KẾT LUẬN
Tội trộm cắp tài sản là một trong những tội xảy ra khá phổ biến ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị của địa phương. Vì thế nó luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương trong công tác phòng ngừa loại tội phạm. Tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật hình sự bảo vệ. Và tại Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [33, Điều 32]. Để đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong thời gian qua Nhà nước ta thường xuyên có những sửa đổi, bổ sung và thay thế kịp thời quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản của xã hội nói chung và tài sản của công dân nói riêng. BLHS sửa đổi ra đời đã kế thừa các quy định của BLHS năm 1999 và được hoàn thiện, trong đó các quy định về tội trộm cắp tài sản được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, đồng bộ với các quy định khác, nó tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
Qua việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)” cho phép tôi đưa ra một số kết luận chung sau đây:
1. Bảo vệ quyền sở hữu là một trong những nội dung quan trọng được Đảng, nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Đấu tranh phòng chống tội phạm mà đặc biệt là xâm phạm đến quyền sở hữu là một cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ đòi hỏi sự nổ lực của các cơ quan và ý thức chấp hành pháp luật của người dân;
2. Việc xét xử các vụ án về trộm cắp tài sản trong thời gian qua có nhiều tiến bộ tích cực. Trong quá trình định tội danh đối với bị cáo đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án hình sự để xem xét, định tội danh một cách đầy đủ, chính xác, các tình tiết trong hành vi phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố CTTP đã được quy định trong Điều 138 BLHS. Bên cạnh mặt tích cực thì vẫn còn bộc lộ những thiếu sót và khuyết điểm. Đó là những quy định pháp lý chưa chặt chẽ và cụ thể, sự nhận thức và vận dụng các quy định của pháp luật chưa thống nhất dẫn đến việc xét xử các vụ án còn tùy tiện, hiệu quả chưa cao, chưa có tác dụng giáo dục phòng ngừa chung;
3. Để góp phần nâng cao nhận thức đối với loại tội phạm này, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2011 đến 2015, qua đó chỉ ra mặt làm được và những thiếu sót về nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề tài đã phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự) để có quan điểm đúng đắn trong việc xét xử loại tội phạm này;
4. Qua phân tích, kiến nghị cả về lập pháp cũng như vấn đề cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử. Tôi cho rằng, những vấn đề nghiên cứu ở đây là rất cấp thiết và bổ ích, nội dung đã đi vào những vấn đề cụ thể còn vướng mắc để tìm ra các giải pháp hợp lý;
5. Trên cơ sở nghiên cứu khía cạnh pháp lý và thực tiễn xét xử của Tòa án về tội trộm cắp tài sản cho thấy cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội phạm này trên các phương diện lý luận, thực tiễn và lập pháp. Chúng tôi xin tổng hợp lại một số giải pháp như sau: 1) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản; 2). Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ xét xử;
Ngoài ra còn có các giải pháp khác nhằm góp phần hạn chế tội trộm
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Và Ý Nghĩa Của Viêc Tiếp Tục Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Trộm Cắp Tài Sản
- Những Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Các Quy Định Của Blhs Việt Nam Về Tội Trộm Cắp Tài Sản
- Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
cắp tài sản như: 1) Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời tội trộm cắp tài sản; 2) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân trong lĩnh vực xâm phạm quyền sở hữu. 3). Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương; 4). Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động phòng chống tội trộm cắp tài sản;
Như vậy, các giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng không những trên phương diện xã hội – pháp lý hình sự mà còn cả trên phương diện tội phạm học để nhằm mục đích phòng, ngừa và đấu tranh có hiệu quả hơn đối với tội trộm cắp tài sản ở nước ta, qua đó bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội và người phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Anh (2013), Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Quảng Nam), Luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Phạm Văn Báu (2004), "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Luật hình sự Việt Nam", Tạp chí Luật học, (5).
3. Thái Chí Bình (2014), Tội trộm cắp tài sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tòa án nhân dân Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
4. Bộ tư pháp (1998), “Số chuyên đề về luật hình sự của một số nước trên thế giới”, Tạp chí dân chủ và pháp luật.
5. Bộ tư pháp (2015), Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự, (trangtinphapluat.com truy cập ngày 10/9/2015).
6. Lê Cảm (2003), Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Chương 1, giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Lê Cảm (2005), "Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm", Tạp chí TAND (7), tr. 11- 14.
8. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh: Lý luận, lời giải mẫu và 500 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Lê Văn Đệ (2005), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Đinh Bích Hà (người dịch) (2007), BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội
11. Trần Mạnh Hà (2006), Định tội danh tội trộm cắp tài sản quan một số dấu hiệu đặc trưng, (http://www.intecovietnam.com).
12. Trần Mạnh Hà (2006), Phân biệt một số dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản khi định tội danh.
13. Trần Thị Hiền (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
14. Bùi Đăng Hiếu (2005), “Tiền, một loại tài sản trong quan hệ pháp luật hình sự”, Tạp chí Luật học, (1), tr. 37.
15. Nguyễn Ngọc Hòa (1993), “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí TAND, (1).
16. Nguyễn Ngọc Hòa (2000), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Hoà (2004), Cấu thành tội phạm- Lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
19. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
20. Hoàng Văn Hùng (2007), Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà nội.
21. Dương Tuyết Miên (2005), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
22. Đoàn Tấn Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
23. Cao Thị Oanh (2007), Hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội, trường ĐH Luật Hà Nội.
24. Cao Thị Oanh, Phương diện lý luận về tội trộm cắp tài sản, ĐH Luật Hà Nội.
25. Pháp luật hình sự (2005), Thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
26. Trần Thị Phường (2011), Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Đinh Văn Quế (2000), Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, Nxb Đà Nẵng.
28. Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm – Các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh.
29. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999), Hà Nội.
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp,
Hà Nội.
34. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà nội.
35. Phạm Văn Tĩnh (2007), Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, NXB Tư pháp.
36. Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Công an- Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
37. Tòa án tỉnh Quảng Nam (2011 - 2015), Báo cáo công tác ngành Tòa án tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
38. Trần Minh Tơn – Viện chiến lược và khoa học công nghệ Bộ công an (2014), “Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, (www.tapchicongsan.org.vn-truy cập ngày 08/11/2015).
39. Chu Thị Vân Trang, Tìm hiểu việc định tội danh và Quyết định hình phạt từ phương diện là những hoạt động áp dụng pháp luật hình sự cơ bản của Tòa án, Giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân Hà nội.
41. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự, Nxb CAND.
42. Trường Đại học Luật Hà nội (2007), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb CAND.
43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
44. Nguyễn Thanh Tùng (2013), Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn TP Hồ Chí Minh), luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
45. Đào Trí Úc (chủ biên) (1996), Quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Luật Hình sự; Luật TTHS, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1946), Sắc lệnh số 47- SL ngày 10-10- 1946 của chủ tịch Hồ Chí Minh tạm thời giữ lại các luật lệ tại miền Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành các văn bản pháp luật thống nhất trong toàn quốc.
47. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1949), Sắc lệnh số 12 ngày 12-3-1949 quy định trừng trị các hành vi trộm cắp vật dụng nhà binh trong thời bình và thời kì chiến tranh.
48. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh số 149-LCT ngày 21/10/1970, Trừng trị các tội xâm phạm tài sản Xã hội Chủ nghĩa.
49. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Sắc lệnh số 267 ngày 15-6-1958 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách kế hoạch của Nhà nước về xây dựng kinh tế và văn hoá.
50. Viện chiến lược và khoa học Bộ Công an (2000), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
51. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1993), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Trung tâm từ điển (in lần thứ 7), Hà Nội - Đà Nẵng.
53. Trịnh Tiến Việt (2008), "Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học", Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật.
54. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội
55. Trịnh Tiến Việt (chủ biên) (2015), Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
56. Võ Khánh Vinh (1990), “Nguyên tắc cá thể hóa việc quyết định hình phạt”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (08).
57. Võ Khánh Vinh (2010), Giáo trình Lý luận chung về Định tội danh,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.