Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN THỊ TÂM


TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG THANH HÀ – HẢI DƯƠNG

(Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam)


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN THỊ TÂM


TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG THANH HÀ – HẢI DƯƠNG

(Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam)


CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH BỘ MÔN LỊCH SỬ Mã số: 8.14.01.11


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG

LỜI CẢM ƠN


Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Khoa Sư phạm, cũng như các thầy cô dạy bộ môn của Trường Đại học Giáo dục/Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu.

Đặc biệt, để hoàn thành luận văn này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trịnh Đình Tùng - người đã tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Tứ Kỳ, THPT Gia Lộc, THPT Chí Linh, THPT Thanh Hà đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra thực tế. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, tạo mọi điều kiện của ban giám hiệu, tổ, nhóm chuyên môn cùng các em HS trường THPT Thanh Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong việc thực nghiệm sư phạm.

Cảm ơn bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2020

Tác giả


Nguyễn Thị Tâm

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 14

4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 15

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 15

6. Giả thuyết khoa học 16

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 16

8. Đóng góp mới của đề tài 17

9. Cấu trúc của luận văn 17

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓATRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18

1.1. Cơ sở lý luận 18

1.1.1 Quan niệm về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 18

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử 19

1.1.3 Đặc điểm của kiến thức, các loại kiến thức lịch sử 21

1.1.4 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn lịch sử 23

1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa. 29

1.2. Cơ sở thực tiễn 32

1.2.1 Thực tiễn công tác ngoại khóa môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.32

1.2.2 Thực tiễn hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Thanh Hà. 39

Tiểu kết chương 1 47

CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHÂN KỈ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT THANH HÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 48

2.1. Khái quát chương trình, sách giáo khoa Lịch sử bậc THPT 48

2.1.1. Khái quát chương trình, sách giáo khoa 48

2.1.2. Mục tiêu 49

Về năng lực 49

2.2. Một số yêu cầu khi xác định các hình thức, biện pháp tổ chức ngoại khóa lịch sử nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 50

2.3. Các hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 51

2.3.1. Các hình thức 51

2.3.2. Biện pháp 56

2.4 Thực nghiệm sư phạm 77

2.4.1. Mục đích thực nghiệm 77

2.4.2. Đối tượng thực nghiệm 77

2.4.3. Quy trình tổ chức Dạ hội lịch sử 77

2.4.4. Xử lý kết quả 85

Tiểu kết chương 2 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

2

DHLS

Dạy học lịch sử

3

ĐHQG

Đại học quốc gia

4

GD

Giáo dục

5

GV

Giáo viên

6

HN

Hà Nội

7

HS

Học sinh

8

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa

9

NXB

Nhà xuất bản

10

PPDH

Phương pháp dạy học

11

QL

Quản lý

12

SGK

Sách giáo khoa

13

THPT

Trung học phổ thông

14

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng

Bảng 1.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ QL, GV về nhiệm vụ của HĐNK 41

Bảng 1.2. Nhận thức của học sinh về HĐNK 45

Bảng 2.1. So sánh mức độ hứng thú của học sinh trước và sau thực nghiệm ...86 Bảng 2.2. So sánh mức độ thích các hoạt động trong dạ hội lịch sử 87

Biểu đồ

Biểu đồ 1.1. Nhận thức của GV về nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa 43

Biểu đồ 2.2. So sánh mức độ thích các hoạt động trong dạ hội lịch sử 87

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, hội nhập và hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế đã trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa vừa tạo ra cơ hội đồng thời cũng tạo ra thách thức cho mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong đó tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính đảm bảo sự phát triển xã hội, giáo dục - đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã chỉ rõ giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” và khẳng định mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.

Đảm nhiệm sứ mệnh cao cả đó, giáo dục - đào tạo không ngừng đổi mới toàn diện và đồng bộ. Song song với đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy, việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành một trong những vấn đề cấp thiết. Lịch sử là môn học mang lại cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, góp phần hình thành thế giới quan khoa học ở người học. Đặc biệt giáo dục truyền thống, đạo đức, tư tưởng chính trị... lại là ưu thế nổi bật của bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích, hứng thú trong học tập lịch sử?

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, mang tính chất tự nguyện. Học sinh có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Tình nguyện, các câu lạc bộ/tổ chức… Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể xây dựng một chương trình giảng

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí