Giải Pháp Đảm Bảo Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Về Tội Hủy Hoại Tài Sản

Thứ hai, yêu cầu áp dụng đúng những quy định của BLHS năm 2015 về tội hủy hoại tài sản trong công tác xét xử.

Công tác xét xử bao gồm hai hoạt động quan trọng định tội danh và quyết định hình phạt. Làm tốt hai hoạt động này thể hiện hiệu quả trong công tác xét xử cũng như đáp ứng được yêu cầu áp dụng đúng quy định của BLHS. Theo quan điểm của GS.TS Vò Khánh Vinh cho rằng: “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự[38, tr.9-10]. Theo đó, định tội danh là một quá trình lôgic, là hoạt động xác nhận, ghi nhận sự phù hợp của trường hợp phạm tội cụ thể đang được xem xét với các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS.

Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt (đối với loại hình phạt có các mức khác nhau) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu TNHS” [27, tr.29]. Theo đó, quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn một loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Quyết định hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó

Thông qua hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt chính xác trong thực tiễn xét xử sẽ góp phần đảm bảo áp dụng đúng các quy định của BLHS năm 2015 về tội hủy hoại tài sản trong quá trình giải quyết vụ án.

BLHS năm 2015 ra đời góp phần ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nước ta, đặc biệt thể hiện một bước phát triển về kỹ thuật lập pháp, cũng như có nhiều định hướng rò nét trong đổi mới chính sách hình sự của Việt Nam. Pháp luật chỉ có ý nghĩa thực sự khi các quy định pháp luật được áp dụng vào điều chỉnh các quan hệ trong đời sống xã hội. Tức là chỉ khi pháp luật được áp dụng và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng tinh thần

thượng tôn pháp luật thì mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng của công dân và tổ chức, duy trì trật tự kỷ cương và thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy, việc áp dụng đúng các quy định của BLHS năm 2015 về tội hủy hoại tài sản nhằm đảm bảo cho các quy định đó vừa là công cụ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn trong đấu tranh, trấn áp tội phạm, vừa là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân và tổ chức.

Việc áp dụng đúng quy định của BLHS trong hoạt động đình tội danh và quyết định hình phạt để xử lý người phạm tội hủy hoại tài sản là hoạt động thực tiễn pháp lý quan trọng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng nhằm duy trì công lý, bảo vệ pháp luật và đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng và chống tội phạm. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung cũng như vụ án về tội hủy hoại tài sản nói riêng đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền, đặc biệt là TAND trong các hoạt động thực thi pháp luật phải luôn đảm bảo khách quan, toàn diện, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, kết hợp hài hòa giữa trừng trị với khoan hồng, giáo dục, cải tạo, cảm hóa người phạm tội, đảm bảo chính sách hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Bản án mà Tòa án tuyên cho bị cáo phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng phải tương xứng với hành vi phạm tội và đảm bảo khả năng thi hành của người bị kết án, đáp ứng cả mục đích phòng ngừa chung và mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt.

Thứ ba, yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, nhánh tư pháp có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, chức năng xét xử thuộc về Tòa án, còn Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố. Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải cách tư pháp và chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp góp phần

nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và đấu tranh với mọi loại tội phạm. Tổ chức và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ của từng cơ quan tư pháp và đề cao tính độc lập và khách quan, tuân thủ pháp luật của các chức danh tư pháp. Việc đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án, chú trọng hoạt động cải cách xét xử là trọng tâm của đổi mới trong cải cách tư pháp. Sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp. Tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp theo hướng tinh gọn đầu mối, hiệu lực hiệu quả. Đồng thời đổi mới và kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Thứ tư, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo môi trường ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, tình hình tội phạm của cả nước diễn biến phức tạp, trong đó tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng không nằm ngoài tình hình chung của cả nước. Chỉ riêng tỉnh Đồng Nai chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2020) đã có TAND các cấp đã giải quyết 19.316 vụ với 27.928 bị cáo; trong đó đã xét xử các tội xâm phạm sở hữu là 5.650 vụ (chiếm 39,25% về số vụ) với 6.625 bị cáo (chiếm 43,72% về số bị cáo). Tình hình này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là những tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 9

Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự để đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có TAND cần phải tăng cường xử lý giải quyết các vụ án để đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Pháp luật chính là công cụ hữu hiệu nhất để đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần tạo một môi trường ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng cũng như của cả nước phát

triển để nhân dân được yên tâm học tập, làm việc, sinh sống. Trách nhiệm phòng, ngừa và đấu tranh chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội, các cơ quan, tổ chức và cá nhân cần tích cực trong tham gia phòng chống tội phạm, góp phần tạo môi trường ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Giải pháp đảm bảo áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành về tội hủy hoại tài sản

Về cơ bản quá trình áp dụng các điều luật về nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nói riêng trong BLHS đã quy định tương đối đầy đủ, rò ràng, nên kết quả điều tra, xử lý tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thời gian qua đã từng bước được nâng cao, góp phần tích cực bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức và cá nhân. BLHS năm 2015 ban hành được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, tuy nhiên khi luật đưa vào áp dụng trên thực tế đã bộc lộ một số thiếu sót, bất cập. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản của BLHS trong điều tra, truy tố, xét xử cũng đã xuất hiện một số vướng mắc, khó khăn nhất định. Do vậy cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội hủy hoại tài sản nói riêng. Trong đó, trước hết cần phải có một điều luật quy định khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu nói chung và khái niệm tội hủy hoại tài sản nói riêng để làm cơ sở thống nhất trong việc nhận thức về hành vi hủy hoại tài sản và xác định đầy đủ cơ sở pháp lý hơn nữa cho nhóm các tội xâm phạm sở hữu.

Đối với việc hoàn thiện về dấu hiệu hậu quả của tội phạm.

Tác giả cho rằng cần ban hành văn bản hướng dẫn làm rò dấu hiệu “tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng…” tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 được

hiểu là trị giá của tài sản bị hủy hoại - giá trị của đối tượng của tội phạm (bao gồm cả những tài sản chưa bị thiệt hại nhưng người phạm tội có ý định hủy hoại nó). Theo quan điểm của tác giả, dấu hiệu “tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng…” trong tội hủy hoại tài sản cần được hiểu là giá trị của đối tượng tác động của tội phạm.

Đồng thời, sửa đổi cụm từ “Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ…” trong các CTTP tăng nặng tại khoản 2, 3, 4 Điều 178 BLHS năm thành “Tài sản trị giá từ…” vì theo quan điểm của tác giả, dấu hiệu hậu quả trong tội hủy hoại tài sản cần được hiểu là giá trị của đối tượng tác động của tội phạm mà không căn cứ vào thiệt hại thực tế đã xảy ra. Chẳng hạn như trong ví dụ nêu trên: A gom 1 số tài sản của B (tổng trị giá 100 triệu đồng) chất thành đống rồi tưới xăng đốt nhưng may mắn là được dập tắt kịp thời nên tài sản không bị cháy hết mà chỉ cháy 1 tài sản có giá trị 20 triệu đồng thì trong trường hợp này cần xác định mức độ TNHS của hành vi hủy hoại tương ứng với số tài sản định hủy hoại là 100 triệu đồng, tức là trong trường hợp này cần áp dụng khoản 2 Điều 178 BLHS chứ không phải khoản 1 Điều 178 BLHS.

Ngoài ra, cần hoàn thiện quy định của BLHS về chế tài của tội phạm

- Thứ nhất, Cần quy định riêng chế tài hình phạt của tội hủy hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản khác nhau. Hiện nay nhà làm luật vẫn gộp chung chế tài hình phạt của tội cố ý làm hư hỏng tài sản và tội hủy hoại tài sản trong cùng một điều luật. Để cho phù hợp nên tách thành hai điều luật riêng biệt cho hai tội cố ý làm hư hỏng tài sản, tội hủy hoại tài sản và xây dựng chế tài hình phạt của hai tội này khác nhau. Vì hai tội này không cùng có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội. Chính vì vậy cần xem xét sửa đổi theo hướng tách hai tội danh này độc lập để có cơ sở xem xét định tội và quyết định hình phạt phù hợp đảm bảo xử lý công bằng.

- Thứ hai, tại khoản 5 Điều 178 BLHS quy định hình phạt bổ sung áp dụng cho tội phạm này còn chung chung. Thực tiễn việc áp dụng hình phạt

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trên thực tế không nhiều đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, căn cứ vào thực tế cho thấy loại hình phạt này áp dụng không khả thi. Vì vậy, đề xuất bỏ quy định hình phạt bố sung “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định” tại khoản 5 BLHS năm 2015.

3.2.2. Bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan

3.2.2.1. Cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về đối tượng tác động của tội phạm

Thứ nhất, để phân biệt đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS) là những tài sản thông thường, với đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 303 BLHS là những công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia thì Chính phủ cần nhanh chóng ban hành danh mục công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trong thời gian sớm nhất. Để thực hiện được việc này, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng loạt khẩn trương lập danh sách cụ thể các công trình, phương tiện đủ điều kiện là công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia một cách cụ thể, rò ràng, để trình Chính phủ quyết định. Ngoài các quy định về tiêu chí và danh mục công trình quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, Thông tư số 72/2009/TT-BCA thì các cơ quan có thẩm quyền cần quy định về tiêu chí và danh mục các cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, bởi vì đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 303 BLHS ngoài công trình quan trọng về ANQG còn có cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Do vậy, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành danh mục công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trong thời gian sớm nhất hoặc HĐTP TANDTC có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Ví dụ cùng là hành vi hủy hoại đường dây liên lạc nhưng hành vi này chỉ xâm phạm đến

đường dây liên lạc của một hộ gia đình thì chỉ cấu thành tội hủy hoại tài sản. Còn nếu cũng hành vi hủy hoại khác xâm phạm đến đường dây liên lạc của một tỉnh…, gây tê liệt hệ thống liên lạc của tỉnh đó thì cấu thành tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

Thứ hai, Đối tượng tác động của Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS) là những tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đối với tài sản là tác phẩm nghệ thuật, di vật, cổ vật… là những tài sản không có khung giá, thậm chí là tài sản vô giá. Vì vậy vấn đề định giá gặp nhiều khó khăn. Để việc định giá những tài sản có tính đặc thù này, Tòa án cần đề nghị các cơ quan chuyên môn như cơ quan bảo tàng hoặc khảo cổ tham gia Hội đồng định giá khi định giá đồ cổ. Căn cứ vào kết quả định giá của Hội đồng định giá, Tòa án giải quyết vụ án liên quan đến những tài sản đặc thù này.

Đối với với tài sản bị xâm hại là quyền sở hữu trí tuệ. Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ… Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy quyền sở hữu trí tuệ được coi là tài sản. Vấn đề đặt ra là đối tượng phạm tội hủy hoại tài sản trong đó có quyền tài sản, việc xác định thiệt hại như thế nào? Những vấn đề này cũng cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về xác định thiệt hại đối với tài sản bị xâm hại là quyền sở hữu trí tuệ để đế áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn.

3.2.1.2. Cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về mặt khách quan của tội phạm

Ngoài việc tập trung sửa đổi những quy định liên quan đến định lượng, hình phạt trong điều luật, cần chú ý bổ sung quy định mang tính cụ thể, giúp nhận diện hành vi khách quan được mô tả của tội danh.

Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS về tội hủy hoại tài sản, cụ thể như sau:

Đối với việc hoàn thiện hành vi khách quan của tội phạm

Thứ nhất: Hội đồng thẩm phán TANDTC cần sớm ban hành Nghị quyết để hướng dẫn cụ thể về hành vi hủy hoại tài sản và hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Điều 178 BLHS quy định chỉ mới nêu tên tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà nhà làm luật chưa mô tả cụ thể được tội đó. Do vậy để đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật, cần ban hành văn bản hướng dẫn mô tả hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm, cụ thể như sau: Hành vi khách quan của tội hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Hành vi khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị giảm giá trị sử dụng ở mức độ còn khả năng khôi phục lại được.

Sự khác nhau giữa hai hành vi hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản là ở mức độ giá trị tài sản bị mất đi, đối với tội hủy hoại tài sản giá trị sử dụng tài sản bị mất hoàn toàn hoặc khó có thể khôi phục lại như cũ; còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản giá trị tài sản bị chỉ bị mất đi ở mức độ nhất định và còn có khả năng khôi phục lại được.

Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn việc định tội danh trong trường hợp có nhiều hành vi trong đó có hành vi hủy hoại tài sản, như: vừa hủy hoại vừa cố ý làm hư hỏng tài sản; hủy hoại tài sản nhằm trộm cắp tài sản khác; trộm cắp tài sản rồi hủy hoại chính tài sản đó,… Đây là những tội phạm phát sinh nhiều trên thực tế nên thiết nghĩ HĐTP TANDTC cần sớm ban hành Nghị quyết để hướng dẫn cụ thể đối với hành vi này, tránh sự chồng chéo trong nhận thức khi áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Do vậy để đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật, cần ban hành văn bản hướng dẫn, cụ thể như sau:

- Trường hợp người phạm tội vừa có hành vi hủy hoại tài sản, vừa có hành vi cố ý làm hư hỏng các tài sản khác nhau (thực hiện cùng một thời điểm hoặc khác thời điểm) thì cần định tội danh theo một Tội hủy hoại tài sản

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí