NLĐ mặc dù hàng tháng NSDLĐ có trừ tiền lương trích đóng BHXH, BHYT,
BHTN của NLĐ, như vậy quyền lợi của NLĐ sẽ không được đảm bảo.
Như vậy, việc quản lý quỹ lương của doanh nghiệp là việc rất quan trọng, cần được quan tâm, chú trọng để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, tránh tình trạng trốn đóng, trục lợi cơ quan BHXH cǜng như của nhà nước.
* Quản lý tiền thu BHXH, BHTN, BHYT
Để đảm bảo các quỹ được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. Các đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp tiền BHXH, BHTN, BHYT thông qua tài khoản của BHXH tỉnh, BHXH huyện. Sau đó BHXH tỉnh chuyển tiền thu lên tài khoản của BHXH Việt Nam để quản lý tập trung.
(2) Quản lý chi BHXH, BHTN, BHYT
Chi BHXH, BHTN, BHYT là chi các chế độ cho người hưởng theo quy
định Luật.
Mục đích của quản lý chi BHXH, BHTN, BHYT không phải là đưa ra giải pháp để giảm các khoản chi mà quản lý chi BHXH, BHTN, BHYT là việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHTN, BHTN đúng mục đích, đảm bảo chi trả trợ cấp đúng chế độ, đúng đối tượng, kịp thời và tổ chức thực hiện chi trả cho các chế độ thuận lợi, dễ dàng. Để có thể quản lý chi BHXH, BHTN, BHYT tốt, BHXH Việt Nam cần ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định rò ràng và hợp lý về các điều kiện hưởng của các loại chế độ, dựa trên cơ sở đó để xử lý các trường hợp cho công bằng. Đối tượng hưởng cần được xem xét và kiểm tra nhằm tránh tình trạng chi sai hoặc chi không hợp lý. Quản lý chi cho các chế độ cǜng cần được phân loại và phân cấp quản lý để dễ quản lý và thực hiện chi trả cho thuận tiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam - 1
- Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam - 2
- Các Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội , Bảo Hiểm Thất Nghiệp, Bảo Hiểm Y Tế
- Yêu Cầu Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội
- Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Nhật Ký - Sổ Cái
- Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Công Tác Kế Toán
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
(3) Chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT
Chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN được phân bổ và sử dụng thu nhập từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH và quỹ BHYT, quỹ BHTN nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH được Chính phủ giao. Nội dung chi phí quản lý BHXH,
BHYT, BHTN phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH trong từng giai đoạn và phải được quy định cụ thể rò ràng trong quy chế tài chính và phải phân định rò nội dung chi thường xuyên giống như một cơ quan quản lý nhà nước đơn thuần và nội dung chi đặc thù gắn với việc thực hiện phục vụ người tham gia và hưởng thụ chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
* Nguồn hình thành:
- Chi phí quản lý BHXH được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư
từ quỹ BHXH;
- Chi phí quản lý BHYT được trích từ khoản 10% số tiền đóng BHYT
dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ BHYT;
- Chi phí quản lý BHTN được trích từ quỹ BHTN.
(Mức trích cụ thể từ các nguồn quy định nêu trên thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ)
- Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN;
- Hỗ trợ của NSNN để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (nếu có);
- Hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài;
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
* Nội dung chi từ nguồn chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT
- Chi thường xuyên: Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương; chi quản lý hành chính; chi bảo đảm hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể và chế độ đối với cán bộ tự vệ theo chế độ quy định.
- Chi không thường xuyên: Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình của Nhà nước; Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế (nếu có); Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định; Chi hỗ trợ công tác điều động,
luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan BHXH
Việt Nam theo chế độ quy định; Chi phí thuê mướn
- Chi thường xuyên đặc thù: Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; Chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH, BHYT, BHTN; Chi cải cách thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN; Chi công tác quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN; Chi công tác tổ chức thu, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; Chi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; Chi hoạt động của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam theo quy định của cấp có thẩm quyền; Chi đầu tư phát triển.
(4) Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT
Đây là nội dung chỉ thực hiện tại BHXH Việt Nam. Toàn bộ số tiền tạm thời nhàn rỗi từ các quỹ BHXH, BHYT, BHTN được sử dụng đầu tư tăng trưởng (gồm: đầu tư theo hình thức mua trái phiếu Chính phủ; mua trái phiếu, kǶ phiếu tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt) trên nguyên tắc an toàn, tránh rủi ro, có lãi và trên hết là thực hiện được lợi ích xã hội.
1.1.3.2. Quy trình quản lý tài chính
Quy trình quản lý tài chính tại cơ quan BHXH gồm 3 khâu công việc đó là: Lập kế hoạch thu, chi BHXH; tổ chức thu, chi trả và lập quyết toán báo cáo thu, chi.
(1) Lập và phân bổ dự toán thu chi BHXH, BHTN, BHYT và chi phí
quản lý BHXH, BHTN, BHYT
Lập kế hoạch thu và dự toán chi
Hàng năm, BHXH tỉnh tổng hợp, lập dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT và chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm gửi BHXH Việt Nam tổng hợp.
Các Ban, Vụ có liên quan trực thuộc BHXH Việt Nam tổng hợp dự toán của các đơn vị; lập dự toán thu, chi BHXH, BHYT, BHTN; chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT và Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định; trình Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam thông qua và gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán thu, chi cho BHXH Việt Nam. Đối với dự toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do NSNN đảm bảo, Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán chi NSNN, trình cấp thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về NSNN.
Phân bổ dự toán thu, chi
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện xong việc giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đảm bảo tổng dự toán giao cho các đơn vị không vượt quá dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao.
(2) Tổ chức thu chi BHXH, BHTN, BHYT
* Tổ chức thu BHXH, BHTN, BHYT
Tất cả các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu, nộp trực tiếp số tiền thu BHXH, BHTN, BHYT vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện mở tại các ngân hàng. Sau đó, chuyển lên tài khoản “Tiền gửi thu” của BHXH tỉnh.
Vào cuối ngày làm việc, khi số dư trên tài khoản tiền gửi thu lớn hơn 01 triệu đồng, ngân hàng tự động chuyển toàn bộ số tiền trên tài khoản “Tiền gửi thu” của BHXH tỉnh về tài khoản “Tiền gửi thanh toán” của BHXH Việt Nam mà không cần có lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản, để lại số dư trên tài
khoản của BHXH tỉnh là 01 triệu đồng. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN được quản lý thống nhất, tập trung tại Trung ương.
Định kǶ hoặc đột xuất, hệ thống Ngân hàng và hệ thống BHXH Việt Nam phải lập và xác nhận các loại báo cáo: Bảng kê chuyển tiền; Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi; Báo cáo thu nộp BHXH, BHTN, BHYT; Báo cáo tiền gửi đầu tư tự động.
Tổ chức chi BHXH, BHTN, BHYT
Căn cứ vào dự toán của BHXH Việt Nam giao cho BHXH các tỉnh, thành phố; căn cứ vào tình hình chi trả của các đơn vị; BHXH Việt Nam (Vụ Tài chính - Kế toán) lập kế hoạch cấp kinh phí chi BHXH, BHTN, BHYT cho các đơn vị. BHXH tỉnh tiếp nhận kinh phí và thực hiện chi trả theo đúng quy trình tại Luật BHYT và Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 của BHXH Việt Nam về quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.
(3) Lập báo cáo, quyết toán thu, chi
Cơ quan BHXH các cấp, BHXH Bộ Quốc Phòng, BHXH Bộ Công an, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức BHTN trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội phải thực hiện công tác kế toán, thống kế theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; lập và gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt, thẩm định theo quy định.
BHXH Việt Nam có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm cho các đơn vị trực thuộc; thẩm định và thông báo quyết toán năm cho BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua, gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Tài chính thẩm định quyết toán năm và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm cho BHXH Việt Nam đối với khoản kinh phí NSNN cấp chi
lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do NSNN
đảm bảo.
1.2. Những vấn đề chung về tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội
1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán
Tổ chức kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán.
Tổ chức vận dụng những quy định chung, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thực hiện chế độ ghi chép ban đầu; Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán và phương pháp ghi sổ; tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, tổ chức công tác kiểm kê tài sản và kiểm tra tài chính kế toán.
Theo giáo trình Nguyên lý kế toán thì “Tổ chức kế toán là việc tạo ra mối liên hệ trình tự nhất định giữa các yếu tố của hệ thống kế toán. Các yếu tố của hệ thống kế toán gồm: các nhân viên kế toán với năng lực chuyên môn; hệ thống chứng từ tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán; các trang thiết bị sử dụng cho kế toán. Tổ chức kế toán là việc tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trên nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán” [12].
Trên cơ sở các quan điểm trên, có thể thấy rằng tổ chức kế toán là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị kế toán trên cơ sở vận dụng các phương pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị nhằm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Việc tổ chức kế toán tại đơn vị kế toán một mặt phải giải quyết được việc tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán, và các phương pháp, phương tiện tính toán nhằm đạt được mục đích của công tác kế toán, mặt khác phải đảm bảo tổ chức bộ máy kế toán hợp lý nhằm tạo được sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ kế toán đảm nhiệm và thực
hiện tốt công tác kế toán trong đơn vị.
1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội
Để đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán tại BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam cần quán triệt thực hiện các nhiệm vụ trong tổ chức kế toán như sau:
- Tổ chức khoa học, hợp lý bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở đơn vị với sự phân công, phân nhiệm rò ràng công việc kế toán cho từng bộ phận, từng người trong bộ máy kế toán;
- Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, các phương tiện kỹ thuật tính toán nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán;
- Xác định rò mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị có liên quan đến kế toán, cung cấp thông tin kế toán liên quan của đơn vị cho các cấp lãnh đạo, quản lý;
- Tổ chức ứng dụng những thành tựu khoa học quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế toán;
- Tổ chức hướng dẫn các thành viên trong đơn vị chấp hành chế độ quản lý kinh tế tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng và tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ.
1.2.3. Nguyên tắc của tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội
Tổ chức kế toán trong cơ quan BHXH, cần tuân thủ các nguyên tắc chung sau:
* Tuân thủ các quy định trong luật kế toán và chuẩn mực kế toán
Tại cơ quan BHXH, kế toán là một công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, chi của nhà nước, điều hành nền kinh tế quốc dân. Do đó, trước hết tổ chức công tác kế toán phải theo đúng những qui định về nội dung công tác kế toán, về tổ chức chỉ đạo công tác kế toán ghi trong Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán
* Nguyên tắc phù hợp
Tổ chức kế toán phải đảm bảo phù hợp với luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách quản lý kinh tế tài chính, các chế độ, thể lệ văn bản pháp quy hiện hành về kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với hoạt động đặc thù của cơ quan BHXH, đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn.
Nguyên tắc phù hợp còn thể hiện tổ chức kế toán phải phù hợp với trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngǜ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, trang bị và khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép và xử lý thông tin của bộ phận kế toán.
* Nguyên tắc thống nhất
- Thống nhất giữa các đơn vị hành chính sự nghiệp trong một hệ thống: Thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới, thống nhất giữa các đơn vị trong cơ quan BHXH;
- Thống nhất trong thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán với các chỉ tiêu quản lý;
- Thống nhất trong nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên các
tài khoản kế toán;
- Thống nhất trong việc áp dụng chính sách tài chính, kế toán. Thống nhất giữa chế độ chung và việc vận dụng trong thực tế tại đơn vị về chứng từ, tài khoản, sổ sách báo cáo kế toán;
- Thống nhất giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý của đơn vị hành chính sự nghiệp trong mối quan hệ với bộ máy quản lý của cơ quan BHXH.
* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Tổ chức bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, sử dụng nhân lực và vật tư ít nhất nhưng vẫn đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với kế toán muốn vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán phải giỏi, trang thiết bị phù hợp, tổ chức kế toán phải đảm bảo nhịp nhàng nhằm tiết kiệm, hiệu quả.
* Nguyên tắc bất kiêm nhiệm