Yêu Cầu Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Về Tội Hủy Hoại Tài Sản

Khoảng 18 giờ 45 phút, 06/10/2018, Nguyễn Ngọc T điều khiển xe ô tô biển số 60A-473.54 đến dừng ở lề đường trước tiệm mỹ phẩm B khu phố 6, phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do anh Huỳnh N làm chủ (lúc này anh N không có ở tiệm B). Sau đó, T sang quán cơm sát bên tiệm mỹ phẩm B ăn cơm. Khoảng 15 phút sau, nhân viên của tiệm mỹ phẩm B có sang quán cơm nói T đậu xe chỗ khác để khách thuận tiện ra vào thì T có nói: “đường này không phải của nhà mày, là đường Nhà nước”. Sau đó, T đi bộ sang tiệm B gây sự cãi nhau với anh Nguyễn Trọng H, là nhân viên của tiệm B, rồi T dùng tay đánh anh H. Bị đánh, anh H bỏ chạy vào trong tiệm B, lúc này T đi ra xe ô tô lấy 01 con dao cán gỗ dài khoảng 80cm đuổi H nhưng được mọi người can ngăn thì T để dao lại vào xe và tiếp tục đuổi theo H vào bên trong tiệm B. Tại đây T tiếp tục dùng tay và chân đánh H nhiều cái làm H vừa tránh né vừa chạy vào phía sau tiệm. Lúc này, T quay ra dùng tay và chân xô đổ hai kệ trưng bày mỹ phẩm gồm nhiều loại mỹ phẩm để trên kệ của tiệm rơi xuống nền nhà bị hư hỏng.

Tại bản kết luận định giá tài sản số 354/TCKH-HĐĐG ngày 15/10/2018 thành phố Biên Hòa kết luận: Tổng số mỹ phẩm bị hư hỏng có tổng giá trị định giá là 47.490.000 đồng. Tại Bản án số: 74/2019/HS-ST ngày 19/02/2019 TAND thành phố Biên Hòa đã quyết định: tuyên bị cáo Nguyễn Ngọc T phạm tội “Hủy hoại tài sản”. Xử phạt T với mức án 08 (tám) tháng tù.

Ngày 04/3/2019, bị cáo Nguyễn Ngọc T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với lý do sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo nhận được đơn bãi nại của bị hại. Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai có quan điểm: Căn cứ vào các tài liệu,

lời khai của bị cáo, lời khai của bị hại, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đã đủ cơ sở để kết luận bị cáo Nguyễn Ngọc T phạm tội: “Hủy hoại tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS. Bản thân bị cáo mới chấp hành xong về hình phạt tù 20 năm về tội: “Giết người”, chưa được xóa án tích nhưng đã phạm tội mới nên cấp sơ thẩm đã áp dụng tình tiết tăng nặng “Tái phạm” quy

định tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 và tuyên mức án 08 (tám) tháng tù là phù hợp. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo T không cung cấp thêm tình tiết nào khác để xem xét giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Ngọc T, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Hội đồng xét xử nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để tuyên xử bị cáo Nguyễn Ngọc T tội: “Hủy hoại tài sản” với mức án 08 (tám) tháng tù là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, sau khi xét xử sơ thẩm thì bị cáo cung cấp thêm chứng cứ mới là đơn bãi nại của bị hại, đây là tình tiết mới phát sinh tại cấp phúc thẩm. Ngoài ra, phía người nhà của bị hại cũng có lỗi, vì bị cáo đậu xe trên diện tích đường công cộng, không phải đất sử dụng riêng của bị hại nhưng người nhà bị hại có lời nói, hành động không đúng đối với bị cáo. Do đó, cần chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa bản án hình sự sơ thẩm do có tình tiết mới tại phiên tòa phúc thẩm; Giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, xử phạt bị cáo mức hình phạt tù bằng thời gian tạm giam cũng đủ cải tạo, giáo dục bị cáo thành công dân có ích cho xã hội.

Quan điểm của đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai không phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên không chấp nhận. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; Điều 357 BLTTHS năm 2015. Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Ngọc T, sửa một phần bản án sơ thẩm.Căn cứ khoản 1 Điều 178; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h, khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Ngọc T với mức án 07 (bảy) tháng tù về tội: “Hủy hoại tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày 06/10/2018.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nghiên cứu khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại tài sản rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

* Thứ nhất, xuất phát từ sự bất cập, vướng mắc trong các quy định của Bộ luật Hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Đối với các quy định của BLHS về các tội hủy hoại tài sản về các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt. Cụ thể là:

BLHS năm 2015 quy định tội hủy hoại tài sản có một số dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm cơ bản giống một số tội phạm khác có liên quan như: Tội cố ý làm hư hỏng tài sản; tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS năm 2015); tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS năm 2015); tội hủy hoại rừng, tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, … Mặt khác, khi quy định nhóm các tội xâm phạm sở hữu nhà làm luật không mô tả dấu hiệu thuộc mặt khách quan một cách cụ thể, rò ràng để phân biệt tội phạm này với các tội khác, nhất là đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 8

Đối với nhóm các tội xâm phạm sở hữu, các nhà làm luật đều quy định trị giá tài sản gây thiệt hại đối với từng tội để làm ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành chính. Cụ thể đối với tội hủy hoại tài sản theo quy định Điều 178 BLHS năm 2015 thì trị giá tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định mới xử lý hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mới khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng trên thực tế có một số trường hợp thực hiện hành vi hủy hoại tài sản nhưng nhằm mục đích trộm cắp tài sản thì cũng khó có thể xử lý tội hủy hoại tài sản.

BLHS năm 2015 quy định chế tài đối với tội hủy hoại tài sản và chế tài đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản hiện nay vẫn quy định trong một điều luật chung là Điều 178 BLHS là bất hợp lý, điều này dẫn tới sự chồng chéo, các nhà áp dụng pháp luật dễ tùy tiện trong việc áp dụng.

- - Đối với các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS về các tội xâm phạm sở hữu nói chung trong đó có tội hủy hoại tài sản thì vẫn tồn tại tình trạng ban hành không kịp thời. BLHS năm 2015 bổ sung thêm ba

tình tiết: “...c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật”. Đối với những tình tiết bổ sung mới này để đảm bảo áp dụng thống nhất trong xét xử các quy định về “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản là di vật, cổ vật” thì cần thiết HĐTP Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các tình tiết này để thống nhất áp dụng, đảm bảo công bằng, khách quan, nhất quán.

* Thứ hai, xuất phát từ hạn chế về năng lực của chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng hình sự.

Một số chủ thể tiến hành tố tụng hình sự chưa nhận thức đúng về dấu hiệu “đối tượng tác động” của tội hủy hoại tài sản, chưa thống nhất trong việc xác định những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản trong đó có dấu hiệu hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm. Điều đó có thể dẫn tới việc áp dụng pháp luật hình sự không đúng trong việc định tội danh.

Đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm chưa thật sự đồng đều, chuyên nghiệp. Vẫn còn một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn thiếu kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng xét xử hạn chế, kiến thức xã hội, trình độ ngoại ngữ, ... Sự thiếu ổn định, chuyên nghiệp của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc.

Chất lượng tranh tụng cũng như năng lực, trách nhiệm của Kiểm sát viên và luật sư chưa cao. Công tác kiểm tra giám sát, điều tra, truy tố các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu nói chung trong đó có tội hủy hoại tài sản, liên quan đến đối tượng gây án, có một số vụ án Kiểm sát viên thiếu kịp thời, chặt chẽ, chưa hiệu quả. Công tác hướng dẫn nghiệp, tổ chức thực hiện thống nhất trong việc áp dụng pháp luật còn chưa thực sự được tiến hành một cách nghiêm túc, chưa đem lại hiệu quả nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ Kiểm sát viên. Do đó, dẫn đến việc truy tố, kháng nghị chưa đạt hiệu quả chất lượng.

Đội ngũ luật sư hiện nay còn nhiều hạn chế như chưa được đào tạo một cách bài bản về các kỹ năng hành nghề đặc biệt là kỹ năng tranh tụng, một số luật sư vẫn còn thiếu kinh nghiệm thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật sử dụng làm chứng cứ liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận tại phiên tòa. Nhất là vẫn còn luật sư chưa cư xử chuẩn mực trong ứng xử quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và đồng nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư. Tỷ lệ luật sư hoạt động chuyên môn hóa hành nghề luật sư còn thấp, phần lớn luật sư thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan về giấy tờ thủ tục; các dịch vụ pháp lý, đại diện ngoài tố tụng chủ yếu. Vì vậy, chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa vẫn còn rất hạn chế.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình khó khăn thiếu, hụt đội ngũ Thẩm phán và thư ký Tòa án của tỉnh Đồng Nai.

Thực tế, bình quân mỗi năm một Thẩm phán ở các đơn vị tòa của Đồng Nai phải giải quyết từ 85 đến 90 vụ/năm. Với cường độ làm việc liên tục, phải giải quyết nhiều loại án khác nhau từ án hình sự, đến dân sư, hành chính, kinh tế

- thương mại, lao động,… áp lực công việc cao đòi hỏi giải quyết công việc đảm bảo thời gian, tiến độ, chất lượng… Do phải giải quyết xử lý quá nhiều các vụ án dẫn tới tình trạng không có nhiều thời gian nghiên cứu kỹ hồ sơ, tình tiết liên quan đến vụ án, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc.

Thứ tư, xuất phát từ sự ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Vẫn còn một bộ phận nhỏ chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng vẫn chưa thật sự làm đúng chức trách và nhiệm vụ theo chức danh tư pháp. Một số người tiến hành và tham gia tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án còn có những biểu hiện tiêu cực như thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, chưa thật sự chí công vô tư, thật sự khách quan trong việc giải quyết vụ án, vẫn còn có trường hợp vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ năm, Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân còn hạn chế, mang tính hình thức. Đồng Nai là địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp nên đối tượng lao động nhập cư là công nhân sinh sống, làm việc ở tỉnh rất cao. Chủ yếu lực lượng công nhân làm việc trong các công ty, nhà máy ở các khu công nghiệp, đây là tầng lớp có trình độ học vấn không cao, nên người dân khó có điều kiện được tiếp cận với pháp luật nên trình độ nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao.

Kết luận chương 2

Qua hoạt động thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự nhất là trong định tội danh và quyết định hình phạt về tội phạm nói chung trong đó có tội hủy hoại tài sản của TAND tỉnh Đồng Nai trong 5 năm (2016

– 2020) đạt được một số kết quả nhất định. Công tác phát hiện, xử lý, giải quyết tội phạm đảm bảo khách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm tại địa phương.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, sai sót đòi hỏi cần phải nghiên cứu, khắc phục. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để giải quyết vụ án xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng cơ bản có hai nhóm nguyên nhân chính đó là những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và những hạn chế, thiếu sót của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự và những người tham gia tố tụng hình sự.

Từ những kết quả nghiên cứu ở chương này là cơ sở thực tế để luận văn thiết lập các yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng quy định về tội hủy hoại tài sản tại Đồng Nai được đề cập ở chương 3

Chương 3

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN

3.1. Yêu cầu áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản

Thực tiễn xét xử tại 11 đơn vị cấp Tòa trên toàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm đã đưa ra xét xử được 5.650 vụ án với tổng số 6.625 bị cáo phạm tội xâm phạm sở hữu. Về cơ bản hoạt động áp dụng pháp luật trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt tại tỉnh Đồng Nai trong những năm qua được áp dụng theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Nhưng bên cạnh đó thì thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tại tỉnh Đồng Nai cũng không năm ngoài thực trạng chung của cả nước vẫn còn tồn tại vướng mắc, hạn chế, sai sót nhất định. Trước tình hình trên, để đảm bảo áp dụng đúng các quy định pháp luật về tội hủy hoại tài sản của các địa phương nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng thì cần thực hiện một số yêu cầu sau đây.

Thứ nhất, yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại tài sản để đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng trong việc giải quyết, xử lý các vụ án hình sự. Các văn bản hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại tài sản từ đó cụ thể hóa những quy định về bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. BLHS năm 2015 được ban hành và sửa đổi, bổ sung là kết quả của việc thể chế hóa quan điểm của Đảng, trên tinh thần các Nghị quyết của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp. Để triển khai thi hành bộ luật trên thực tế, cần kịp thời rà soát sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định của BLHS nói chung cũng như quy định về tội hủy hoại tài sản nói riêng.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí