ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược hoạt động của từng đơn vị thành viên trong tập đoàn và cho cả một tập đoàn. Trong khoảng thời gian đầu hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, có rất nhiều xu hướng phát triển của các tập đoàn được cho là không hiệu quả. Chẳng hạn như xu hướng đa dạng hóa ngành nghề, vốn dàn đều trên nhiều mặt hoạt động, hay xu hướng thành lập các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong các tập đoàn đều đang cần phải xem xét lại. Việc xem xét lại các xu hướng này không phải chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của bản thân các tập đoàn, mà nhiệm vụ này có thể được thực hiện bởi chính các bộ phận thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát trong tập đoàn như KTNB.
Năm là, Kỹ thuật kiểm toán được KTVNB các tập đoàn sử dụng trong kiểm toán hoạt động bị ảnh hưởng nhiều bởi các kỹ thuật sử dụng trong kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. Khảo sát giấy tờ làm việc của KTNB tập đoàn cho thấy mẫu giấy tờ làm việc không có sự khác biệt về nội dung và cách thức trình bày giữa các loại hình kiểm toán. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc chú trọng các mục tiêu kiểm toán hoạt động của KTVNB.
Một công việc quan trọng cần được tiến hành trong quá trình thực hiện kiểm toán đối với bất kỳ loại hình kiểm toán nào là kiểm soát chất lượng kiểm toán. Mặc dù phần lớn các tập đoàn có tổ chức KTNB đều đã xây dựng qui chế KTNB nhưng quy chế này chưa thực sự hữu dụng cho các KTNB tập đoàn trong thực hiện và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Hơn nữa, phần lớn các qui chế KTNB trong các tập đoàn đều đã được xây dựng từ khi hoạt động theo mô hình tổng công ty. Nhiều tập đoàn đã sử dụng qui chế KTNB cũ và điều chỉnh lại một vài nội dung để áp dụng cho mô hình hoạt động mới. Điều này dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong thực hiện KTNB khi thực hiện các loại kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng KTNB cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của từng đơn vị thành viên và cả tập đoàn.
2.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
Mặc dù KTNB đã hình thành và tồn tại trên thế giới từ rất lâu nhưng sự xác lập chính thức cơ sở pháp lý về KTNB ở Việt Nam phải đến năm 1997 mới bắt đầu với Nghị định 59/1996/NĐ-CP. Nghị định này đưa ra những quy định đầu tiên về tổ chức KTNB. Theo Nghị định này, các tổng công ty được thành lập theo Quyết định 90/TTg hoặc Quyết định 91/TTg đều đã tổ chức KTNB. Hoạt động của nhiều bộ phận KTNB trong nhiều tổng công ty vào thời kỳ đầu mang tính hình thức. Một số
tổng công ty thời kỳ này thực hiện phân tách nhân sự ở bộ phận kế toán tài chính thành hai bộ phận là kế toán và KTNB. Việc thực hiện chia tách như vậy có thể coi như một sự "đối phó" với các quy định ban đầu của Nhà nước về tổ chức bộ máy KTNB trong các Tổng công ty nhà nước. Với sự đổi mới về quản lý kinh tế của Nhà nước, nhiều tập đoàn đã được hình thành từ các tổng công ty, trước hết là các tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg. Tổ chức KTNB trong các tập đoàn này không phải là một yêu cầu bắt buộc về mặt luật pháp. Tuy nhiên, xu hướng phát triển về quản lý kinh tế của nhà nước đã thúc đẩy nhiều tập đoàn tổ chức KTNB như một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu.
Qua khảo sát thực tế, phần lớn các tập đoàn kinh tế được tổ chức theo Đề án thí điểm "Hình thành Tập đoàn kinh tế nhà nước" đều tổ chức riêng bộ máy KTNB hoặc tồn tại chức năng KTNB tại công ty mẹ (5/8 tập đoàn được khảo sát). Như vậy số lượng các tập đoàn tổ chức KTNB chiếm tỷ lệ tương đối cao, đạt gần 63%. Với các tập đoàn này, việc tổ chức KTNB không chỉ ở công ty mẹ mà còn triển khai cả ở các công ty con. Trong số các doanh nghiệp thành viên của các tập đoàn được khảo sát có 5 công ty mẹ và 10 công ty con trong các tập đoàn tổ chức KTNB. Một số tập đoàn không tổ chức riêng bộ phận KTNB vẫn có những bộ phận khác thực hiện các chức năng KTNB, hoặc gắn các chức năng KTNB với các chức năng khác của quản lý (3/8 tập đoàn được tác giả khảo sát). Tỷ lệ các đơn vị thành viên trong các tập đoàn không tổ chức KTNB chiếm tỷ lệ tương đối cao 70% (Phụ lục Số 2.22).
Đối với các tập đoàn tổ chức bộ phận KTNB, bộ phận này được tổ chức theo các mô hình khác nhau trong quan hệ giữa công ty mẹ với đơn vị thành viên, trong quan hệ giữa bộ phận KTNB với các bộ phận chức năng hay trong quan hệ nội bộ tại bộ phận KTNB.
Về quan hệ giữa KTNB với các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp: Theo nguyên tắc tổ chức, KTNB cần phải được xây dựng để đảm bảo được tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình. Để đảm bảo nguyên tắc này KTNB trong các tập đoàn hiện nay được tổ chức theo ba mô hình chủ yếu sau:
Một là, KTNB được tổ chức dưới hình thức một tổ KTNB. Tổ KTNB được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Ban kiểm soát (theo khảo sát có 1/8 tập đoàn có bộ phận KTNB theo hình thức này) KTNB được xây dựng dưới sự chỉ đạo của ban kiểm soát là một mô hình được áp dụng phổ biến trong các định chế tài chính hiện nay khi các tập đoàn chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng (KTNB Tập đoàn Tài chính Bảo
hiểm Việt Nam được xây dựng theo mô hình này). KTNB được tổ chức theo mô hình này đảm bảo được tính độc lập của việc thực hiện các chức năng của KTNB. Tuy nhiên, mô hình này được vận dụng không đầy đủ tại Việt Nam và cũng không phổ biến trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo mô hình tổ chức này, tổ KTNB thực hiện kiểm toán theo quyết định của Ủy ban kiểm toán. Ủy ban kiểm toán là một trong các ủy ban chức năng trực thuộc hội đồng quản trị. Ủy ban này có chức năng tư vấn và hỗ trợ cho hội đồng quản trị về tổ chức hoạt động KTNB và thiết lập mối liên hệ với các chủ thể kiểm toán từ bên ngoài. Ủy ban kiểm toán chỉ có chức năng chỉ đạo mà không trực tiếp tham gia cáo công việc kiểm toán. Trên cơ sở đó, tổ KTNB sẽ báo cáo công việc thực hiện trước hết là cho ủy ban kiểm toán. Theo cách thức này, tổ KTNB sẽ được tổ chức hoạt động phụ thuộc vào ủy ban kiểm toán, đảm bảo được tính độc lập và quyền lực trong công tác KTNB. Trong khi đó, ủy ban này lại hoạt động định kỳ theo lịch của hội đồng quản trị. Điều này dẫn đến việc xử lý chậm các quyết định liên quan đến KTNB. Mô hình tổ chức này được thể hiện rõ nét trong mô hình tổ chức của Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Việt Nam và được minh họa trong Phụ lục 2.25.
Ban Kiểm soát | Hội đồng quản trị | |
Có thể bạn quan tâm!
- Qui Chế Kiểm Toán Nội Bộ Trong Các Tập Đoàn Kinh Tế Của Việt Nam
- Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 15
- Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 16
- Về Xây Dựng Và Thực Hiện Quy Chế Kiểm Toán
- Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 19
- Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
Hai là, KTNB được tổ chức dưới hình thức một tổ KTNB nằm trong bộ phận kế toán của công ty mẹ. Theo khảo sát của tác giả mô hình này cũng không phổ biến trong các tập đoàn của Việt Nam (hiện nay chỉ có 1/8 tập đoàn được khảo sát tổ chức theo mô hình này là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Theo mô hình này, tổ KTNB thực hiện kiểm toán theo quyết định của Tổng giám đốc. Tổ KTNB sẽ báo cáo công việc thực hiện trước hết là cho ban kiểm soát và tổng giám đốc. Theo cách thức tổ chức này, tập đoàn đã sắp xếp nhân sự theo cách thức kiêm nhiệm: Phó ban Kiểm soát hoặc Phó ban Tài chính kế toán có thể kiêm chức Trưởng bộ phận KTNB. Cách thức tổ chức mô hình này được minh họa theo sơ đồ 2.4.
Tổng giám đốc
Các ban chức năng
Tổ KTNB
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
Các đvị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp
Các công ty do cty mẹ sở hữu 100% vốn
Các công ty do cty mẹ sở hữu >50% vốn
Các công ty liên kết
Sơ đồ 2.4: Tổ chức tổ KTNB nằm trong bộ phận kế toán có liên hệ báo cáo với Ban kiểm soát
Việc vận dụng mô hình này tại các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng không được hoàn thiện. Ban Kiểm soát trong các tập đoàn thường chỉ có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động điều hành của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Đồng thời, ban kiểm soát có trách nhiệm báo cáo hội đồng quản trị theo định kỳ hàng quý và hàng năm, theo vụ việc và kết quả kiểm tra giám sát của mình, kịp thời phát hiện và báo cáo ngay hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp trong tập đoàn. Như vậy, ban kiểm soát cũng thực hiện luôn chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận, sẽ gây sự nhầm lẫn trong chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát và KTNB. Điều này dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong hoạt động KTNB tại các tập đoàn như Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Do có sự chồng chéo trong việc quy định chức năng nhiệm vụ nên Tập đoàn này đã không duy trì bộ phận KTNB như một phòng ban chức năng độc lập trong bộ máy điều hành của Tập đoàn. Và cũng chính do nguyên nhân này nên bộ phận KTNB của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng được ghép vào Ban Tài chính kế toán thành Ban Tài chính Kế toán Kiểm toán (Phụ lục 2.23).
Ba là, Bộ phận KTNB được tổ chức dưới hình thức một phòng ban chức năng riêng biệt chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Ban giám đốc có thể phân công một người phụ trách công việc KTNB. Hiện nay, trong các tập đoàn (4/6 tập đoàn) có tổ chức KTNB đều phân công một phó tổng giám đốc phụ trách trực tiếp bộ phận này. Cách thức tổ chức này thường làm giảm tính độc lập của kiểm toán vì xét về bản chất ban giám đốc chỉ là người quản lý doanh nghiệp chứ không phải là chủ sở hữu. Cơ cấu tổ chức theo cách này có thể được mô tả theo Sơ đồ 2.5.
Theo Phụ lục 2.22, KTNB được tổ chức theo mô hình này phổ biến trong các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam (chiếm 75%) trong kết quả khảo sát của tác giả. Bộ phận KTNB chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc tập đoàn hoặc phó tổng giám đốc tập đoàn. Trong đó, xu hướng phân công một phó tổng giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp hoạt động kiểm toán nội bộ là xu hướng chủ yếu trong các đơn vị có tổ chức KTNB. Sở dĩ cách thức này được thực hiện phổ biến là do yếu tố lịch sử. Các tập đoàn nhà nước hiện nay đều hình thành từ các tổng công ty do đó quá trình tổ chức KTNB bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cách thức cũ theo mô hình tổ chức của các tổng công ty. Có thể xem xét và phân tích mô hình tổ chức này thông qua việc tổ chức KTNB ở các tập đoàn như sau:
Hội đồng quản trị | |
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Các ban chức năng
KTNB
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp
Các công ty do công ty mẹ sở hữu 100% vốn
Các công ty do công ty mẹ sở hữu >50% vốn
Các công ty liên kết
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
Sơ đồ 2.5: Tổ chức phòng (ban) KTNB trực thuộc Ban giám đốc
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có bộ phận KTNB trực thuộc Ban giám đốc và hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát được tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp với các chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty theo quy chế "Người đại diện". Ngoài ra, Ban kiểm soát của Tập đoàn có nhiệm vụ xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của toàn bộ tập đoàn bao gồm cả công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Chính phủ. Ban KTNB được tổ chức dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và hoạt động như một bộ phận của Văn phòng điều hành của tập đoàn. Khi thực hiện kiểm toán, bộ phận KTNB có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc và gửi báo cáo cho Hội đồng quản trị.
Cũng tương tự như mô hình KTNB của Tập đoàn Than - Khoáng sản, bộ phận KTNB của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trực thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc tập đoàn. Tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Ban giám đốc phân công một Phó Tổng giám đốc tập đoàn phụ trách hoạt động của bộ phận KTNB. Bộ phận KTNB có chức năng chủ yếu là thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên. Ban Kiểm soát của Tập đoàn cũng thực hiện chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo quy định trong Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2005. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong tổ chức của KTNB tập đoàn này là Ban kiểm soát cũng thực hiện các chức
năng kiểm tra đánh giá và kiểm soát với nhiều mặt hoạt động của các đơn vị thành viên như kiểm tra và xác nhận các thông tin trên các báo cáo tài chính, kiểm tra việc tuân thủ hoạt động của các chương trình dự án, các tác nghiệp cụ thể như kiểm toán về tiền lương, kiểm toán thu chi cho hoạt động phúc lợi... Như vậy, cách thức này tạo ra một sự tổ chức chồng chéo về mặt hoạt động của bản thân chức năng kiểm tra kiểm soát của Tập đoàn. Hơn nữa, trong tập đoàn này, Phó Tổng giám đốc tập đoàn được phân công phụ trách cả tài chính, kế toán và kiểm toán. Việc này đã làm giảm tính độc lập của hoạt động của KTNB.
Về hình thức tổ chức KTNB: Xét về hình thức tổ chức KTNB có thể lựa chọn hai hình thức là bộ phận (phòng, ban nhóm KTNB) hoặc giám định viên kế toán. Hình thức tổ chức KTNB được xác định dựa trên tính chất ngành nghề của tập đoàn, quy mô và phạm vi hoạt động của tập đoàn. Trước đây, Thông tư 52/1998/TT-BTC có quy định "bộ phận KTNB tổng công ty phải được tổ chức độc lập với phòng ban chức năng khác của tổng công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc. Biên chế phòng từ 3-5 người" [1] được cho là không phù hợp và được thay thế bằng Thông tư 171/1998/TT-BTC hướng dẫn thực hiện KTNB tại doanh nghiệp nhà nước. Theo thông tư này, hình thức tổ chức KTNB được xác định tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể và năng lực của đội ngũ kế toán. Thông thường, có thể tổ chức KTNB theo hai hình thức chủ yếu là bộ phận KTNB hoặc giám định viên kế toán. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa áp dụng tổ chức KTNB theo hình thức thứ hai là giám định viên kế toán mà chỉ chủ yếu áp dụng mô hình kiểm toán theo cách thức tổ chức một bộ phận KTNB. Hình thức giám định viên kế toán là hình thức phù hợp với các công ty nhỏ hoặc các công ty có liên kết lỏng với tập đoàn thông qua các hợp đồng chứ không thông qua liên kết về vốn. 100% các tập đoàn được khảo sát có bộ phận KTNB đều khẳng định tổ chức KTNB theo hình thức thứ nhất.
Bộ phận KTNB được tổ chức theo hình thức này có số lượng và cơ cấu thành viên phụ thuộc vào quy mô của đơn vị, nhiệm vụ của từng thời kỳ cụ thể. Bộ phận KTNB có thể thực hiện các công việc do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc do tổng giám đốc giao cho. Bộ phận KTNB có thể được tổ chức thành một phòng, ban hoặc một tổ KTNB, thậm chí có thể được kết hợp với các phòng ban khác có chức năng liên hệ chặt chẽ với kiểm toán như phòng thanh tra. Cách thức tổ chức KTNB thành một phòng ban riêng biệt được thực hiện trong các tập đoàn khá phổ biến như
Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Cách thức tổ chức KTNB ghép với phòng thanh tra được thực hiện trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn Than và Khoáng sản. Tổ chức KTNB tại Tập đoàn Quốc gia dầu khí Việt Nam được thực hiện theo cách thức ghép với Ban Tài chính Kế toán.
Phòng ban KTNB thường được tổ chức tại các công ty mẹ hoặc các đơn vị thành viên có quy mô lớn. Tổ kiểm toán thường được tổ chức trong các đơn vị thành viên có quy mô nhỏ. Cách thức tổ chức KTNB ghép với các phòng ban khác có ưu điểm là giảm bớt gánh nặng về nhân sự và chi phí cho doanh nghiệp thành viên nhưng có nhược điểm là giảm tính độc lập của KTNB. Về bản chất, bộ phận thanh tra hay phòng thanh tra cũng có chức năng thực hiện kiểm tra kiểm soát trong doanh nghiệp nhưng hướng đến kiểm tra mang tính hành chính nhiều hơn. Trong khi, hoạt động KTNB của tập đoàn mang tính kiểm soát của chủ sở hữu. Khi tiến hành kiểm toán hiệu quả và hiệu năng thì bản thân phòng thanh tra cũng có thể trở thành khách thể của hoạt động KTNB. Xét về bản chất, hai bộ phận này có cùng chức năng nhưng được phân biệt ở đối tượng và tần suất thực hiện : KTNB được thực hiện thường xuyên và toàn bộ còn phòng thanh tra thường chỉ thực hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Xét về biên chế tổ chức của KTNB, thường có hai dạng: Dạng thứ nhất là bộ phận KTNB có biên chế cố định, dạng thứ hai là bộ phận KTNB có biên chế linh hoạt. Các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn được khảo sát có bộ phận KTNB chủ yếu tổ chức mô hình biên chế phòng KTNB cố định (73%) và biên chế linh hoạt (27%) (Phụ lục 2.22).
Với biên chế cố định, KTNB được quy định rõ cho công ty mẹ và đơn vị thành viên. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang tổ chức kiểm toán theo dạng này. Biên chế trong phòng (ban) KTNB của tập đoàn được xác định. Mọi công việc KTNB đều do các thành viên trong bộ phận KTNB của tập đoàn và của đơn vị thành viên thực hiện. Cách thức tổ chức trên chỉ phù hợp với những tập đoàn có số lượng doanh nghiệp thành viên không nhiều nhưng có số lượng KTV tương đối đầy đủ. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có 19 đơn vị thành viên trong đó đã có đến 14 đơn vị thành viên có tổ chức KTNB hoặc có giao một bộ phận chuyên trách thực hiện KTNB (chiếm 73%). Số lượng KTVNB tại công ty mẹ là 5 người được biên chế cố định. Số lượng KTV ở các đơn vị thành
viên là 55 người (Phụ lục 2.24). Với quy mô như vậy, chỉ trong những trường hợp đặc biệt, bộ phận KTNB mới phải huy động thêm nhân lực từ các ban chức năng thuộc bộ máy văn phòng tập đoàn.
Với biên chế linh hoạt, số lượng KTV trong từng giai đoạn, từng khu vực không cố định. Trong từng giai đoạn hoạt động khác nhau, với từng đối tượng kiểm toán khác nhau mà có thể thay đổi số lượng KTV bằng cách huy động thêm từ bộ máy văn phòng của tập đoàn hoặc huy động thêm từ KTNB của các đơn vị thành viên khác không phải là khách thể của cuộc kiểm toán hiện tại. Cách thức này tương đối phù hợp và hiệu quả với các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay. KTNB ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được tổ chức theo cách thức này. Trong Quy chế KTNB của Tập đoàn có quy định: "Trong trường hợp cần thiết, Tổng giám đốc trưng tập KTV ở các đơn vị thành viên, cử các cán bộ thuộc các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ khác trong tập đoàn, hoặc thuê chuyên gia ngoài tham gia một số nội dung hoặc toàn bộ một cuộc kiểm toán" [46]. Cách thức tổ chức này phù hợp với những tập đoàn kinh tế có số lượng đơn vị thành viên lớn như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với hơn 60 đơn vị thành viên.
Giám định viên kế toán hoặc giám sát viên nhà nước: Giám định viên kế toán có thể là các KTV chuyên nghiệp hành nghề, thậm chí ở một số nước trong các doanh nghiệp nhà nước các giám định viên kế toán có thể được biên chế trong bộ máy kiểm toán nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam chưa áp dụng mô hình này trong KTNB tập đoàn. Tuy nhiên, có thể khẳng định mô hình này thích hợp để tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong các tập đoàn có nhiều doanh nghiệp thành viên có quy mô nhỏ và các thành viên có liên kết lỏng với công ty mẹ của tập đoàn.
Trong phạm vi nội bộ, tổ chức bộ máy KTNB được tổ chức theo hai mô hình cơ bản, phù hợp với đặc trưng của từng tập đoàn và phù hợp với mô hình chung trong tổ chức hoạt động của các tập đoàn hiện nay :
Một là, Mô hình KTNB tổ chức tập trung tại công ty mẹ. Hiện nay chỉ có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức KTNB theo mô hình này, xét vể tỷ trọng chỉ chiếm 13% (1/8) các tập đoàn được khảo. KTNB chỉ được tổ chức tại công ty mẹ và không tổ chức KTNB tại các đơn vị thành viên. Mô hình bộ phận KTNB tổ chức tập trung đươc khái quát trong Sơ đồ 2.6.