không đúng đắn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền cơ bản nhất của công dân, của con người mà còn làm xói mòn niềm tin của mỗi người dân vào tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Cũng chính vì lẽ đó trong số các hoạt động áp dụng pháp luật thì hoạt động áp dụng pháp luật hình sự luôn được đặt trong những giới hạn khắt khe nhất về nội dung và thủ tục.
Giá trị của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản thể hiện ở chỗ vụ việc được giải quyết hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm, điều kiện cụ thể của nó trong giới hạn chung mà pháp luật hình sự quy định đối với loại tội phạm này. Các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật đóng vai trò người tổ chức cho các cá nhân, tổ chức đó thực hiện pháp luật hình sự.
1.2. Khách thể, chủ thể, nội dung của áp dụng pháp luật hình sự đối với tôi cướp giật tài sản
1.2.1. Khách thể của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản:
1.2.1.1. Khái niệm tội cướp giật tài sản.
Tội cướp giật tài sản đã được quy định rất sớm trong pháp luật hình sự nước ta và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện qua các đạo luật hình sự ở từng thời kỳ. Có thể thấy cướp giật tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội vì đã xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác cũng như xâm phạm đến trật tự công cộng. Trước đây khi chưa có Bộ luật hình sự, loại tội phạm này đã được quy định trong các Pháp lệnh quy định về việc trừng trị các tội xâm phạm tài sản. Đến khi có Bộ luật hình sự năm 1985 thì vẫn có hai tội cướp giật tài sản khác nhau - tội cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa và tội cướp giật tài sản của công dân. Và khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành đã nhập hai tội này thành tội cướp giật tài sản.
Tại Điều 136 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tội cướp giật tài sản được quy định như
sau: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm....”. Đến BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 thuộc chương XVI các tội xâm phạm sở hữu. Tuy rằng Bộ luật hình sự không mô tả cụ thể hành vi cướp giật tài sản thể hiện như thế nào nhưng căn cứ vào khoa học pháp lý hình sự và thực tiễn quá trình công tác điều tra, truy tố, xét xử tội này thì cướp giật tài sản có thể được hiểu là hành vi nhanh chóng, công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bất ngờ rồi nhanh chóng tẩu thoát mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự. Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về tội cướp giật tài sản như sau: “Tội cướp giật tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện bằng cách nhanh chóng, công khai chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý một cách bất ngờ với động cơ, mục đích vụ lợi”.
Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm được quy định trong nhóm tội chiếm đoạt mang tính chất công khai cả về hành vi khách quan và ý thức chủ quan của chủ thể; được thực hiện một cách cố ý và phân biệt bởi tính chất, đặc điểm của hành vi. Cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sự sơ hở của chủ tài sản trong đó bao gồm sơ hở sẵn có hoặc do chính thủ phạm tạo ra nhằm nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Có thể nói đây chính là đặc trưng của hành vi cướp giật tài sản, cho phép phân biệt giữa hành vi cướp giật tài sản với các dạng hành vi chiếm đoạt tài sản khác. Do vậy, để xác định một hành vi chiếm đoạt tài sản có phải là cướp giật tài sản hay không cần chú ý đến dấu hiệu công khai và nhanh chóng.
Tính chất công khai của hành vi chiếm đoạt được thể hiện rò qua việc người phạm tội hoàn toàn không có ý định che dấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình đối với người quản lý tài sản nhưng không có tính chất đối đầu; việc chiếm đoạt tài sản được thực hiện ngay sau khi chủ sở hữu hoặc người quản
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 1
- Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 2
- Nội Dung Của Áp Dụng Pháp Luật Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản.
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản
- Mối Tương Quan Giữa Tình Hình Tội Cướp Giật Tài Sản Với Tình Hình Tội Phạm Nói Chung Trên Địa Bàn Huyện Thống Nhất Từ Năm 2015 Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
lý tài sản đang có mặt hoặc theo cách thức khiến họ có thể phát hiện hành vi đó ngay khi hoặc sau khi nó được thực hiện.
Yếu tố nhanh chóng đã góp phần tạo nên sự bất ngờ đối với người quản lý tài sản, là dấu hiệu phản ánh thủ đoạn của người phạm tội. Sự sơ hở, lơ là trong việc quản lý tài sản có thể do chủ tài sản hoặc trong một số trường hợp do người phạm tội chủ động tạo ra nhằm mục đích tiếp cận tài sản được thuận lợi, dễ dàng hơn, làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Sau khi thực hiện xong hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội nhanh chóng tìm đường tẩu thoát để trốn tránh sự truy đuổi của của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Ngoài việc hiểu rò những dấu hiệu chung của các tội phạm nói chung,
cần phải hiểu rò các dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể. Trong đó việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản cho phép nhận thức rò ràng, đầy đủ hơn về các đặc điểm, bản chất pháp lý đặc trưng cũng như tính nguy hiểm cao của tội cướp giật tài sản và cũng là cơ sở để nhận biết, phân biệt giữa tội danh này với tội danh khác một cách chính xác bởi lẽ giữa tội cướp giật tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác có tính chất chiếm đoạt tài sản có ranh giới tương đối mong manh. Từ đó góp phần trong khi định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội phạm và người phạm tội cụ thể; giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
1.2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản.
Cướp giật tài tài sản là một tội phạm cụ thể có các dấu hiệu pháp lý được thể hiện trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:
* Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm được hiểu “là quan hệ xã hội cụ thể hoặc một nhóm quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một tội phạm trực tiếp xâm hại".
Tội cướp giật tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Trên thực
tế hiện nay đã xảy ra nhiều vụ cướp giật tài sản mà hậu quả gây ra rất nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại mà điểm hình là cướp giật tài sản của người đang điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn. Dù rằng những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ không phải là đối tượng mà người phạm tội mong muốn, nhưng người phạm tội trước khi thực hiện hành vi cướp giật đã nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả của nó nhưng vẫn bất kể hậu quả xảy ra mà thực hiện. Cũng chính vì vậy khi quy định tội cướp giật tài sản Bộ luật hình sự năm 2015 đã coi dấu hiệu cấu thành về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung cho hình phạt.
Trong tình hình hiện nay, việc khẳng định khách thể của tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân không chỉ đúng về mặt lý luận mà còn phù hợp với thực tiễn trong công cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
* Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp các biểu hiện bên ngoài của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan đó là hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, các điều kiện bên ngoài khác như công cụ, phương tiện, cách thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…Đối với tội cướp giật tài sản tuy rằng trong điều luật không mô tả rò ràng, cụ thể hành vi khách quan tội phạm, nhưng có thể hiểu mặt khách quan của tội cướp giật tài sản chính là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.
Ở đây hành vi chiếm đoạt được biểu hiện bằng hành động giật tài sản, tức là giật lấy, giằng lấy, đoạt lấy tài sản không thuộc về mình và đây chính là bản chất, đặc trưng cơ bản của tội cướp giật tài sản.
Hành vi chiếm đoạt nhanh chóng là người phạm tội tạo ra sự bất ngờ hoặc lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu, người quản lý tài sản hay chủ động tạo ra
sơ hở làm cho họ không có khả năng giữ được tài sản để nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát.
Hành vi công khai có nghĩa là người phạm tội cướp giật tài sản không có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình với người khác. Đây cũng được xem là dấu hiệu đặc trưng khi phân biệt tội cướp giật tài sản với những tội có cùng tính chất chiếm đoạt tài sản khác.
Nội hàm của từ "giật tài sản" được quy định trong nội dung điều luật đã thể hiện hậu quả chủ sở hữu bị mất đi tài sản của mình. Do đó, tội cướp giật tài sản được pháp luật quy định là tội có cấu thành vật chất và tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã giật được tài sản từ chủ sở hữu, và nếu hành vi giật tài sản nhưng chưa giật được thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
* Chủ thể thực hiện tội phạm
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện nay, tùy từng trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm có thề là thể nhân (cá nhân) hoặc pháp nhân thương mại khi có đủ các yếu tố (điều kiện) của chủ thể.
Riêng đối với tội cướp giật tài sản, chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là cá nhân. Đó là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định mà tiến hành thực hiện hành vi cướp giật tài sản.
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đối với tội cướp giật tài sản là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình bị pháp luật hình sự cấm và có khả năng điều khiển hành vi của mình.
Đối chiếu theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015, chủ thể của tội cướp giật tài sản bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự phạm tội tại Điều 171 BLHS năm 2015 hoặc những người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự nếu hành vi phạm tội thuộc các khoản 2,3 và 4 của Điều 171 BLHS năm 2015.
Do đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội cướp giật tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần chú ý đến độ tuổi của người phạm tội.
* Mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến, trạng thái, thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện ở dấu hiệu lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.
Trong các dấu hiệu lỗi, mục đích và động cơ phạm tội thì dấu hiệu lỗi là dấu hiệu có trong tất cả các cấu thành tội phạm. Dấu hiệu động cơ phạm tội và dấu hiệu mục đích phạm tội chỉ có trong một số tội phạm nhất định.
Tội cướp giật tài sản được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích của tội phạm này là nhằm chiếm đoạt tài sản và là kết quả của người phạm tội đặt ra trong ý thức chủ quan phải đạt được khi thực hiện hành vi của mình. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi giật tài sản, là kết quả trong ý thức chủ quan và so với các tội khác như tội cướp, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội cướp giật tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi giật tài sản, vì hành vi giật tài sản đã bao hàm mục đích chiếm đoạt và đây là dấu hiệu bắc buộc khi xác định tội danh cướp giật tài sản.
Động cơ của tội cướp giật tài sản chính là động lực bên trong, là cái thôi thúc người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác để đạt được mục đích của mình một cách cố ý.
* Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Hậu quả của tội cướp giật tài sản không chỉ là thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu mà trong một số trường hợp còn gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc thiệt hại khác. Vì tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội cướp giật
tài sản so với các tội chiếm đoạt tài sản khác như tội trộm cắp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên pháp luật hình sự không quy định mức tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Do đó người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị lớn hay chỉ có giá trị rất nhỏ vẫn là phạm tội cướp giật tài sản. Và chỉ quy định mức tài sản chiếm đoạt thuộc các trường hợp định khung tăng nặng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của Điều 171 BLHS năm 2015.
1.2.2. Chủ thể của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài
sản:
Khi phát sinh quan hệ pháp luật hình sự, việc áp dụng pháp luật hình sự
không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể áp dụng pháp luật. Các chủ thể áp dụng pháp luật nhân danh ý chí của nhà nước chuyển hóa một cách chính xác các quy định của pháp luật hình sự vào từng quan hệ xã hội cụ thể. Việc áp dụng pháp luật hình sự chỉ diễn ra theo quy định của pháp luật, theo trình tự, thủ tục pháp luật được quy định chặt chẽ, không thể tự ý thay đổi hay chấm dứt theo ý chí của bất cứ ai trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể.
Chủ thể áp dụng pháp luật hình sự là cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành tố tụng hỉnh sự gồm có cơ quan tiến hành tố tụng hình sự như Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra trong một số lĩnh vực cụ thể như Hải quan; Kiểm lâm; Cảnh sát biển; Kiểm ngư; Bộ đội biên phòng và Công an nhân dân.
Trong đó hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tố tụng hình sự được thực hiện thường xuyên mỗi khi có hành vi phạm tội xảy ra, đó là hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.
Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự tội cướp giật tài sản bắt đầu ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,
xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Áp dụng pháp luật hình sự do nhiều chủ thể tiến hành tùy theo từng giai đoạn trong quá trình tố tụng hình sự.
* Giai đoạn khởi tố: là giai đoạn Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và những cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm xác định có hay không có các dấu hiệu của tội phạm cướp giật tài sản, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi cướp giật tài sản. Có thể nói khởi tố là một giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng, cơ bản hướng đến việc tăng cường pháp chế, đồng thời mở đầu cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra góp phần nâng cao hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm của toàn xã hội. Và giai đoạn này được xem là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng.
* Giai đoạn điều tra: là giai đoạn Cơ quan điều tra tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để nghiên cứu các chứng cứ, tình tiết đã thu thập và củng cố trong quá trình điều tra vụ án hình sự, đối chiếu với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tội cướp giật tài sản, từ đó nhanh chóng phát hiện và đầy đủ tội phạm, hành vi có lỗi của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại về vật chất do hành vi phạm tội gây nên. Trên cơ sở đó Cơ quan điều tra ra quyết định theo hai hướng hoặc là đình chỉ điều tra vụ án hình sự nếu không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc là chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án nếu thấy có đầy đủ cơ sở phạm tội cho Viện Kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và văn bản đề nghị truy tố bị can.
Giai đoạn điều tra góp phần ngăn chặn cho việc khởi tố bị can thiếu chính xác, không có căn cứ hoặc trái pháp luật, không mang tính khách quan và là cơ sở vững chắc cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo.