Tổng Hợp Kết Quả Điều Tra Về Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Được Đề Xuất


Nhận xét:

Số liệu ở bảng trên cho thấy mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất: Tất cả các biện pháp tổ chức HĐTN đã đề xuất trong luận văn đều được CBQL, GV đánh giá ở mức độ cần thiết, với điểm TB trong khoảng 2,80 ≤ X ≤ 2,95. Trong đó:

Biện pháp 2: “Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường” được đánh giá có tính cần thiết cao nhất ( X = 2,95). Kế hoạch đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động GD nói chung và tổ chức HĐTN nói riêng. Giúp các trường tổ chức thực hiện các HĐTN đi đúng hướng và đạt kết quả tốt nhất.

Biện pháp 4: “Tăng cường cơ sở vật chất và phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm” được các CBQL, GV đánh giá với mức độ cần thiết, điểm TB là 2.94, xếp thứ bậc 2. Có 94.0% khách thể khảo sát cho rằng biện pháp trên có tính cần thiết, chỉ có 6.0% đánh giá ở mức “Bình thường”.

Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường” xếp thứ bậc 3, với điểm TB là 2.92, tương ứng với mức đánh giá cần thiết.

Bên cạnh đó, biện pháp 3: “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường” cũng được các CBQL và GV đánh giá có tính cần thiết cao, có 83.33% khách thể khảo sát đánh giá ở mức “Cần thiết”, 16.67 % đánh giá ở mức “Bình thường”. Điểm TB của biện pháp này là 2.83, xếp thứ bậc 4.

Biện pháp 5: “Chỉ đạo công tác đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường”, được các khách thể khảo sát đánh giá với điểm TB là 2.80, tương ứng với mức đánh giá có tính cần thiết, xếp thứ bậc 5.

3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp

Để khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, luận văn đưa ra câu hỏi cho các CBQL, GV được điều tra: Quý Thầy/Quý Cô hãy ĐG tính khả thi của các biện pháp tổ chức HĐTN của HS các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn? Kết quả thể hiện ở Bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất


STT


Các biện pháp

Mức độ khả thi


TB


Y


Thứ bậc

Không

khả thi

Bình thường

Khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm trong các nhà

trường.


0


0


15


10.0


135


90.0


2.90


2


2

Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực

tiễn của nhà trường


0


0


10


6.67


140


93.33


2.93


1

3

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo

viên các trường


0


0


21


14.0


129


86.0


2.86


4

4

Tăng cường cơ sở vật chất và phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động trải

nghiệm.


0


0


28


18.67


122


81.33


2.81


5

5

Chỉ đạo công tác đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại các

trường


0


0


18


12.0


132


88.0


2.88


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn - 13

Nhận xét:

Số liệu trong bảng trên về mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất: Cả 5 biện pháp đều được các CBQL, GV đánh giá ở mức khả thi. Điều này khẳng định, các biện pháp trên hoàn toàn có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của nhà trường.

Biện pháp 2: “Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường” được các đối tượng khảo sát ĐG có tính khả thi cao nhất ( Y = 2.93).

Biện pháp 1 và biện pháp 5 (Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường; Chỉ đạo công tác đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tại các trường) cũng được ĐG có tính khả thi cao, điểm trung bình lần lượt là 2.90 và 2.88 (xếp thứ bậc 2, 3).

Biện pháp 3: “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường” được đánh giá với Y = 2,86 (xếp thứ bậc 4).

Biện pháp 4 “Tăng cường cơ sở vật chất và phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm” có tính khả thi thấp hơn các biện pháp còn lại, với điểm TB là 2.81 (xếp thứ bậc 5)

Nguyên nhân là do, biện pháp còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của nhà trường, của địa phương. Việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học là không đơn giản, đòi hỏi phải có nhiều thời gian, tốn nhiều công sức.

Kết quả khảo sát các biện pháp tổ chức HĐTN tại các trường tiểu học huyện Pác Nặm đã được đề xuất thể hiện rõ ở Biểu đồ 3.1.


2.95


2.9


2.85

Tính cấp thiết

Tính khả thi

2.8


2.75


2.7

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Biểu đồ 3.1. Khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp


Để tìm hiểu sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Kết quả thu được hệ số tương quan r = 0.85 khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của 5 biện pháp là tương quan thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi là tương đối phù hợp nhau.

Từ các kết quả khảo sát cho thấy:

- Các biện pháp tổ chức HĐTN đều cần thiết với điều kiện thực tế của các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

- Các biện pháp tổ chức HĐTN đều có tính khả thi trong điều kiện được tổ chức thực hiện đồng bộ tại các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

3.5. Những kiến giải với Phòng GD&ĐT trong việc chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học là một trong những con đường giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS một cách hiệu quả; là yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay để thực hiện mục tiêu giáo dục những con người năng động, tự chủ nhân văn và sáng tạo. Quản lý HĐTN trong các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn hiện nay cũng đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn.

Để nâng cao hiệu quả tổ chức HĐTN cho HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm nói riêng và các trường tiểu học của tỉnh Bắc Kạn nói chung thực hiện tốt việc quản lý và tổ chức các HĐTN, tác giả xin có một số kiến giải với Phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm như sau:

Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn. Các kế hoạch trong năm học được xây dựng cụ thể và triển khai kịp thời. Tích cực kiểm tra tư vấn công tác chuyên môn, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề cho GV toàn huyện tham gia.

- Cần chú trọng xây dựng các chủ đề, chủ điểm tổ chức HĐTN đưa vào chương trình cứng để thực hiện đối với bậc tiểu học để các nhà trường làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong toàn huyện, tránh tình trạng mỗi trường tổ chức một kiểu theo ngẫu hứng.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản có nội dung HĐTN, triển khai kịp thời tới các trường trong toàn huyện.

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, thực hiện HĐTN cụ thể, rõ ràng và triển khai trước khi vào năm học mới.

- Xây dựng đội ngũ cốt cán cấp huyện để kiểm tra tư vấn các trường tiểu học trong toàn huyện về việc thực hiện HĐTN.

- Hàng tháng tổ chức chuyên đề cấp huyện, cấp cụm chuyên môn trong đó có nội dung HĐTN.

- Xây dựng kế hoạch thường kỳ, chỉ đạo, kiểm tra công tác tổ chức HĐTN cho HS, chú trọng công tác tổ chức HĐTN cho HS.

- Cần có kế hoạch tập huấn thường xuyên hơn cho GV về việc tổ chức HĐTN lồng ghép với việc giảng dạy các môn văn hóa.

- Tích cực tham mưu cho Huyện Ủy, UBND huyện quan tâm tạo điều kiện cho các nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên các nhà trường đều có tu bổ, trang bị thêm thiết bị và làm mới các phòng học phù hợp với điều kiện của đổi mới giáo dục. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nói chung và các HĐTN nói riêng.

- Xây dựng quy chế về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm huy động các lực lượng cùng tham gia tổ chức HĐTN cho HS.

Tiểu kết chương 3


Việc tổ chức các HĐTN trong nhà trường tiểu học nhằm tạo ra những phương thức học hiệu quả, gắn lý thuyết với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực, giúp HS đạt được tri thức và kinh nghiệm, nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, có tác dụng hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thì công tác này vẫn còn tồn tại nhiều thực trạng cần được khắc phục. Do đó, cần có những biện pháp kịp thời đáp ứng việc thực hiện công tác này một cách khoa học và hợp lí.

Ở Chương 3, trên cơ sở lí luận đã được tổng hợp, nghiên cứu ở Chương 1 và những thực trạng của công tác tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã hoàn thành các công việc sau:

Thứ nhất, đề ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa. Từ các nguyên tắc này, tác giả đề ra các biện pháp tổ chức HĐTN.

Thứ hai, tác giả đề xuất được 5 biện pháp cụ thể nhằm khắc phục các thực trạng của công tác tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường.

Thứ ba, tác giả đã khái quát được mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và thứ tự ưu tiên các biện pháp được đề xuất ở trên.

Thứ tư, tác giả tiến hành khảo sát các biện pháp tổ chức đã đề xuất. Kết quả cho thấy, các biện pháp đều có mức độ cần thiết và tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức HĐTN cho HS các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”, tác giả rút ra những kết luận sau:

1.1. Nghiên cứu tổ chức HĐTN của HS tiểu học dưới góc độ của khoa học quản lý, luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về tổ chức HĐTN của HS tiểu học. Việc nghiên cứu lý luận nêu trên đã định hướng và xác lập cơ sở giúp tác giả đề xuất các biện pháp tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

1.2. HĐTN là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho HS có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.

1.3. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thông qua điều tra, khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân cơ bản tác động, chi phối, và ảnh hưởng đến hoạt động này. Từ đó, khẳng định vai trò quan trọng của công tác tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học.

1.4. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tác giả đề xuất 5 biện pháp tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm. Các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo các nguyên tắc, sát với thực tiễn, có tính cần thiết và khả thi cao.

1.5. Những đóng góp mới của luận văn:

- Xác định có hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học.

- Phát hiện những vấn đề tồn tại, khó khăn trong công tác tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm trong thời gian qua.

- Đề xuất 5 biện pháp tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm. Các biện pháp được đề xuất có tính logic, chặt chẽ về nội dung và mang tính khả thi cao.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu các cấp quản lý trong công tác tổ chức HĐTN của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng tổ chức các HĐTN của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn tôi xin đề nghị với các cơ quan một số vấn đề như sau:

2.1. Đối với Sở GD&ĐT Bắc Kạn

- Có các văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức tập huấn để các CBQL, GV nhà trường thực hiện tốt công tác tổ chức các HĐTN.

- Có kế hoạch tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện tổ chức HĐTN của các trường học, kịp thời tư vấn, hỗ trợ, đề xuất giải quyết những khó khăn bất cập.

- Tổ chức giới thiệu những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV, phụ huynh HS trong toàn đơn vị.

2.2. Đối với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Có cơ chế hỗ trợ về cơ sở vật chất cho các trường tiểu học trong huyện để đảm bảo điều kiện cho dạy và học.

- Có cơ chế chính sách thi đua khen thưởng động viên khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phục vụ công tác tổ chức HĐTN.

2.3. Đối với CBQL, GV của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Hiệu trưởng cần phải phân tích đúng thực trạng công tác tổ chức HĐTN của nhà trường, phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác tổ chức HĐTN cho học sinh.

- Đội ngũ CBQL, GV của nhà trường phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận cách mạng và năng lực chuyên môn, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Giáo viên giảng dạy phải là giáo viên có kiến thức tâm lý, về giáo dục tâm lý, kỹ năng sống, chứ không nên dạy theo kiểu “chủ nghĩa kinh nghiệm”.

- Cần chú trọng tạo điều kiện hơn nữa đối với các lực lượng nòng cốt như Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn,... trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí