Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Một Số Tội Phạm Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 1999

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự

Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự, công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 1) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 2) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng: Đây là trường hợp người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Việc xác định giá trị tài sản là căn cứ vào giá trị thị trường tại thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội, trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải tổ chức trưng cầu giám định (định giá đối với tài sản).

Mặc dù điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản nhưng không vì thế mà cho rằng, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản trị giá từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng mới thuộc trường hợp này, mà chỉ cần xác định người phạm tội có ý định công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng: Theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an thì để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và các các thiệt hại phi vật chất). Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất nghiêm trọng: a) Làm chết hai người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ

thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200% nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c trên đây; đ) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ 500 triệu đồng; e) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ a đến e của trường hợp thuộc hậu quả nghiêm trọng như đã phân tích phần trên.

Do đây là khung hình phạt thể hiện tội phạm rất nghiêm trọng nên khi quyết định hình phạt, cần chú ý một số điểm sau đây:

1) Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới bảy năm tù) nhưng không được dưới hai năm tù.

2) Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì vận dụng nguyên tắc:

- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 137 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật hình sự;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng;

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 8

- Thiệt hại về tài sản, tinh thần càng lớn, hình phạt càng nặng và ngược lại;

- Người phạm tội bồi thường được càng nhiều tài sản bị chiếm đoạt thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội chưa bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể.

c) Công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật hình sự

Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật hình sự, công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: 1) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 2) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Việc xác định giá trị tài sản là căn cứ vào giá trị thị trường tại thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội, nếu cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải tổ chức trưng cầu giám định (định giá tài sản).

Mặc dù điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản nhưng không vì thế mà cho rằng, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản trị giá trên năm trăm triệu đồng trở lên mới thuộc trường hợp phạm tội này, mà chỉ cần xác định người phạm tội có ý định công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 4 Điều 137 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an thì để xem xét trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm

trọng về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và các các thiệt hại phi vật chất). Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: a) Làm chết ba người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b và c trên đây; đ) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ 500 triệu đồng trở lên; e) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên thuộc trường hợp rất nghiêm trọng.

Do đây là khung hình phạt thể hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên khi quyết định hình phạt, cần chú ý một số điểm sau đây:

1) Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới mười hai năm tù) nhưng không được dưới bảy năm tù.

2) Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì vận dụng nguyên tắc:

- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 137 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật hình sự;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng;

- Thiệt hại về tài sản, tinh thần càng lớn, hình phạt càng nặng và ngược lại;

- Người phạm tội bồi thường được càng nhiều tài sản bị chiếm đoạt thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội chưa bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể.

2.1.3. Hình phạt bổ sung

Theo khoản 5 Điều 137 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng. So với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 131 và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hình phạt bổ sung đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, bỏ hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Hình phạt tiền là hình phạt mới được quy định đối với người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, mức phạt tiền là từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Có thể coi đây là khung phạt tiền đối với người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, vì vậy, nếu Tòa án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì không được phạt trên một trăm triệu đồng, nhưng nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì có thể phạt dưới năm triệu đồng nhưng không được dưới một triệu đồng vì theo khoản 3 Điều 30 Bộ luật hình sự mức phạt tiền không được dưới một triệu đồng.

2.2. PHÂN BIỆT TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999‌

2.2.1. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cướp giật

tài sản

Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự, đó là

hành vi nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát 25, tr. 148. Hành vi chiếm đoạt trong tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với những hành vi chiếm đoạt ở các tội phạm khác ở dấu hiệu công khai và nhanh chóng. Người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt của mình có tính chất công khai và hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi đó.

a) Sự giống nhau

- Về cấu thành tội phạm: Cả hai tội đều có cấu thành vật chất, nghĩa là chỉ khi nào người phạm tội lấy được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành. Nếu hành vi cướp giật tài sản hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản đã được thực hiện nhưng chưa lấy được tài sản thì tội phạm chưa hoàn thành (phạm tội chưa đạt).

- Về hành vi phạm tội: Hai tội phạm này đều được người phạm tội thực hiện bằng hình thức công khai chiếm đoạt tài sản - công khai, trắng trợn, người phạm tội không có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình đối với chủ tài sản (chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm đối với tài sản).

- Về khách thể: Cùng xâm hại đến khách thể là quan hệ sở hữu và đều nhằm mục đích là chiếm đoạt được tài sản của chủ tài sản, đối tượng mà cả hai tội phạm này cùng hướng đến, tác động đến là tài sản để đạt được mục đích.

- Về mặt chủ quan: Cả hai tội phạm đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp; hướng đến mục đích là chiếm đoạn được tài sản thông qua hành vi; động cơ phạm tội trong cả hai tội phạm này đều không phải là yếu tố bắt buộc trong việc xác định có phải là tội phạm hay không.

b) Sự khác nhau

- Về mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi phạm tội:

+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội "lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện để công khai chiếm đoạt tài sản của họ" - Tội phạm xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản, do đó, người phạm tội không cần nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.

+ Trong tội cướp giật tài sản, người phạm tội nhanh chóng (ngay tắc khắc) tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai, người phạm tội thường tạo ra sự bất ngờ đối với chủ tài sản, mong muốn chủ tài sản không kịp có điều kiện phản ứng, ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản và do vậy, không có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào để đối phó với chủ tài sản một cách trực tiếp. Người phạm tội có thể có những lời nói mang tính chất dọa nạt nhưng không nhằm gây sợ hãi thực sự mà chỉ nhằm đánh lạc hướng người giữ tài sản như giả vờ làm công an kinh tế khám hàng rồi bất thần giằng lấy tài sản và bỏ chạy. Có một số trường hợp, người phạm tội còn có hành vi xâm phạm nhẹ đến thân thể người có tài sản, song hành vi này không nhằm vào và cũng không đủ khả năng làm mất sự kháng cự của người chủ tài sản, ví dụ đập vào vai làm chủ tài sản quay lại để cho đồng bọn cướp giật tài sản.

Như vậy, về tính chất của hành vi, tội cướp giật tài sản là ở thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt lấy tài sản, từ tiếp cận tài sản, đến việc chiếm đoạt tài sản và lần tránh sự truy đuổi của chủ tài sản. Thủ đoạn nhanh chóng là do lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở do sẵn có hoặc do người phạm tội tự tạo ra). Thủ đoạn nhanh chóng có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản và hoàn cảnh bên ngoài, thông thường, hình thức nhanh chóng chiếm đoạt có thể là giật lấy tài sản, giành lấy tài sản và nhanh chóng tẩu thoát, tuy nhiên, tẩu

thoát ở đây không phải là dấu hiệu bắt buộc mà chỉ là thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh của người phạm tội.

Hậu quả của hành vi:

+ Trong tội cướp giật tài sản, nhà làm luật không quy định mức tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm, còn tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, định mức tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc.

- Về thời điểm người có tài sản biết tài sản đã bị chiếm đoạt: Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chủ tài sản có thể không biết người phạm tội chiếm đoạt tài sản của mình còn trong tội cướp giật tài sản, trước, trong hoặc sau khi bị mất tài sản, người bị hại biết ngay người chiếm đoạt tài sản của mình.

- Về khách thể của tội phạm:

+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội xâm phạm đến khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu;

+ Trong tội cướp giật tài sản, người phạm tội xâm phạm đến khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và khách thể gián tiếp là quan hệ nhân thân, nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Trong một số trường hợp, người phạm tội cướp giật tài sản có thể có những tác động đến thân thể của người giữ tài sản, tuy nhiên, hành vi này chỉ tạo điều kiện cho người phạm tội dễ dàng chiếm đoạt được tài sản của họ mà thôi, dĩ nhiên, hành vi tác động này không thể coi là xâm phạm đến quan hệ nhân thân nếu chỉ là xô đẩy, đạp tay, hất đầu… người khác.

Từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử không phải lúc nào cũng phân biệt rạch ròi giữa hai tội phạm này và trên thực tế có một số nhầm lẫn giữa hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản với hành vi cướp giật tài sản, ta so sánh qua ví dụ:

Vào một buổi trưa, Nguyễn Thị A đi xe mô tô đến một cửa hàng bách hóa gần đường quốc lộ. Lợi dụng lúc vắng khách, A vào cửa hàng giả vờ xem lô quần áo trưng bày để bán treo ở trước cửa hàng. Thấy cô bán hàng ngồi

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí