Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 16


chương trình kiểm toán đối với từng khoản mục trong hướng dẫn kiểm toán của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Phụ lục 2.12).

Tổng kết từ quá trình thực hiện kiểm toán của các tập đoàn, phương pháp kiểm toán được sử dụng chủ yếu là kiểm tra tài liệu, phỏng vấn và kiểm tra vật chất. Quá trình kiểm tra tài liệu được áp dụng theo một trong hai hướng sau: kiểm tra tài liệu từ khi phát sinh nghiệp vụ cho đến khi vào sổ sách. Hướng xác minh này thường được KTV sử dụng với các trường hợp kiểm tra các bước kiểm soát trong khi xử lý một nghiệp vụ. Hướng thứ hai là quá trình kiểm tra ngược lại thường được áp dụng với các nghiệp vụ liên quan đến chi phí, tài sản. Phương pháp kiểm tra vật chất được tiến hành theo cách KTVNB có thể trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến việc kiểm kê của doanh nghiệp thành viên. Kiểm kê chỉ được thực hiện với các loại tài sản mang hình thái vật chất như tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định. Ngoài ra, KTVNB còn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trong hầu hết các cuộc KTNB. Phỏng vấn là kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV khá cao. KTVNB thu thập thông tin qua trao đổi với những người có liên quan như ban giám đốc đơn vị thành viên, trưởng các bộ phận trong đơn vị thành viên, các nhân viên thực hiện trực tiếp nghiệp vụ. Phương pháp này được áp dụng khi KTV thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp thành viên, thu thập thông tin về môi trường hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành viên. Tuy nhiên, KTVNB chỉ áp dụng phỏng vấn đối với bên trong doanh nghiệp thành viên mà ít áp dụng đối với bên ngoài.

Ngoài các kỹ thuật trên, KTVNB trong các tập đoàn còn sử dụng một số kỹ thuật khác trong quá trình thực hiện như gửi thư xác nhận, quan sát. Các kỹ thuật này thường ít được sử dụng do đặc trưng của KTNB. Gửi thư xác nhận được áp dụng trong trường hợp KTVNB thu thập thông tin về quá trình thực hiện nghiệp vụ, kết quả thực hiện nghiệp vụ hoặc các xác nhận về số dư, số phát sinh. Việc xác nhận có thể liên quan đến những khoản phải thu, phải trả, các khoản ký cược, ký quỹ, hàng hoá lưu bảo thuế... Kỹ thuật này ít được các KTVNB áp dụng do giới hạn về thời gian và kinh phí kiểm toán. Quan sát là kỹ thuật được KTVNB sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: kiểm tra quá trình thực hiện nghiệp vụ nhằm đánh giá quy trình kiểm soát (ví dụ như quan sát hoạt động nhập kho nhằm đánh giá xem các hoạt động kiểm soát có được thực hiện hữu hiệu) hoặc là kỹ thuật bổ trợ cho các kỹ thuật kiểm tra tài liệu (quan sát hoạt động sản xuất và ghi chép lại các phát hiện về tài sản cố định không sử dụng nhưng vẫn được trích khấu hao). Tuy nhiên KTNB trong các tập


đoàn thường ít áp dụng phương pháp này do các KTVNB thường được giao kiểm toán tại đơn vị thành viên trong nhiều năm nên ít chú ý quan sát hoạt động.

Có thể thấy cách thức áp dụng các phương pháp kiểm toán trong KTNB tại các tập đoàn mang nhiều nét đặc thù của kiểm toán độc lập. Hoạt động KTNB do các KTV thực hiện ở các tập đoàn này tương tự như KTV độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính với cách thức lựa chọn các khoản mục kiểm toán, cách thức triển khai các thủ tục và ghi chép kết quả kiểm toán. Sở dĩ có sự ảnh hưởng trong kỹ thuật thực hiện như vậy là do phần lớn các KTVNB trong các tập đoàn trước đây đều từng là KTV độc lập.

Thứ hai, Hình thức biểu hiện kết quả của các phương pháp nêu trên là các giấy tờ làm việc của KTVNB và hồ sơ kiểm toán. Do bằng chứng kiểm toán được thu thập từ nhiều nguồn gốc khác nhau với nhiều loại hình bằng chứng khác nhau do đó KTVNB phải sắp xếp các bằng chứng kiểm toán một cách khoa học trong hồ sơ kiểm toán. Phần lớn các tập đoàn mà tác giả khảo sát đều có một hệ thống mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán được in sẵn trong các sổ tay kiểm toán hoặc các tài liệu tập huấn dành cho các KTVNB. Hơn nữa, các giấy tờ làm việc có thể được tập hợp thành file chuẩn bị sẵn trong máy tính tạo điều kiện thuận lợi cho KTV tiến hành kiểm toán. Mẫu giấy tờ làm việc này được trình bày chi tiết trong Phụ lục 2.13, 2.14. Sau khi thực hiện kiểm toán, các KTVNB được phân công kiểm toán cho từng phần hành ghi chép các phát hiện trên giấy tờ làm việc. Sau đó giấy tờ làm việc này sẽ được chuyển đến cho Trưởng đoàn kiểm toán làm nhiệm vụ tổng hợp kết quả và lưu hồ sơ kiểm toán. Các giấy tờ làm việc thường chủ yếu dưới dạng bảng kê chênh lệch mà ít khi lập bảng kê xác minh. Nhìn chung, hệ thống bảng kê chênh lệch thường bao gồm số liệu báo cáo, số kiểm toán, số chênh lệch hoặc số dư trước điều chỉnh, số điều chỉnh và số dư sau điều chỉnh... Cách thức ghi chép này tồn tại đối với tất cả những tập đoàn có KTNB mà Tác giả khảo sát dưới dạng Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả kiểm toán


TT

Chỉ tiêu/Khoản mục

Số báo cáo

Số kiểm toán

Chênh lệch

Ghi chú

1

Tiền mặt





2

Tiền gửi Ngân hàng





3

Phải thu khách hàng






....





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 16


Thứ ba, Việc thực hiện kiểm toán trên đã áp dụng nhiều kỹ thuật kiểm toán hiện đại nhưng vẫn chưa thoát ly khỏi ảnh hưởng của kỹ thuật kiểm tra kế toán. Cách thức tiếp cận đối tượng kiểm toán và các thức phân chia công việc trong đoàn kiểm toán vẫn chủ yếu là theo khoản mục. Các phân chia này tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho người thực hiện phân chia công việc kiểm toán nhưng không tạo được nhận định tổng quát của bản thân các KTVNB khi thực hiện. Hơn nữa, cách thức phân chia này không hiệu quả khi không xem xét mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Các kỹ thuật được trình bày ở trên chủ yếu hướng tới đánh giá các thông tin tài chính nhiều hơn là thông tin phi tài chính, chú trọng đến thông tin lượng hóa nhiều hơn thông tin phi lượng hóa.

Công việc cuối cùng trong thực hiện kiểm toán: là tiến hành tổng hợp bằng chứng kiểm toán, rà soát bằng chứng kiểm toán, số liệu điều chỉnh và lập Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán. Bảng tổng hợp này được chuyển cho người nhận nhiệm vụ tổng hợp kết quả kiểm toán hoặc chuyển cho trưởng đoàn kiểm toán. Trưởng đoàn sẽ tiến hành tập hợp các điều chỉnh sai phạm và các kiến nghị của KTVNB từng phần hành. Ngoài ra, trưởng đoàn kiểm toán có thể yêu cầu ban giám đốc và bộ phận kế toán các đơn vị được kiểm toán giải trình các chênh lệch mà tổ KTNB phát hiện. Các giải trình này có thể được tiến hành thông qua trao đổi trực tiếp hoặc có thể phải bằng văn bản giải trình. KTNB phải đánh giá các giải trình của đơn vị được kiểm toán và đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Các điều chỉnh này đều phải được trao đổi giữa chủ thể và khách thể kiểm toán. Trong những trường hợp đặc biệt, đoàn kiểm toán sẽ họp để lấy ý kiến của các thành viên trong đoàn về việc xử lý các điều chỉnh và đề xuất kiến nghị.

Qua quan sát các kỹ thuật trên được áp dụng trong các tập đoàn, Tác giả nhận thấy quá trình áp dụng các phương pháp kiểm toán của KTNB có quy trình gần giống như quy trình của kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán. Việc áp dụng kỹ thuật giống với kiểm toán độc lập là do các tập đoàn hiện nay mới chỉ dừng ở kiểm toán báo cáo tài chính mà chưa chú trọng đến các loại hình kiểm toán khác. Hơn nữa, qua trao đổi với các KTV thực hiện KTNB tại các tập đoàn, tác giả nhận thấy nguyên nhân lớn nhất của vấn đề này chính là các KTVNB của các tập đoàn hiện nay thường đã từng làm KTV trong các hãng kiểm toán độc lập. Ngoài ra, cho đến nay chưa có nhiều chương trình đào tạo KTNB mà chủ yếu là đào tạo kiểm toán độc lập. Các kỹ


thuật được sử dụng thường theo xu hướng ít tốn thời gian, giảm chi phí thu thập do đó kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán ngoài chứng từ thường ít được sử dụng.

Bước 3: Kết thúc KTNB

Khi kết thúc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm lập biên bản KTNB, báo cáo KTNB. Đối với kiểm toán tài chính, đoàn kiểm toán lập biên bản kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán theo quý, báo cáo kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm. Trong trường hợp doanh nghiệp thành viên có các cơ sở trực thuộc, đoàn kiểm toán phải lập biên bản kiểm toán tại cơ sở trực thuộc để làm căn cứ lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán của toàn đơn vị. Các công việc này được bộ phận KTNB tại tập đoàn thực hiện theo trình tự chung như sau:

Một là, KTV tổng hợp và lập dự thảo báo cáo. Trưởng đoàn kiểm toán căn cứ vào các bảng tổng hợp do các thành viên trong đoàn kiểm toán gửi, soát xét số liệu điều chỉnh, lập dự thảo báo cáo. Trong trường hợp có ý kiến chưa thống nhất trong đoàn kiểm toán hoặc có những sai phạm lớn, Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo ban phụ trách đoàn kiểm toán xin ý kiến chỉ đạo. Trưởng đoàn kiểm toán chịu trách nhiệm về nội dung được đề cập trong biên bản kiểm toán. Sau khi có ý kiến thống nhất trong đoàn kiểm toán, trưởng đoàn KTNB sẽ gửi dự thảo biên bản kiểm toán cho lãnh đạo phòng kế toán của doanh nghiệp thành viên trước khi thông qua biên bản kiểm toán với lãnh đạo đơn vị thành viên.

Hai là, Công khai biên bản, báo cáo kết quả kiểm toán của KTNB. Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã thông báo cho đơn vị và tình hình thực hiện kiểm toán, KTV và lãnh đạo doanh nghiệp thành viên sẽ cùng thống nhất nội dung trong biên bản kiểm toán và ký biên bản kiểm toán chính thức. Những nội dung không thống nhất sẽ được ghi lại để báo cáo với Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị của tập đoàn.

Ba là, Trưởng đoàn KTNB sẽ lập báo cáo kiểm toán trình trưởng ban KTNB phê duyệt. Quy trình lập báo cáo của KTNB hoàn toàn tương tự như quy trình lập báo cáo của kiểm toán độc lập chỉ có khác biệt lớn nhất ở hai điểm sau: (1) báo cáo KTNB không nhất thiết phải có sự thống nhất của đơn vị được kiểm toán và (2) Báo cáo của KTNB không theo một mẫu thống nhất mà do từng tập đoàn lập theo mẫu riêng của đơn vị mình.

Báo cáo kiểm toán được đính kèm với biên bản KTNB, báo cáo tài chính của đơn vị sau kiểm toán. Hiện nay, trong các tập đoàn, báo cáo kiểm toán thường được


lập thành 5 hoặc 6 bộ để gửi cho tổng giám đốc, cho đơn vị thành viên được kiểm toán, cho ban kiểm soát, cho ban tài chính kế toán và lưu hồ sơ kiểm toán.

Phụ lục 2.15 minh họa khái quát kết luận kiểm toán tại các đơn vị thành viên do KTNB trong một số tập đoàn. Các kết luận trong biên bản hay báo cáo kiểm toán cho thấy rõ KTNB trong các tập đoàn đang thực hiện kiểm toán liên kết bằng cách kết hợp kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ.

Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNB

Lập công văn yêu cầu thực hiện kiến nghị: Sau khi tổng giám đốc có ý kiến chỉ đạo, ban KTNB hoặc ban tài chính kế toán gửi công văn yêu cầu thực hiện chấn chỉnh, xử lý những thiếu sót, sai phạm theo kết luận trong biên bản KTNB. Công văn yêu cầu này thường được thực hiện ngay khi kết thúc cuộc kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kiến nghị gửi cho Ban KTNB và Ban tài chính kế toán.

Đánh giá tình hình thực hiện kiến nghị và lập báo cáo kiểm tra việc thực hiện kiến nghị: KTNB có hai cách để kiểm tra việc thực hiện kiến nghị: Cách thứ nhất, Ban KTNB có thể thành lập một đoàn KTNB riêng chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện kiến nghị hoặc cách thứ hai là giao cho một trong các KTV tham gia trực tiếp vào cuộc kiểm toán tiến hành giám sát việc thực hiện kiến nghị. Trong quá trình này, KTNB nêu rõ nguyên nhân của việc chưa thực hiện kiến nghị, đánh giá xem đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, đánh giá tính khả thi của việc thực hiện kiến nghị. Kết thúc phần việc này, nhón trưởng nhóm kiểm tra hoặc KTV được giao nhiệm vụ kiểm tra sẽ tiến hành lập báo cáo để gửi cho Tổng giám đốc, Ban KTNB và Ban tài chính kế toán.

Qua khảo sát việc thực hiện giai đoạn này trong KTNB ở các tập đoàn, tác giả nhận thấy việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kiến nghị của KTNB trong các tập đoàn được tiến hành tương đối đầy đủ nhưng chưa hiệu quả. Việc kiểm tra chủ yếu là trên giấy tờ tài liệu. Tuy nhiên, công việc này thường chỉ dừng lại ở mức báo cáo lại với Tổng giám đốc, Ban KTNB và Ban tài chính kế toán mà chưa có một quy định cụ thể nào đưa ra các chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện kiến nghị do nguyên nhân chủ quan.

Về thực hiện loại hình kiểm toán hoạt động: Theo xu thế chung của sự phát triển KTNB trên thế giới, KTNB trong các tập đoàn của Việt Nam cũng đang có sự


chuyển hướng từ loại hình kiểm toán tài chính sang loại hình kiểm toán này. Theo khảo sát của Tác giả, công việc kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính của các tập đoàn đã không còn thực hiện từ năm 2007 mà thay vào đó là kiểm toán đối với các khoản mục nghiệp vụ trọng yếu. Hiện nay, có một số tập đoàn đã tiến hành đánh giá tính hiệu quả như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Việt Nam. Nội dung chủ yếu của kiểm toán hoạt động mà các tập đoàn thực hiện hiện này tương đối đơn giản. Nội dung đánh giá thường bao gồm: 1- Kiểm tra đánh giá hiệu lực của hệ thống các quy định quản lý của các quy định nội bộ, phát hiện các vướng mắc, bất cập và tìm các khắc phục; 2- Kiểm tra, đánh giá mô hình tổ chức bộ máy kế toán, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại đơn vị được kiểm toán; 3- Kiểm tra, đánh giá hiệu lực của các quy trình, thủ tục kiểm soát, tác nghiệp đang áp dụng tại đơn vị. Khi tiến hành kiểm toán hoạt động, các KTVNB cũng tiến hành các bước triển khai theo đúng trình tự chung của quy trình KTNB. Trước hết, KTNB lập tờ trình về thực hiện kiểm toán hoạt động; minh họa tờ trình của các tập đoàn được trình bày trong Phụ lục 2.16. Sau khi Ban giám đốc tập đoàn phê duyệt, bộ phận KTNB sẽ lập kế hoạch kiểm toán nêu rõ nội dung và thời gian tiến hành kiểm toán, xác định các đơn vị được kiểm toán là một trong những khâu quan trọng trong lập kế hoạch kiểm toán với các tiêu thức được trình bày trong Phụ lục 2.17. Tuy nhiên, mặc dù đã xác định loại hình KTNB nhưng phương thức tiến hành của loại hình này ở các tập đoàn vẫn mang đậm đặc trưng của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Phương thức tiến hành kiểm toán hoạt động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông được trình bày trong Phụ lục 2.18, 2.19, 2.20. Kết thúc cuộc kiểm toán hoạt động, KTNB tiến hành lập biên bản dựa trên cơ sở thảo luận với ban giám đốc đơn vị được kiểm toán về các phát hiện. Nội dung lớn nhất được đề cập trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán hoạt động là phát hiện các điểm sai sót, hạn chế, tồn tại và kém hiệu quả, tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra kiến nghị của KTNB. Tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, khi kết thúc kiểm toán hoạt động KTV đánh giá theo các tiêu thức được trình bày trong Bảng 2.11

Bảng 2.11: Kết quả kiểm toán hoạt động quỹ Bưu điện Tuyên Quang, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam


+ Ghi sổ quỹ theo chứng từ thu, chi được duyệt nhưng không theo tình hình thu, chi thực tế (Bưu điện huyện Hàm Yên) Còn tình trạng ghi sổ quỹ theo tổng số tiền ghi chứng từ kế toán đã được phê duyệt nhưng thực tế chưa chi hết số tiền đó (trường hợp phiếu chi lập chung cho nhiều người, từng cá nhân đến nhận trực tiếp tại


quỹ) (Văn phòng Bưu điện tỉnh, Công ty Điện báo điện thoại).

+ Sổ quỹ không ghi chép theo thứ tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà phần chi tiền mặt được tách riêng cho từng đài viễn thông (5 đài) và Trung tâm khu vực Thị xã, chưa rút số dư hàng ngày (Công ty Điện báo điện thoại).

+ Không rút số dư hàng ngày, chưa cộng phát sinh chân trang, (Bưu điện Thị xã, BĐ huyện Hàm Yên). Riêng Bưu điện huyện Hàm Yên chưa rút số dư cuối tháng trên sổ quỹ chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện

+ Chữa sổ quỹ chưa đúng qui định, gạch xoá, viết đè (Công ty Điện báo Điện thoại, Bưu điện thị xã).

+ Sổ quỹ chưa có đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi đưa sổ vào sử dụng như tên đơn vị, niên độ kế toán, họ tên người giữ sổ, kế toán và thủ trưởng đơn vị (Công ty Điện báo Điện thoại, Bưu điện huyện Abc).

Kiểm kê:

- Các đơn vị đã thực hiện kiểm kê tiền mặt vào thời điểm cuối tháng, có đơn vị đã thực hiện kiểm kê quĩ tiền mặt đột xuất.

Định mức tồn quĩ:

- Bưu điện tỉnh Abc đã ban hành văn bản số 56/KTTKTC ngày 30/3/2005 quy định tiền mặt lưu quỹ cuối ngày.

- Qua kiểm tra cho thấy toàn bộ các Bưu điện huyện, thị xã đều có số tồn quỹ

không hiệu quả, mức tồn quỹ thường xuyên cao hơn định mức (Bưu điện thị xã cao hơn 4 lần, cụ thể:


Đơn vị

Định mức

tồn quỹ

Tồn quỹ bình quân

giữa tháng của 6 tháng đầu 2007


Văn phòng Bưu điện tỉnh

90 triệu đồng

90,7 triệu đồng


Công ty Điện báo điện thoại

80 triệu đồng

27,2 triệu đồng


Bưu điện TX TQ

195 triệu đồng

783,2 triệu đồng


Bưu điện huyện Hàm Yên

60 triệu đồng

113,3 triệu đồng


1.4. Chứng từ khoản thu, chi tiền mặt và hạch toán kế toán:

- Phiếu chi in sẵn dòng nhận đủ số tiền, một số phiếu chi không có chữ ký của người nhận tiền (người nhận tiền trên phiếu chi là thủ quỹ, người nhận tiền thực tế ký nhận trên danh sách chi tiết kèm theo) (Bưu điện tỉnh Abc).

- Các khoản chi phí quản lý (tiếp khách, chi phí hành chính) thường không có giấy đề xuất chi, giấy đề nghị thanh toán, lãnh đạo đơn vị trực tiếp phê duyệt trên hoá đơn (Bưu điện tỉnh Abc)

- Một số phiếu thu chưa có đầy đủ chữ ký của người nộp tiền, kế toán trưởng, người nộp tiền (Công ty Điện báo điện thoại, Bưu điện huyện Abc)

- Một số khoản thu, chi tiền mặt đã thực hiện, thủ quỹ đã ghi sổ quỹ nhưng chưa lập phiếu thu, phiếu chi kịp thời (Bưu điện huyện Abc).

Dựa vào phân tích này và kết quả thu được, KTVNB kết luận là quản lý sổ sách chứng từ còn nhiều hạn chế, mức tồn quỹ chưa hiệu quả, gây lãng phí.


Mặc dù kiểm toán hoạt động có lịch sử phát triển tương đối dài trên thế giới, tuy nhiên việc KTNB trong các tập đoàn thực hiện kiểm toán hoạt động hiện nay mới chỉ xem là giai đoạn thử nghiệm. Trong quá trình thực hiện kiểm toán hoạt động tại các tập đoàn của Việt Nam có thể nhận thấy những đặc trưng cơ bản sau :

Một là, KTNB trong các tập đoàn thực hiện kiểm toán hoạt động nhưng chưa thực sự thể hiện rõ bản chất và đặc tính của loại hình này. Chính vì thế mà hiệu quả áp dụng của loại hình này chưa cao. Hiện nay, KTNB các tập đoàn vẫn đang thực hiện kiểm toán hoạt động nhưng không phân chia theo đầu mối của các mối quan hệ kinh tế mà vẫn dựa trên cách thức tiếp cận theo khoản mục. Cách thức này dẫn đến sự nhìn nhận một cách phiến diện về từng khoản mục mà không thấy được mối liên hệ qua lại trong đánh giá hiệu quả giữa các khoản mục nghiệp vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Hai là, Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện kiểm toán hoạt động vẫn chủ yếu dựa trên phương pháp so sánh mà chưa sử dụng các kỹ thuật kiểm toán mới. Hơn nữa, những so sánh mà KTNB đang áp dụng mới chỉ là những so sánh đơn giản như so sánh giữa kết quả thực hiện với dự toán, giữa kết quả thực hiện với định mức cho phép của tập đoàn. Các so sánh này mới chỉ tập trung vào các chỉ tiêu lượng hóa và dựa trên các mặt của hoạt động tài chính. Trong khi đó, kiểm toán hoạt động hiện đại đã đưa ra nhiều chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá hiệu quả, hiệu năng.

Ba là, Khi lập kế hoạch kiểm toán năm, KTNB của các tập đoàn vẫn chưa đưa ra những nội dung kiểm toán mang tính kế tiếp, những kế hoạch "dài hơi" trong đánh giá hoạt động của từng đơn vị để từ đó có thể xem xét đến hoạt động của cả tập đoàn. Hiện nay, việc đánh giá chỉ tập trung vào đánh giá của từng hoạt động riêng lẻ của các đơn vị thành viên. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của tập đoàn lại phụ thuộc rất nhiều và sự phối hợp hoạt động, tận dụng nguồn lực của các thành viên. Mục tiêu chính của việc cơ cấu lại các doanh nghiệp ở quy mô lớn thành các tập đoàn là nhằm tạo sự linh hoạt cho các đơn vị thành viên phối hợp và kết hợp để hướng đến hiệu quả hoạt động chung của cả tập đoàn. Việc xác định phạm vi kiểm toán ở quy mô hẹp đã không xem xét được các tập đoàn một cách toàn diện.

Bốn là, Kiểm toán hoạt động do KTNB các tập đoàn thực hiện mới chỉ chú trọng đến các hoạt động đã xảy ra, các chương trình dự án đã đi vào vận hành. Trong khi đó, kiểm toán trước đối với các chương trình dự án khi mới chỉ trong giai đoạn hình thành hay trong giai đoạn tiền khả thi còn chưa được chú trọng. Đây là vấn đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023