Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ số học sinh-sinh viên vi phạm pháp luật 39

Bảng 2.2: Tỷ lệ học sinh - sinh viên phạm từng tội so với số học sinh -

sinh viên đã bị khởi tố của tất cả các loại tội 39

Bảng 2.3: Tình hình số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên GDCD cấp THPT các trường THPT thành phố Hải dương (môn GDCD

năm học 2015 - 2016) 44

Bảng 2.4: Các phương pháp thường sử dụng trong giờ lên lớp của giáo

viên (Số liệu năm 2015) 45

Bảng 2.5: Các hình thức tuyên truyền đang được sử dụng ở các trường,

các lớp, phương pháp tuyên truyền: 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảng 2.6: Những biện pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền Luật giao thông đường bộ. (Phiếu điều tra với giáo viên và cán bộ quản

lý các trường THPT thành phố Hải Dương) 46

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 2

Bảng 2.7: Những yêu cầu đối với giáo viên, tuyên truyền viên để tuyên truyền tốt Luật giao thông đường bộ 47

Bảng 3.1: Kết quả tính % các ý kiến về các biện pháp giáo dục pháp luật, GDLGTĐB 83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – vĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục (GD) phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao và kinh tế - xã hội (KT - XH) của một quốc gia. Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển rất nhanh c ủa khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc

nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi giáo duc

ph ổ

thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ, giúp học sinh(HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng sống cơ bản, hình thành nhân cách toàn vẹn con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên các bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Điều 2 Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,…; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011- 2020) của nước ta, nêu rõ; “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,…, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ.

Ở thành phố Hải Dương đã coi trọng và đưa hoạt động giáo dục pháp luật(HĐGDPL) nói chung, và hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ (HĐGDLGTĐB) nói riêng vào chương trình chính khóa và ngoại khóa, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giáo dục toàn diện phù hợp với thực tế của từng

trường. Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục pháp luật đó còn thiếu tính hệ thống và chưa khai thác hết tiềm năng của cán bộ quản lý(CBQL), GV, HS và các lực lượng GD khác, nhất là tiềm năng trong HS. Với vai trò vừa là đối tượng, vừa là chủ thể hoạt động, HS nhiều trường hoạt động vẫn còn mờ nhạt; nội dung hoạt động đơn điệu, ít thay đổi, hình thức tổ chức hoạt động thiếu đa dạng, dễ gây sự nhàm chán trong hoạt động của HS, chưa thật sự hấp dẫn và thu hút được sự tham gia của đông đảo HS, chưa tạo được sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến hiệu quả GD toàn diện còn thấp.

Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lý(CBQL) của ngành giáo dục Hải Dương, tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức HĐGDPL nói chung và HĐGDLGTĐT nói riêng hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn

thành phố, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài : “Tổ chứ c phối hơp cá c lưc

lươn

g trong viêc

giá o duc

Luât

giao thông đường bô ̣cho học sinh các trường

trung học phổ thông thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về tổ chức phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trường trung học phổ thông và thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương để đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDLGTĐB cho học sinh trường THPT ở TP. Hải Dương một cách phù hợp, có tính khả thi, góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh am hiểu pháp luật, có ý thức và trách nhiệm với bản thân, xã hội khi tham gia giao thông.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Tổ chức phối hợp giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở các trường THPT thành phố Hải Dương.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục pháp luật, giáo dục LGTĐB cho học sinh THPT thành phố Hải Dương.

4. Giả thuyết khoa học

Vấn đề ATGT là một vấn đề mang tính quốc gia và cấp thiết. Do đó, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh các trường THPT cần được tổ chức phối hợp các lực lượng. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác phối hợp các lực lượng giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Dương còn nhiều bất cập. Nếu có những biện pháp phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng cao hiệu quả HĐGD Luật giao thông đường bộ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

5.1. Xác lập cơ sở lý luận về tổ chức phối hợp các lực lương trong viêc

giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh các trường trung học phổ thông.

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng trong việc GDLGTĐB cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Dương.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu tổ chức phối hợp các lực lượng trong GDLGTĐB ở 9 trường THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương, bao gồm 01 trường chuyên, 04 trường THPT công lập, 04 trường THPT tư thục. Thời gian nghiên cứu từ 05 năm trở lại đây.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập tài liệu, đọc sách có liên quan đến an toàn giao thông, luật giao thông, các thông tư, nghị định về giao thông.

Nghiên cứu phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát: quan sát thực tế về việc thực hiện luật giao thông của các đối tượng trong đó đối tượng chính là học sinh.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm thu thập thông tin.

7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ khác

7.3.1. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD: sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập được từ bảng hỏi.

7.3.2. Phương pháp đàm thoại: điều tra việc thực hiện luật giao thông với mọi đối tượng tham gia giao thông.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường trung học phổ thông.

Chương 2. Thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh tại các trường trung học phổ thông thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương.

Chương 3. Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu lớn trong nước đề cập đến vấn đề GDPL nói chung và GDPL trong nhà trường nói riêng như đề tài: Ý thức pháp luật và GDPL ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Lộc (1977); Về tâm lý xã hội đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật của người chưa thành niên và việc tổ chức phòng ngừa các tội phạm đó… của tác giả Đào Trí Úc(1989); Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Cao Thị Hà (2003); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong cuộc đổi mới (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1995 của Bộ Tư Pháp); Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hộ chủ nghĩa của tác giả Trần Ngọc Đường(1988) và các cuốn sách được xuất bản, một số bài báo trên các tạp trí, các sách báo.

Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến những khía cạch lý luận và thực tiễn của vấn đề GDPL nói chung và GDPL trong nhà trường nói riêng. Trong đó đề tài đề cập sâu đến GDPL trong trường phổ thông của tác giả Lê Quý Đình: Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông ở nước ta hiện nay(1991). Hay như Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hữu Thanh là: Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang cũng nêu lên nhiều vấn đề mới; hay như luận văn Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay của tác giả Vũ Thanh Mai cũng nêu ra thực trạng nhiều vấn đề mới về giáo dục pháp luật cho học sinh và nhân dân. Tuy nhiên , cho đến nay việc tập trung nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về cơ sở lý luận, bản chất, đặc trung, nội dung,

hình thức GDPL, nhất là việc khái quát thực tiễn GDPL trong trường phổ

thông phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước vẫn là một việc làm cần thiết.

Trong tài liệu “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” (Hà Nội, 1995) tác giả Đào Trí Úc đã tập trung vào vấn đề thuộc tính và giá trị xã hội của pháp luật; đặc điểm của ý thức pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật và thái độ hiểu biết pháp luật của nhân dân hiện nay; các hành vi vi phạm pháp luật; các hành vi tuân thủ pháp luật, chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật - cơ sở của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật; hoạt động áp dụng pháp luật, các tuân thủ pháp lý, cơ chế bảo vệ quyền con người và vấn đề xây dựng lối sống theo pháp luật.

Tác giả Trần Văn Thu và Bùi Thị Hòe trong công trình “Giáo dục văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc cho sinh viên và học sinh, chuyên nghiệp”, đã lý giải vì sao phải giáo dục văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc cho sinh viên - học sinh truyên nghiệp, nội dung giáo dục và giáo dục nền văn hóa truyền thống cho học sinh-sinh viên như thế nào.

Luận văn thạc sĩ: “Thực trạng và một số biện pháp ngăn ngừa giáo dục trẻ em huyện Long Thành-tỉnh Đồng Nai” của tác giả Lê Minh Hoàng đã trình bày thực trạng trẻ em phạm pháp ở Long Thành và một số biện pháp ngăn ngừa trẻ em phạm pháp.

Hay trong Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong trường THCS ở Quận 11, TP. Hồ Chí Minh” đã nêu bật cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục chống ma túy trong các trường THCS ở Quận 11, TP. Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong học đường.

Như vậy, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu một số lĩnh vực nội dung và phương thức GDPL, song chưa có công trình nào tập trung đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống về các biện pháp tổ chức GDPL cho học sinh ở trường THPT trong điều kiện hiện nay.

Nghiên cứu tổng quan vấn đề từ việc khảo sát các đề tài liên quan ở trong nước đã cho phép tôi nhận xét:

- Hầu hết các đề tài tập trung giải quyết nhiệm vụ thực trạng trước tính cấp bách của vấn đề, chưa tập trung giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lý luận một cách có hệ thống.

- Một số đề tài đã đề cập đến những hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cụ thể nhưng chưa đầy đủ và thiếu kết quả thực nghiệm để rút ra các kết luận cần thiết.

- Một số đề tài nghiên cứu đầy đủ các nhiệm vụ; nghiên cứu lý luận; đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp giáo dục nhưng ở trên đối tượng sinh viên, chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ công tác tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục pháp luật cho học sinh thành phố Hải Dương.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể nói, các nước trên thế giới đều quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách, ý thức pháp luật cho học sinh-sinh viên, đối tượng của đất nước. Mục tiêu của vấn đề là giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng vượt lên chính mình, khắc phục trở ngại, ý trí nỗ lực cao, tuân thủ pháp luật, hiểu pháp luật và vận dụng pháp luật một cách hiệu quả, cụ thể hơn là việc nắm vững và thực hiện luật giao thông đường bộ một cách nghiêm túc... Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, chúng tôi đã thống kê được một số chủ đề sau đây nghiên cứu về các vấn đề GDPL quan tâm:

- Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học (Macao)

- Đưa những tấm gương những anh hùng chống tham những vào trường học(Italia).

- Giáo dục đạo đức trong nhà trường-một chương trình kiểu mới (Hoa Kỳ)

- Giáo dục hành động chống tham nhũng trong hội trại thanh niên (Moldova)

Thông qua chương trình giáo dục của các nước, đều xuất hiện tình trạng

chung là coi trọng giáo dục tri thức văn hóa tổng thể và mục tiêu quốc gia về

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí