Các Yếu Tố Tác Động Đến Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản

ninh, trật tự và an toàn cho xã hội do hành vi cướp giật tài sản của người phạm tội gây ra.

i) Tái phạm nguy hiểm: theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nhưng chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và đây là tội đặc biệt nghiêm trọng. Các trường hợp đó là:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng: là trường hợp khi định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: là trường hợp khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội đã cố ý hoặc vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị hại với tỷ lệ thương tích cơ thể từ 31% đến 60%.

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng tình hình khó khăn khi xảy ra hiện tượng tự nhiên bất thường không do con người tạo ra hoặc trong hoàn cảnh đất nước đang có dịch bệnh mà có các điều kiện thuận lợi cho mình để phạm tội. Tùy vào mức độ khó khăn gây ra bởi thiên tai, dịch bệnh và ý thức trục lợi của người phạm tội mà xem xét trách nhiệm hình sự.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Phạm tội một trong các trường hợp thuộc quy định tại khoản 4 điều này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, cụ thể như sau:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người: là trường hợp người phạm tội cướp giật tài sản đã gây hậu quả nạn nhân bị chết và lỗi của họ đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Trong trường hợp xác định được hậu quả làm chết người là do lỗi cố ý của người phạm tội thì hành vi phạm tội khi đó sẽ cấu thành hai tội (tội giết người quy định tại Điều 123 và tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 5

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp: là trường hợp người phạm tội lợi dụng sự khó khăn trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mình để phạm tội.

* Hình phạt bổ sung.

Ngoài việc chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tòa án căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Khoản 1 Điều 50 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 để áp dụng loại hoặc mức hình phạt bổ sung. Cũng cần lưu ý rằng, khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, Tòa án cũng cần xem xét đến tình hình tài sản, khả năng tài chính của người phạm tội để quyết định.

Hình phạt bổ sung được lựa áp dụng trong trường hợp người phạm tội có khả năng sẽ tiếp tục phạm tội cướp giật tài sản trong tương lai và nếu không áp dụng hình phạt bổ sung này, tức là đáp ứng mục đích phòng ngừa tội phạm quy định tại Điều 31 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

1.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản

Hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản nói riêng và áp dụng pháp luật hình sự nói chung chịu sự tác động các điều kiện, yếu tố khách quan, chủ quan của đời sống pháp pháp lý, đời sống kinh tế - xã hội. Khi có sự thay đổi của một trong những điều kiện đó thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự.

– Chất lượng của các quy phạm pháp luật hình sự: đối với quy trình áp dụng pháp luật hình sự thì quy phạm pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động, thủ tục ở các giai đoạn. Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự thể hiện ở sự phù hợp với quan hệ xã hội cần điều chỉnh, không tạo nên sự khác biệt trong nhận thức nội dung, không đem lại khả năng xung đột pháp luật và những hệ lụy pháp lý phức tạp.

Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự có đạt được hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào chất lượng các quy phạm pháp luật được ban hành của các nhà lập pháp hình sự và người làm công tác hoạch định chính sách hình sự, là cơ sở thực tiễn để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật hình sự đạt được kết quả cao và dự báo được khả năng các quy định pháp luật hình sự ban hành có phù hợp với đời sống xã hội hay không. Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự cần được xem xét, hoàn chỉnh và đồng bộ cả về hình thức và nội dung, yêu cầu thống nhất, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước trong mỗi thời kỳ mà trong đó pháp luật hình sự sẽ tác động.

Tình trạng chờ đợi sự hướng dẫn, chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu hụt các quy phạm pháp luật hình sự sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng pháp luật hình sự. Các quy phạm pháp luật hình sự được ban hành không dựa trên các quy luật khách quan, không phản ánh được quy luật đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong từng thời kỳ cũng như sự vận động phát triển của các quy luật sẽ dẫn đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự không có hiệu quả.

Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các quy phạm pháp luật hình sự. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự phải thông qua một số giai đoạn nhất định và các giai đoạn đó được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các quy phạm pháp luật hình sự. Do vậy các quy phạm pháp luật hình sự này được ban hành dưới dạng văn bản và phù hợp với một số yêu cầu sau : văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp, nghĩa là nó được ban hành đúng thẩm quyền hoặc nhà chức trách chỉ được ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế, nghĩa là được ban hành căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy.

– Quy định pháp luật tố tụng hình sự về tổ chức, hoạt động của bộ máy tư pháp và về thủ tục trình tự giải quyết vụ án hình sự có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cần thể hiện được trách nhiệm cụ thể, rò ràng; hoạt động của các chủ thể tham gia vào hoạt động áp dụng pháp luật hình sự phải độc lập. Đồng thời trong pháp luật tố tụng hình sự cũng cần xác định rò địa vị pháp lý của người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng bằng các quy định cụ thể cũng như quy định về thời hạn tố tụng hợp lý, về chế tài tố tụng phải bảo đảm đủ độ nghiêm khắc.

– Nguyên tắc điều tra: là cơ chế hoạt động thực tiễn của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án và mối quan hệ thực tế giữa các cơ quan này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc điều tra phải tôn trọng sự thật khách quan, được tiến hành một cách toàn diện và đầy đủ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác hành vi phạm tội, làm rò những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

– Năng lực khả năng của người áp dụng pháp luật hình sự: là một trong những nhân tố quyết định đối với toàn bộ quy trình áp dụng pháp luật hình sự và hiệu quả đem lại trên thực tế. Năng lực khả năng của người áp dụng pháp luật hình sự bao gồm sự hiểu biết pháp luật, phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, niềm tin đối với pháp luật và bản lĩnh nghề nghiệp để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác khi giải quyết vụ án hình sự. Và kết quả của việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác, thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự.

Sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật hình sự mà điển hình Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán sẽ có thể dẫn đến không làm rò được bản chất thực tế của sự việc, không hiểu được nội dung mà pháp luật đã quy định và điều đó dẫn đến việc áp dụng pháp luật hình sự không đúng, gây oan cho người phạm tội.

– Dư luận xã hội: là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật.

Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự, đồng thời thông qua đó phát hiện ra những thiếu hụt, khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự nhằm giúp nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật hình sự để có được các văn bản pháp luật hình sự sát với thực tế, có tính khả thi cao. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật hình sự khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân và không được nhân dân ủng hộ, mọi bất cập, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật hình sự sẽ đều được bộc lộ thông qua dư luận xã hội.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật cùng với tình hình thực tiễn tội cướp giật tài sản, tại Chương 1 của Luận văn này, học viên diễn giải khái quát khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản, cũng như làm rò khái niệm về tội cướp giật tài sản, đi sâu phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam, bên cạnh đó xác định đúng chủ thể của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản.

Đồng thời, học viên phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, cụ thể là các điều luật của Bộ luật Hình sự hiện hành (BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017) về tội cướp giật tài sản để làm sáng tỏ các mức hình phạt phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm tội danh này. Từ đó giúp ích cho quá trình xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt chính xác trong giai đoạn tố tụng hình sự.

Từ những nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản tại Chương 1 sẽ làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích làm rò những vấn đề trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt theo quy định pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản được trình bày ở Chương 2 của Luận văn này.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TẠI HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI


2.1. Tổng quan về tình hình xét xử tội cướp giật tài sản tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Trước tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, nhất là tình trạng cướp giật tài sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn huyện Thống Nhất, các cơ quan chức năng đã nỗ lực triển khai hiệu quả nhiều giải pháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Huyện Thống Nhất do có vị trí là trục giao thông nối liền tuyến đường xuyên Bắc Nam nên có thể nói đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tội phạm hành động, ẩn náu hoặc chờ thời cơ hoạt động và tẩu thoát sau khi gây án. Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng của huyện đã nỗ lực, chủ động triển khai nhiều giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhờ đó, phần lớn các vụ án xảy ra trên địa bàn như: trộm cắp, cướp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích... đều nhanh chóng được tìm ra thủ phạm.

Trong dịp cuối năm qua, trên địa bàn huyện cũng thường xảy ra các vụ cướp giật tài sản khiến nhiều người dân không khỏi lo lắng. Để bảo đảm cho an ninh trật tự giúp người dân đón một mùa xuân mới ấm áp, các cơ quan chức năng của huyện đã phối hợp chắt chẽ trong công tác phòng, chống tội phạm hình sự nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng.

Bằng sự quyết tâm, đoàn kết, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trên đường lội, chủ trương đã đề ra, các lực lượng cơ quan chức năng đã nhanh chóng và liên tiếp khám phá nhanh các vụ án. Hầu hết các vụ án xảy ra trên địa bàn đều được phát hiện nhanh và chính xác là do làm tốt ngay từ khâu công tác tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, đến khâu phân công điều tra viên, lập kế hoạch đánh án kỹ lưỡng, chi tiết bên cạnh chú trọng triển khai các giải

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022