Quan Niệm Về Hoạt Động Ngoại Khóa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông.

CHƯƠNG 1

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓATRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1 Quan niệm về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Theo từ điển tiếng Việt: “Ngoại khóa là môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ, ngoài chương trình chính thức và dùng để phân biệt với hình thức dạy học nội khóa.” [40,tr.53]. Như vậy, có thể hiểu, giờ học ngoại khóa hoàn toàn do giáo viên chủ động lên kế hoạch và lựa chọn thời gian, địa điểm để tiến hành.

Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ của các môn học ở trên lớp. Hoạt động ngoại khóa gắn liền với yêu cầu, nội dung của các môn học đồng thời bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa. Hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối giữa hoạt động dạy – học trên lớp. Hoạt động ngoại khóa là cách thức gắn lý thuyết với thực tiễn,... nhằm hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, năng lực cho các em.

Về khái niệm tổ chức, trong từ điển tiếng Việt thông dụng (2001) của Nguyễn Như Ý (chủ biên) tổ chức là tiến hành một công việc theo cách thức, trình tự nào; là tự sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung [51, tr.797]. Theo đó, tổ chức là một trong những hoạt động cơ bản của con người nói chung, hoạt động dạy học nói riêng. Theo từ điển tiếng Việt (2002) của Hoàng Phê (chủ biên) thì tổ chức là những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có hiệu quả tốt nhất [47, tr.1007]. Như vậy, tổ chức hiểu theo nghĩa chung nhất chính là sự tập hợp, sắp xếp một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ chung để đạt được mục đích đề ra.

Về khái niệm hoạt động, trong Từ điển Tiếng Việt (2002) do Hoàng

Phê (chủ biên) hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [47, tr.452]. Tổ chức hoạt động là quá trình hình thành những cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, thực hiện phân công lao động khoa học, phối hợp, điều phối các nguồn lực, vật lực một cách thích hợp để thực hiện thành công các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Khái niệm ngoại khóa, theo Từ điển Tiếng Việt (2002) của Hoàng Phê (chủ biên) ngoại khóa là “môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ, ngoài chương trình chính thức”[40, tr.683].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong từ điển Văn hóa giáo dục Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Phạm Thị Thu Hà (2003) định nghĩa là “Dạng hoạt động của học sinh ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của chương trình bộ môn. Hoạt động này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa”.

Từ khái niệm trên có thể hiểu tổ chức hoạt động ngoại khóa là một hình thức hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa kết hợp dạy học với vui chơi nhằm gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Đây là một trong những mảng giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - 4

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử.

Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa mang tính chất tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh và các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần gây hứng thú trong học tập lịch sử.

Điều quan trọng là hoạt động ngoại khóa giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, ý thức lao động và tinh thần tập thể. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử cho rằng, hoạt động ngoại khóa có hai đặc điểm nổi bật: Tính chất tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của học

sinh trong lĩnh vực lịch sử. Điều này góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.

Việc thực hiện chủ đề và nội dung hoạt động ngoại khóa rất linh hoạt, đa dạng (tuy phải theo hướng chỉ đạo của chương trình và nhiệm vụ của năm học) nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp nhận, làm phong phú, sâu sắc tri thức lịch sử thu nhận trên lớp (bị hạn chế về giới hạn của chương trình và thời gian học tập).

Trong hoạt động ngoại khóa, những cá tính, phẩm chất ý thức, khuynh hướng của học sinh bộc lộ rõ rệt. Ví dụ học sinh lớp dưới thích các trò chơi lịch sử, hát, diễn kịch lịch sử, học sinh trung học lại say mê với việc tìm tòi, nghiên cứu lịch sử, hoàn thành những công tác công ích. Đặc biệt hoạt động ngoại khóa đã gắn việc học tập lịch sử của học sinh với đời sống, tạo cho các em ý thức trách nhiệm trong hoạt động phục vụ, xã hội, như sưu tầm di tích lịch sử,... Những công việc này giúp học sinh tiếp xúc với nhiều tài liệu hiện vật lịch sử, trang bị thêm các kiến thức về đời sống lao động và đấu tranh cách mạng, về sinh hoạt tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo dục học sinh thế giới quan khoa học và đạo đức, tư tưởng chính trị.

Về mục tiêu phát triển trong dạy học, hoạt động ngoại khóa có tác dụng lớn. Các bài nội khóa là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy định về thời gian, nội dung... còn hoạt động hoạt ngoại khóa có tính tự nguyện. Học sinh có thể tự chọn và tham gia một cách hứng thú hợp với sở thích của mình. Chính tính chất tự nguyện này đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của học sinh. Do đó kết quả học tập các bộ môn khác có liên quan (Ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân...) cũng tốt hơn.

Hoạt động ngoại khóa còn giúp học sinh đem những kiến thức đã học, những kĩ năng đã được rèn luyện trong giờ nội khóa vận dụng vào công tác thực tế, như sưu tầm, biên soạn lịch sử địa phương, ... góp phần rèn luyện năng lực hành động.

Cùng các môn học, các hoạt động giáo dục khác, hoạt động ngoại khóa môn lịch sử phát huy tác dụng trung tâm văn hóa, trung tâm khoa học – kĩ thuật của nhà trường đối với địa phương, tạo cơ sở để gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.

Do hoạt động ngoại khóa mang tính chất tự nguyện, nên nội dung và hình thức tiến hành cần lại cần phải linh hoạt theo hai hướng chính:

Thứ nhất, làm phong phú, sâu sắc kiến thức lịch sử mà học sinh đã thu nhận trong các giờ nội khóa, nhất là những vấn đề cơ bản của khóa trình lịch sử. Những sự kiện tiêu biểu, trở thành những kiến thức cơ bản của khóa trình. Cuộc đời, sự nghiệp các nhân vật lịch sử phản ánh sự phát triển của xã hội. Những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học, văn học, nghệ thuật, về lao động sản xuất...

Thứ hai, những vấn đề về lịch sử địa phương, trong trường hợp tiến hành bài học tại thực địa thì việc giảng dạy các bài nội khóa kết hợp với các hoạt động ngoại khóa. Song cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa dựa vào tài liệu lịch sử địa phương để làm phong phú bài lịch sử dân tộc, gợi dậy lòng tự hào yêu quý quê hương. Ví dụ, tổ chức cuộc gặp gỡ với các chiến sĩ cách mạng người địa phương đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.

Tuy nhiên hai nội dung trên không chỉ có tác dụng thiết thực trong việc củng cố, bổ sung kiến thức, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, mà còn hình thành ở học sinh ý thức công dân, góp phần giáo dục thẩm mĩ, thế giới quan khoa học.

1.1.3 Đặc điểm của kiến thức, các loại kiến thức lịch sử.

Khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có những đặc trưng nổi bật sau:

Thứ nhất, lịch sử mang tính quá khứ. Lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay.

Tất cả những sự kiện hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều là những câu chuyện đã xảy ra. Bởi vậy mà người ta không thể trực tiếp quan sát được những điều đã xảy ra trong quá khứ mà chỉ nhận thức một cách gián tiếp thông qua các tài liệu lưu lại. Vì vậy dạy học lịch sử có những khó khăn nhất định. Học sinh không thể trực tiếp quan sát sự kiện lịch sử, mà chỉ có thể tri giác các loại tài liệu, thông qua các đồ dùng trực quan để hiểu biết về các sự kiện lịch sử. Vì vậy trong học tập lịch sử học sinh được rèn luyện khả năng tưởng tượng, tái tạo lịch sử.

Thứ hai, lịch sử mang tính không lặp lại. Sự kiện lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại về thời gian và không gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Chính điều này buộc các giáo viên dạy học lịch sử, khi trình bày các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử buộc phải xem xét cụ thể không gian và thời gian sự kiện, hiện tượng để học sinh không bị nhầm lẫn các sự kiện.

Thứ ba, lịch sử có tính cụ thể. Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các dân tộc khác nhau và quy luật của nó. Lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện địa lý – tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội riêng quy định. Hơn nữa các nước khác nhau, sống trên những cương vực khác nhau, tuy bị tác động của quy luật chung, trải qua quá trình phát triển, trình độ sản xuất không ngừng được nâng cao, đời sống văn hóa, tinh thần của con người ngày càng phong phú, đa dạng nhưng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng có điểm khác nhau. Vậy nên đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện hiện tượng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu.

Thứ tư, lịch sử mang tính hệ thống. Sử học không chỉ có các sự kiện, hiện tượng về kinh tế, xã hội mà còn cả nội dung của kiến trúc thượng tầng tình hình sản xuất và quan hệ sản xuất... Những nội dung tri thức lịch sử đó lại có mối liên hệ chằng chịt, phức tạp, đòi người giáo viên phải luôn chú ý

đến mối quan hệ ngang dọc, trước sau của các vấn đề lịch sử cũng như mối quan hệ nội tại của chúng.

Thứ năm, tính thống nhất giữa sử và luận. Các sự kiện lịch sử chỉ được diễn ra một lần duy nhất, không lặp lại thế nhưng những ghi chép về nó lại có rất nhiều. Những quan điểm lịch sử trước khi có Chủ nghĩa Mác về cơ bản xuất phát từ lập trường bảo vệ lợi ích giai cấp bóc lột. Khi có chủ nghĩa Mác ra đời, sử học mới bắt đầu trở thành một khoa học thật sự, chân chính. Vì vậy, nghiên cứu và dạy học lịch sử cần dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, có như vậy những nhận định, kết luận rút ra mới đảm bảo tính khoa học, vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống, tính giai cấp của giai cấp tư sản và tính khoa học của lịch sử hoàn toàn đồng nhất, giữa sử và luận có tính thống nhất cao độ.

1.1.4 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn lịch sử.

a. Đọc sách

Là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ học nội khóa, song chủ yếu vẫn là hoạt động ngoại khóa. Đọc sách cũng rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách. Đọc sách là hình thức đơn giản, dễ làm nhưng có hiệu quả cao về nhiều mặt. Tuy nhiên, khi triển khai đọc sách lưu ý tránh xu hướng học sinh thích đọc tiểu thuyết lịch sử hơn tài liệu lịch sử, hoặc học sinh hay bị thu hút vào những chi tiết li kì mà không chú ý đến những kiến thức khoa học. Trước tiên giáo viên giúp đỡ học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóa trình, trong năm học. Trong danh mục, nên có phần “tối đa” và phần “tối thiểu”, tức là những loại sách cần thiết phải đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.

Tiếp đó để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kì và lòng ham hiểu biết cái mới của học sinh, giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung một số cuốn sách. Trong cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi.

Có hai hình thức đọc sách đưa lại hiệu quả tốt: Cá nhân tự đọc, đọc chung ở lớp, ở tổ. Cá nhân tự đọc là hình thức phổ biến, thuận lợi, quan trọng nhất trong hình thức đọc sách ngoại khóa. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tự đọc (Ghi chép, nêu vấn đề và tự giải quyết vấn đề). Đọc chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây hứng thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Thường trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo luận và tranh luận những vấn đề có liên quan.

Giáo viên có thể tổ chức, gặp gỡ tác giả sách, những nhà nghiên cứu để học trình bày về cảm nghĩ quá trình biên soạn của mình, giới thiệu những vấn đề hay, lí thú trong nội dung cuốn sách. Trong buổi gặp gỡ, học sinh có thể phát biểu ý kiến nêu thắc mắc, trao đổi. Đây là hình thức có tác dụng giáo dục và gây hứng thú đọc sách cho học sinh, song khó tổ chức. Hình thức phổ biến nhất là học sinh tự tổ chức các buổi sinh hoạt với sự giúp đỡ, chỉ đạo của giáo viên. Ở đây các em trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, về sách, phát biểu cảm nghĩ, kể lại nội dung tóm tắt hoặc trích đọc, dẫn ra những đoạn hay, những ý đẹp trong sách...

Đọc sách không phải để giải trí mà cần biết ghi chép lại: Tên sách, tác giả, thời gian đọc; Nội dung chủ yếu của sách theo từng phần, từng chương, ghi chép những câu nói thú vị; Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách như bài học, điều thích thú nhất, những thắc mắc cần giải quyết, ý định sử dụng những kiến thức đã được thu nhận sau khi đọc... Cách ghi chép như vậy là bước chuẩn bị cho việc kể chuyện, nói chuyện hay trao đổi, thảo luận về sách. Điều quan trọng là phải xây dựng cho học sinh nề nếp thói quen tránh tùy tiện đọc sách ở nhà mà phải có chủ đích, có hiệu quả.

b. Kể chuyện

Kể chuyện là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao. Có nhiều cách như kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện được tìm hiểu qua tài liệu, hay của chính người tham gia, chứng

kiến sự kiện thuật lại. Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các sự kiện cơ bản trong bài học, chính xác, chân thực tránh những tình tiết li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập.

Kể chuyện khác với thông báo. Thông báo chỉ cung cấp cho người nghe một thông tin nhất định, ngắn gọn khô khan, còn kể chuyện bao giờ cũng có chủ đề và tình tiết. Nội dung kể chuyện không chỉ có khối lượng sự kiện, tri thức được cung cấp, mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật, hiện tượng. Thông thường một câu chuyện kể thường có những yếu tố như: Giới thiệu vấn đề, tình huống được đặt ra, diễn biến sự kiện, sự phát triển của tình tiết đến cao độ, câu chuyện kết thúc. Một câu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt người nghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú. Sự húng thú của người nghe không phải chỉ vì được cung cấp các sự kiện chi tiết hay, hấp dẫn mà còn vì nội dung giáo dục của câu chuyện.

Hình thức kể chuyện lịch sử đem lại tác dụng lớn nhất là khi kể chuyện của các chiến sĩ cách mạng lão thành, tiêu biểu, những anh hùng hay những người thân của các anh hùng, chiến sĩ. Gặp gỡ, tiếp xúc với những nhân chứng lịch sử, những người đã từng chứng kiến, tham dự các sự kiện có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh. Bằng phương pháp nêu gương những người thực, việc thực chúng ta sẽ để lại trong trái tim học sinh ấn tượng sâu sắc, gợi dậy cảm xúc lịch sử. Việc này có thể tổ chức khi điều kiện thuận lợi, song tốt nhất là vào dịp các ngày lễ, kỉ niệm lịch sử.

c. Nói chuyện lịch sử

Nói chuyện lịch sử có nội dung cao hơn kể chuyện lịch sử. Kể chuyện chủ yếu là từ cụ thể nâng cao lên trình độ tư duy khái quát, ngược lại nói chuyện lịch sử chủ yếu là tư duy khái quát, được minh họa, dẫn chứng bằng các sự kiện cụ thể theo một chủ đề nào đấy.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí