điều 161 BLHS.

Để việc xét xử tội trốn thuế nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đảm bảo đúng pháp luật thì việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng là yêu cầu quan trọng. Nhận thức và áp dụng pháp luật trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đúng đảm bảo cho mục đích răn đe và giáo dục người phạm tội cũng như mọi tổ chức cá nhân kinh doanh, sản xuất… Hoạt động xét xử tội trốn thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội bên cạnh các kết quả đã đạt được thì cũng còn một số hạn chế. Tình hình tội trốn thuế vẫn có diễn biến phức tạp, thủ đoạn đa dạng, tinh vi, có sự cấu kết với các cơ quan chức năng; đồng thời việc xử lý đối với tội trốn thuế vẫn còn một số hạn chế, sai lầm. Nguyên nhân của những hạn chế, sai lầm ấy là do một số quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi trốn thuế còn chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn về tội trốn thuế còn chưa đầy đủ, chưa sửa đổi bổ sung phù hợp với sự thay đổi của BLHS và tình hình mới. Bên cạnh đó năng lực của người tiến hành tố tụng, cũng như luật sư tham gia tố tụng đối với tội trốn thuế còn hạn chế, đặc biệt chưa có sự chuyên sâu về lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính…. Do đó để đảm bảo việc xử lý hình sự đối với người có hành vi trốn thuế đúng người, đúng tội, đạt được mục đích giáo dục của hình phạt, trước hết cần rà soát hệ thống pháp luật về tội trốn thuế sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo việc áp dụng được thống nhất. Đồng thời thường xuyên, tổng kết công tác xét xử về tội trốn thuế để rút kinh nghiệm chung; tổ chức các lớp tập huấn về tội trốn thuế cũng như bồi dưỡng các kiến thức về quản lý kinh tế, tài chính, các chính sách thuế… cho cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử.... Từ đó góp phần hạn chế, tiến tới loại trừ các sai lầm trong việc xử lý người có hành vi trốn thuế, đảm bảo trật tự kinh tế, công bằng xã hội, góp phần vào công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội trốn thuế nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023