Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 2

dạy kết hợp học chính khóa và ngoại khóa hoặc tích hợp các nội dung trong chương trình môn học vào chương trình của các hoạt động ngoại khóa.

Một trong những giải pháp giáo dục hiện đại giúp định hướng và phát huy tối đa năng lực người học là tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đây là hình thức tổ chức dạy học có rất nhiều sự khác biệt so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Điểm khác, thay đổi nhất đó là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi, sự thay đổi này đã biến quá trình học của học sinh từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kích thích khả năng sáng tạo của học sinh.

Thực tế dạy học lịch sử trường THPT hiện nay cho thấy giờ học nội khóa còn nặng nề, chưa kích thích hứng thú và phát triển được năng lực học tập sáng tạo của học sinh. Để đạt được mục tiêu giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học tập, trong đó có vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa giúp các em đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo mà trong giờ nội khóa do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử làm chưa tốt.

Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1919 đến nay (2000) trong chương trình chuẩn bậc THPT có nhiều sự kiện đánh dấu mốc chuyển biến quan trọng của đất nước. Đặc biệt là sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, được mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Các sự kiện này đã được tìm hiểu trong giờ nội khóa, song do thời gian của một tiết học chỉ có thể tìm hiểu được những nét căn bản về các sự kiện lịch sử, điều này đã

dẫn đến việc HS không hiểu sâu sắc. Cho nên, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một trong những giải pháp giúp HS hiểu sâu sắc hơn về các sự kiện, nhân vật có đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc. Năm 2020, cả nước có nhiều hoạt động thiết thực kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.

Bản thân tác giả được giao nhiệm vụ là giáo viên bộ môn lịch sử và kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ bí thư Đoàn trường THPT Thanh Hà. Mỗi năm học tác giả thường tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, giúp học sinh được tham gia trải nghiệm, rèn luyện tính tập thể, làm việc tổ, đội nhóm và đem lại hiệu quả rất cao. Với cương vị là giáo viên dạy môn lịch sử tác giả mong muốn được tổ chức các hoạt động ngoại khóa của bộ môn để làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh khi tham gia giờ học nội khóa, góp phần gây hứng thú trong học tập lịch sử.

Từ thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa về những lí do nếu trên tác giả chọn vấn đề: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành phương pháp dạy học Lịch sử.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học có tác dụng tích cực trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho học sinh. Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, hoạt động ngoại khóa là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm đa dạng hóa các hình thức dạy học và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Vấn đề này đã được các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử trong và ngoài nước nghiên cứu.

2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Trong cuốn Giáo dục học của Cairôp (bản dịch của Khu học xá, NXB Sự thật, HN 1960), khi đề cập tới các hình thức ngoại khóa, tác giả cho rằng cần có kế hoạch về việc xây dựng các HĐNK kĩ càng. Cairôp cho rằng “Ngoại khóa để thu hút HS, làm cho họ hứng thú và đi đến kết luận rằng công tác ngoại khóa cần được suy nghĩ kĩ và tiến hành ở tất cả các lớp trong hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường”.

Trong cuốn “Tư duy của học sinh” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1970), tác giả M.N Sacdacop cho rằng: “Trong sự phát triển của tư duy tính ham hiểu biết giữ một vai trò vô cùng đặc biệt, nó là động lực thúc đẩy và đồng thời cũng là sự hiển thị trình độ của tư duy đang hình thành”.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 2

Theo học thuyết Páp Lốp về hoạt động thần kinh lạc quan thì “hiểu biết xuất hiện trên cơ sở của phản xạ tìm tòi vô điều kiện, sự phát triển về sau của tính ham hiểu biết là nhờ có việc học tập và giáo dục. Tính ham hiểu biết trở thành cơ sở của việc hình thành những hứng thú nhận thức trong suốt cả thời kỳ học tập”.

Dựa trên học thuyết Mác - Lê Nin và hoạt động thần kinh cao cấp của I.Pavlop, nhà tâm lý học Xô Viết đã xem xét hứng thú của con người như là một trong những nhận thức phản ánh hiện thực khách quan. Hứng thú được bộc lộ bằng thái độ lựa chọn các đối tượng hoạt động, bằng các khuynh hướng đặc biệt hướng tới các đối tượng.

Trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” (tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1971),

A.G Côvaliốp đã viết về hứng thú học tập. Tác giả coi hứng thú là một thái độ đặc thù của một cá nhân đối với một đối tượng nào đó, trên cơ sở đó đề ra những phương pháp giáo dục tích cực.

Tác giả A.A.Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (NXB Giáo dục, Matxcơva, 1972, Tài liệu dịch) đã khẳng định nội dung của hoạt động ngoại khóa rất phong phú, phân loại các hoạt động

này theo nguồn nhận thức: lời nói giáo viên, sử dụng các tài liệu thành văn và đồ dung trực quan, đồng thời tác giả cũng đưa ra 15 hình thức hoạt động ngoại khóa trong đó nhấn mạnh đến hình thức đọc sách, tham gia công tác lịch sử địa phương, tham quan di tích.

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, tác giả G.I.Sukina trong cuốn “Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục” (Tài liệu dịch- Tổ tư liệu trường CĐSP Hà Nội, 1973) cũng đã đề cập đến vấn đề hình thành hứng thú nhận thức trong giảng dạy, từ đó tác giả xác định các cơ sở để phát triển hứng thú. Tác giả cũng chỉ ra các yếu tố có tác dụng đến sự kích thích hình thành hứng thú nhận thức của học sinh trong quá trình học tập.

Cũng bàn về hứng thú, cuốn “Từ hứng thú đến tài năng” (Nxb Phụ nữ, 1975) tác giả L.X.Xlôvâytrich, cho rằng hứng thú đó là sự phát triển nhân cách cũng như tài năng của học sinh. Cuốn sách góp phần làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn và có cách đánh giá khái quát về hứng thú của học sinh trong quá trình nhận thức.

Cuốn “Dạy học nêu vấn đề” (Nxb Giáo dục - 1977) tác giả I.Ia.Lecne đã khẳng định tầm quan trọng của hứng thú đối với nhận thức. Theo tác giả: “lòng ham hiểu biết, thậm chí nhu cầu hiểu biết là điều kiện cần thiết để học tập có kết quả, nhưng chưa đủ đối với dạy học nêu vấn đề. Dạy học nêu vấn đề đòi hỏi phải có sự hứng thú với bản thân quá trình nhận thức, đối với quá trình tìm tòi độc lập và sáng tạo”.

Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học” (N.G Đairi chủ biên, NXB Giáo dục, Matxcơva, 1978, tài liệu dịch) các tác giả đã nêu ra ý kiến thay từ “công tác ngoại khóa” bằng từ “hoạt động ngoài lớp” và đề xuất một số nội dung cơ bản của hoạt động ngoài lớp trong dạy học lịch sử.

Vấn đề hứng thú cũng được I.F Kharlamop đề cập đến trong “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như thế nào” (Nxb Giáo dục 1979) tác giả khẳng định tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động dạy học, từ đó tác

giả nhấn mạnh sự cần thiết phải gây hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập.

Trong cuốn “Giáo dục học” tập 2 (Nxb Giáo dục, HN 1979), T. A. Ilina đã đề cập việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học. Ông cho rằng, mục đích của các hoạt động này là bổ sung và làm sâu sắc hơn giáo dục chính khoá, trước tiên, nó là “phương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực học sinh, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của các em đối với hoạt động nào đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho các em, là cơ sở để quản lí việc thực tập về hành vi đạo đức để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này”.

Trong sách Giáo dục học, T.1 (NXB Giáo dục, HN 1983), tác giả N.V.Savin đã đề cập nhiều vấn đề chung của giáo dục học từ phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, vấn đề tự học cho HS... Trong đó, về bài học, tác giả đưa ra quan điểm bên cạnh bài học trong giờ lên lớp còn có bài học ngoài giờ lên lớp, đó chính là HĐNK.

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học như AnaRôô (Mỹ), Saclotta BiuBle (Đức) nghiên cứu về vấn đề hứng thú. Saclotta cho rằng: Vấn đề hứng thú là một hiện tượng đặc biệt đến nay vẫn chưa được xác định, phức hợp cấu tạo của nó nghiên cứu rất khó vì nguyên nhân hứng thú là đa dạng.

Trong “Khuyến nghị” số 1283 (1996) của Nghị viện thuộc Hội đồng Châu Âu (nay là cộng đồng Châu Âu) về những vấn đề liên quan đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu khẳng định “Nội dung của các chương trình lịch sử phải rất mở rộng, phải bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vai trò của cá nhân trong lịch sử”.

Trong cuốn Công nghệ hiện đại trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Moskva, 2007 (Bản tiếng Nga: М.Т. Студеникин (2007): овременные технологии преподавателя истории в школе, Библиотека учителя истории, Москва), tác giả M.T. Xtuđennhikin đã đề cập những nội

dung liên quan đến phương pháp dạy học lịch sử, bản chất của dạy học lịch sử, Tác giả đã dành những nội dung quan trọng để bàn về các bài học lịch sử, các phương pháp lịch sử, các hình thức dạy học có liên quan đến HĐNK như dạy học trực quan, dạy học gắn liền với di tích, thực địa, bảo tàng, dạy học gắn liền với thực tế… từ đó khẳng định nhiệm vụ quan trọng trong dạy học đó là cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trong công trình Impact of Extracurricular Activities on Students (Tầm quan trọng của HĐNK đối với sinh viên) của Wilson, Nikki L, trường Đại học Wisconsin-Stout, 2009 đã chỉ ra tầm quan trọng của HĐNK trong quá trình học tập, HĐNK sẽ giúp cho người học nâng cao trình độ học vấn, có sự tự giác cao hơn, hình thành các kỹ năng như làm việc nhóm và lãnh đạo,...

Trong cuốn Đa trí tuệ trong lớp học (Lê Quang Long dịch, NXB Giáo dục ấn hành năm 2013) tác giả Thomas Armstrong đã đề cập rất nhiều đến các hoạt động dạy thuyết đa trí tuệ, trong đó có những hoạt động như đi tham quan, hoạt động trải nghiệm nhanh, chuyện kể, trò chơi… Thomas Armstrong dẫn lời của Rútxô để khẳng định vai trò của hoạt động dạy học trong thực tiễn, trải nghiệm thực tiễn: “trẻ nhỏ không nên học qua lời mà phải qua trải nghiệm, không nên qua sách mà qua cuốn sách trường đời”. [50, tr.63].

Trong cuốn Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, của Giselle O.Martin – Kniep (Lê Văn Canh dịch, NXB Giáo dục, ấn hành năm 2013) đã trình bày về những vấn đề tích hợp liên môn, xây dựng chương trình, phương pháp đánh giá…. Trong Chương 4 của cuốn này tác giả trình bày về Đánh giá sát với thực tế cuộc sống. Tác giả cho rằng: đánh giá sát với thực tiễn “là phương tiện giúp HS tham gia vào những vấn đề và những thách thức đang hiện hữu và có thể hiện hữu trong cuộc sống” [18, tr.54].

Như vậy, mặc dù các tác giả nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều có nhận định thống nhất rằng, nhu cầu hiểu biết là điều kiện cần

thiết để học sinh học tập có kết quả và muốn có kết quả tốt cần tạo hứng thú nhận thức cho các em bằng nhiều biện pháp sư phạm khác nhau, trong đó có hoạt động ngoại khóa.

2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nhằm gây hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng chưa có nhiều cho đến nay vấn đề này vẫn đang được tiếp tục làm sáng tỏ.

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, chúng tác giả đã tiếp cận một số công trình sau:

Các nhà giáo dục học như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Phạm Viết Vượng đều thống nhất rằng: Bên cạnh những hoạt động nội khóa được Bộ giáo dục quy định trong chương trình trên lớp, cần phải coi trọng các hoạt động ngoại khóa. Đây là hình thức đưa học sinh vào thực tiễn cuộc sống, học sinh tự hoạt động, tìm hiểu các vấn đề, tăng thêm vốn sống thực tế, cũng như rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.

Trong công trình Giáo dục học”, (tập 1 và 2, NXB GD, Hà Nội, 1987) của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, HĐNK được coi là một trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho HS, giúp các em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức và rèn luyện các kỹ năng được tốt hơn.

Trong các giáo trình: Giáo dục học đại cương (NXB ĐHQG HN, 1996); Giáo dục học (NXB ĐHSP, HN 2008), Phạm Viết Vượng đã đề cập những khía cạnh như: Những vấn đề chung của giáo dục học, lý luận dạy học, lý luận giáo dục và quản lý giáo dục trong nhà trường. Trong đó, tác giả đã phân tích các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, đặc biệt là các hình thức HĐNK, mỗi hình thức tác giả đều đưa ra những vấn đề cơ bản như: cách triển khai, vai trò, ý nghĩa của hình thức HĐNK đó.

Trong công trình Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại,

(NXB GD, HN 1998, tái bản các năm 2001, 2008), Thái Duy Tuyên đã khẳng

định “nguyên tắc giáo dục gắn liền với đời sống là nguyên tắc nổi bật, bao trùm trong lịch sử giáo dục thế giới” [tr.82]. Đây là một trong những nguyên tắc giáo dục của Đảng ta, học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn và là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp đổi mới HĐNK.

Trong giáo trình “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” (nxb Giáo dục, 2008) tác giả Lê Văn Hồng chủ biên đã khẳng định: Người giáo viên giảng dạy trên lớp đồng thời phải biết thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ngoài giờ học, trong đó có hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Trong khoa học giáo dục Lịch sử các công trình nghiên cứu về công tác ngoại khóa trong dạy học lịch sử đều có những khẳng định vai trò và đóng góp của ngoại khóa đối với việc gây hứng thú học tập cho học sinh.

Trong cuốn Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp 2-3 (NXB GD, HN 1961), tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều và Hoàng Trọng Hanh đã trình bày khái quát nhất, hệ thống nhất về những vấn đề trong dạy học lịch sử lúc bấy giờ như: Mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn, các phương pháp giảng bài lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, giảng dạy bằng trực quan… ở chương VII, các tác giả đã đề cập nội dung ngoại khóa thực hành trong môn Lịch sử, như: Cơ sở lý luận của công tác ngoại khóa trong nhà trường, các hình thức ngoại khóa cơ bản, phương pháp tiến hành, vai trò, vị trí của các hình thức HĐNK... Cụ thể, các tác giả phân chia HĐNK thành 04 hình thức cơ bản đó là: Tham quan di tích lịch sử, bảo tàng; Vẽ bản đồ và tranh ảnh, mô hình lịch sử…; Đọc sách, xem phim, thuật chuyện, trao đổi về những đề tài lịch sử và sưu tầm, thu thập, ghi chép tài liệu lịch sử địa phương. Trong cuốn Bài giảng về phương pháp giảng dạy lịch sử (NXB GD, HN 1961) của Vụ sư phạm, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã giới thiệu những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy lịch sử, trong đó có đề cập đến ngoại

khóa lịch sử.

Trong công trình Phương pháp giảng dạy lịch sử gồm 2 tập (NXB GD, HN 1966) của nhóm tác giả Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Hoàng Trọng Hanh,

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023