Đặc Điểm Hoạt Động, Quản Lý Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I


43


- Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải chấp hành theo quy định của các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, phải phân biệt rò ràng, minh bạch những việc làm đúng và những việc làm sai. Những sai phạm đều phải được làm rò, tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức, cá nhân mắc sai phạm.

- Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải đảm bảo tính khách quan từ khâu tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến khâu đưa ra kết luận về kết quả kiểm tra.

Hai là, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, không được tạo nên sự gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị. Cần có biện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi người đều có trách nhiệm tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán.

Ba là, những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rò ràng, chính xác và chặt chẽ. Mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh. Tùy hình thức kiểm tra để có kết luận kiểm tra phù hợp, có thể kết luận từng phần hoặc toàn bộ công tác tài chính, kế toán của đơn vị.

Bốn là, trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải nêu từng bước của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra. Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục.

Thực hiện công tác kiểm tra kế toán trên cơ sở ứng dụng CNTT dễ dàng thực hiện hơn. Bất kǶ hệ thống thông tin kế toán nào cǜng phải lưu vết các sửa chữa của kế toán. Việc truy xuất các dữ liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra kế toán được chính xác và kịp thời.

Yêu cầu người kiểm tra kế toán ngoài việc phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm tra, còn cần có trình độ CNTT đáp ứng công tác kiểm tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Phương thức kiểm tra kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT cần phù hợp do đặc thù của dữ liệu kế toán được nhập liệu một tắc "nhập liệu chi tiết nhất" và "chống trùng", nên việc kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp không có ý nghĩa. Một phần mềm kế toán ứng dụng thường được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Nhập liệu, xử lý và kết xuất. Bởi vậy, việc kiểm tra bao gồm:

Một là, Kiểm soát nhập liệu. Kiểm soát nhập liệu được thực hiện từ khi có nguồn dữ liệu cho đến khi hoàn tất nhập liệu vào hệ thống. Đây là công tác kiểm tra

Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I - 7


44


có tầm quan trọng bậc nhất đối với công tác kiểm tra kế toán, bao gồm: Kiểm soát nguồn dữ liệu nhằm đảm bảo rằng dữ liệu nhập vào hợp lệ, không bị trùng lặp khi nhập liệu; Kiểm tra quá trình nhập liệu. Các đoạn mã chương trình kiểm tra trình tự nhập liệu cần được viết và tích hợp trong phần mềm kế toán nhằm đảm bảo cho việc nhập liệu chính xác và đầy đủ.

Hai là, Kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu. Kiểm soát xử lý kiểm tra sự chính xác của thông tin kế toán trong quá trình xử lý số liệu, loại trừ các yếu tố bất thường trong quá trình xử lý số liệu, loại trừ các yếu tố bất thường trong quá trình xử lý và đảm bảo cho hệ thống vận hành như thiết kế ban đầu. Trong quá trình thiết kế hệ thống, người lập trình sẽ lập trình các thủ tục kiểm soát xử lý do kế toán cung cấp để hệ thống có thể tự động kiểm tra các hoạt động xử lý.

Ba là, kiểm soát thông tin đầu ra. Kiểm soát thông tin đầu ra bao gồm chính sách và các bước thực hiện nhằm đảm bảo sự chính xác của việc xử lý số liệu. Việc kiểm soát có thể thực hiện thông qua các thủ tục sau:

- Xem xét các kết xuất nhằm đảm bảo nội dung thông tin cung cấp và hình thức phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin;

- Đối chiếu giữa kết xuất và dữ liệu nhập thông qua các số tổng kiểm soát nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin;

- Chuyển giao chính xác thông tin đến đúng người sử dụng thông tin;

- Đảm bảo an toàn cho các kết xuất và thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp;

- Quy định người sử dụng phải có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ

và trung thực của thông tin sau khi nhận thông tin, báo cáo;

- Quy định hủy các dữ liệu, thông tin bí mật sau khi tạo ra kết xuất trên các bản in thử, bản nháp...

- Tăng cường các giải pháp an toàn hệ thống mạng trong trường hợp chuyển giao thông tin trên hệ thống mạng máy tính.

Kiểm tra kế toán nội bộ đánh giá sự an toàn của dữ liệu trong khi xem xét hoạt động của các bộ phận, các phần hành kế toán trong bộ máy kế toán và đưa ra những đề nghị cho kế toán viên và kế toán trưởng. Việc chỉnh sửa số liệu của chức năng kế toán tổng hợp phải độc lập với việc chỉnh sửa số liệu trên các phân hệ khác, kế toán tổng hợp không được quyền chỉnh sửa số liệu kế toán chi tiết của các phân hệ, điều này nằm đảm bảo việc kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.


45


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa đồng thời làm rò các vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài chính, nội dung tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, nội dung tổ chức kế toán trình bày các nội dung lớn đó là: Tổ chức bộ máy kế toán; Tổ chức công tác kế toán; Tổ chức kiểm tra kế toán

Các nội dung trên đều có tính lôgic và quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tại đơn vị SNCL. Đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở cho việc vận dụng các cơ sở lý luận vào thực tiễn để phân tích đánh giá thực trạng cǜng như tạo tiền đề để đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.


46


Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN

TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I

2.1. Tổng quan về Bệnh viện Tâm thần Trung ương I‌

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên Bệnh viện

Tiếng Việt: Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Tiếng Anh: National Pychiatric Hospital – Number One Tên viết tắt: BVTTTW1

Địa chỉ: Xã Hòa Bình- Huyện Thường Tín- Thành phố Hà Nội

Điện thoại: +842433853227 Fax : +842433853190

Website: bvtttw1.gov.vn

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I được thành lập theo quyết định số 519 của Bộ Y tế ngày 07/6/1963. Trên cơ sở tiếp quản khu điều dưỡng cán bộ Miền Nam tập kết. Tháng 5/1957 một vinh dự lớn lao của Bệnh viện khi được Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên và người bệnh. Bác đã ân cần thăm hỏi, động viên mọi người và căn dặn: "Cán bộ ngành y tế trước hết phải thật thà đoàn kết, hết lòng thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cǜng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”.

Lúc đầu Bệnh viện có 100 giường bệnh. Năm 1965 Bộ Y tế cho xây dựng Bệnh viện với quy mô 300 giường bệnh. Thời kǶ từ năm 1965 do chiến tranh phá hoại của Mỹ ném bom Miền Bắc rất ác liệt. Hầu hết các khoa phòng của Bệnh viện phải sơ tán đến các xã xung quanh, cho đến năm 1973 mới trở về.

Ngày nay Bệnh viện đã phát triển lớn mạnh trở thành một Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần đầu ngành của đất nước, có cơ sở hạ tầng khang trang, có trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, với đội ngǜ công chức đông đảo và tài năng. Bệnh viện đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, được dân tín nhiệm, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động, quản lý ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế,


47


chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng được mở tại Kho bạc Nhà nước và tại các Ngân hàng Thương mại theo quy định của pháp luật.

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I có chức năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần ở tuyến cao nhất.

Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo, thực hành chuyên ngành tâm thần của các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, cǜng như các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu.

Công tác nghiên cứu khoa học cǜng luôn được Bệnh viện chú trọng, đẩy mạnh phát triển về số lượng và chất lượng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong các lĩnh vực: dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được chuẩn hóa, áp dụng các quy trình, quy phạm chuẩn trên thế giới. Hàng trăm đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước có giá trị thực tiễn cao đã được nghiệm thu và đang tiến hành với kết quả tốt.

Về công tác chỉ đạo tuyến, ngay từ khi mới thành lập, cùng với việc củng cố, xây dựng và phát triển Bệnh viện, công tác chỉ đạo tuyến đã đặc biệt được chú trọng. Ngoài tham mưu giúp Bộ Y tế về chiến lược phát triển ngành, Ban giám đốc cùng phòng chỉ đạo tuyến tổ chức nhiều chuyến công tác xuống tận xã phường, thôn bản để nắm bắt tình hình, tập huấn đào tạo chuyển giao kỹ thuật và tư vấn thuyết phục chính quyền các cấp xây dựng mạng lưới chuyên khoa theo chiến lược.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu bộ máy tổ chức được xây dựng theo quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I ban hành kèm theo quyết định số 7293 /QĐ- BYT ngày 07/12/2018 gồm: Lãnh đạo Bệnh viện (Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc), các Hội đồng để phục vụ nhiệm vụ (Hội đồng khoa học- công nghệ; Hội đồng Thuốc và điều trị; Hội đồng Thi đua khen thưởng), các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, các khoa hỗ trợ, các phòng chức năng hành chính, trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến.


48


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn: Bệnh viện Tâm thần Trung ương I


49


Cơ cấu viên chức hiện nay Bệnh viện gồm 570 nhân viên biên chế và lao động hợp đồng không xác định thời hạn và xác định thời hạn.

Về tài chính

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí chi hoạt động thường xuyên theo Nghị đinh 43/2006 và theo quyết định số 589/QĐ- BYT ngày 23/01/2018 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Giám đốc Bệnh viện là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Bệnh viện và thực thi công khai tài chính theo quy định.

- Nguyên tắc quản lý tài chính

Tất cả các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động của Bệnh viện phải tuân thủ theo Chế độ tài chính, kế toán hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ của BVTTTW1. Tất cả các khoản thu phải sử dụng mẫu hóa đơn, biên lai, phiếu thu do Bệnh viện phát hành theo quy định của nhà nước. Phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm thông báo công khai nội dung mức thu trên cơ sở các quyết định áp dụng nội dung, mức thu cụ thể của Bệnh viện.

Tất cả các khoản thu, chi phải được quản lý thống nhất và thể hiện trên hệ thống sổ kế toán theo quy định của pháp luật và tuân thủ quy định, trình tự thủ tục và phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, chi đúng, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhǜng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nghiêm cấm cá nhân tự đặt ra các khoản thu, chi hoặc cố tình để ngoài sổ kế toán và ngoài sự quản lý của Bệnh viện.

Tất cả các khoản chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện, các khoản chi khác không nằm trong quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước và quyết định của Giám đốc Bệnh viện.

Các khoản chi phải có trong dư toán hoặc chủ trương của Bệnh viện được Giám đốc phê duyệt hoặc người được ủy quyền phê duyệt, không cho phép chi NSNN đối với các trường hợp tự ý thực hiện khi chưa có chủ trương được phê duyệt.

Kết thúc nhiệm vụ các khoản chi đã đủ điều kiện phải làm thủ tục chi. Kết thúc

năm ngân sách các khoản chi phát sinh trước đó phải làm thủ tục thanh toán.


50


Đảm bảo công khai dân chủ theo quy định của pháp luật.

- Cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện

Cơ chế tiền lương tiền công và thu nhập thực hiện theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP; Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21/07/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 204/2004/ NĐ-CP. Đối tượng lao động theo hợp đồng dài hạn căn cứ Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

- Sử dụng kết quả tài chính trong năm

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo các khoản chi thường xuyên còn lại được trích lập các quỹ của đơn vị, chia thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên tại Bệnh viện.

Nguồn tài chính tại Bệnh viện

Nguồn tài chính của Bệnh viện được hình thành từ các nguồn:

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp

Ngân sách nhà nước cấp chi hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng

nhiệm vụ được nhà nước giao theo quy định.

Nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên gồm:

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

+ Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu y tế quốc gia; các

chương trình dự án, đề án khác.

+ Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án vay, dự án viện trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt

+ Kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phụ vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy

định (nếu có)

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề khám chữa bệnh theo quy định;

+ Các nguồn ngân sách không thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

Ngày đăng: 14/06/2022