Tăng Cường Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình, Và Các Tổ Chức Xã Hội Trong Việc Triển Khai Hoạt Động Hỗ Trợ Tâm Lý Học Đường Ở Trường Thcs

vai; phương pháp trò chơi; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp trò chuyện, tận dụng sử dụng mạng xã hội trong tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường…

c, Cách thức thực hiện biện pháp:

- Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo, của các cơ quan cấp trên để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường trong trường học.

+ Hiệu trưởng xác định chủ điểm, nội dung hỗ trợ tâm lý học đường phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn hoạt động trong năm học của nhà trường.

+ Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên, các chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lý học đường hệ thống hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường phù hợp; chỉ rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp, từng hình thức để làm căn cứ khi sử dụng.

- Hiệu trưởng triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS đảm bảo các yêu cầu:

+ Các nội dung hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh phải phong phú, đa dạng nhằm thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia tích cực, chủ động tìm tới các thầy cô giáo xin giúp đỡ.

+ Chỉ đạo việc sử dụng các hình thức hỗ trợ tâm lý học đường theo hướng đa chiều, phù hợp với các nội dung hỗ trợ tâm lý đã đề ra.

+ Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm.

+ Thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh, chú ý đến tính phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

+ Tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về cách sử dụng dụng từng phương pháp, từng hình thức tổ chức; xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS theo hướng đổi mới.

- Hiệu trưởng triển khai thực hiện thông tin tới phụ huynh học sinh, học sinh các nội dung thông qua trang Website, hệ thống tin nhắn điện tử, thành lập các tổ trợ giúp dùng trang mạng như: Facebook, zalo… nhằm kịp thời năm bắt thông tin từ phía học sinh về các vấn đề liên quan tới học sinh, giáo viên, phụ huynh… Động viên, khích lệ giáo viên tự bồi dưỡng, cập nhật, chia sẻ với học sinh khi cần được trợ giúp thông qua mạng xã hội. Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các nội dung các em học sinh cần chia sẻ, trợ giúp cho phù hợp… Đặc biệt cần giáo dục học sinh biết kiềm chế cảm xúc tránh gây xung đột với bạn bè, biết cách chia sẻ tâm tư…

- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở nhà trường để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung mang tính thời sự, cấp thiết với học sinh. Trợ giúp cho giáo viên, tư vấn viên trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường.

d, Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Tập thể cán bộ, giáo viên, các chủ thể làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường của nhà trường phải đồng lòng xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức hỗ trợ tâm lý học đường theo hướng đổi mới, lấy người học làm trung tâm, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Học sinh chủ động hơn trong việc tìm đến các thầy cô, các tư vấn viên nhờ giúp đỡ.

- Đội ngũ giáo viên, các chủ thể tham gia công tác hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh ở trường THCS cần có phương pháp sư phạm tốt, có trình độ kiến thức, kỹ năng nhất định về hỗ trợ tâm lý học đường. Lực lượng này phải được sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, và các tổ chức xã hội trong việc triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS

a, Mục tiêu của biện pháp:

- Động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ QLGD, giáo viên và các lực lượng khác trong nhà trường tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS.

- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội, trong việc triển khai hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS. Tạo ra sự thống nhất trong công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc. Nhà trường, gia đình và xã hội phải có sự đồng thuận cao cùng nhau hỗ trợ giải quyết các khó khăn tâm lý mà học sinh gặp phải.

b, Nội dung của biện pháp:

- Ban Giám hiệu xây dựng một lực lượng nòng cốt trong nhà trường phụ trách hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Lực lượng này bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, tư vấn viên, thậm chí có thể chọn lựa một số học sinh ưu tú là cán bộ lớp để tham gia hỗ trợ tâm lý học đường.

- Ban Giám hiệu xây dựng một lực lượng cơ động có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh THCS.

- Nhà trường và gia đình thống nhất mục tiêu giáo dục, mục tiêu hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh. Thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức giúp đỡ hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Nhà trường chủ động hướng dẫn, gợi mở cho cha mẹ học sinh những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con cái. Gia đình tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ cho con em mình.

- Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và giáo dục học sinh: nắm tình hình học sinh, những nguồn thông tin tin cậy nơi học sinh cư trú, nắm được lối sống, cách ứng xử của học sinh ở địa phương…, từ đó giúp giáo viên, cán bộ quản lý, các lực lượng tham gia hỗ trợ tâm lý học đường đánh giá đúng những khó khăn tâm lý của học sinh và tìm ra những giải pháp hỗ trợ các em.

- Nhà trường phối hợp với cộng đồng, với các tổ chức xã hội giáo dục truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh, qua đó các em thêm tin yêu vào cuộc sống, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

c, Cách thức thực hiện biện pháp:

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh. Triển khai kế hoạch đến các thành viên trong nhà trường, phổ biến đến phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh, đến các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương.

Hiệu trưởng xây dựng các tiêu chí, chỉ rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong công tác phối hợp. Giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp, lấy thông tin thường xuyên về kết quả phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh.

- Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo liên kết các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Ban chỉ đạo phải đảm bảo cơ cấu giữa các lực lượng như về trình độ, số lượng thành viên, độ tuổi, giới tính…

Ban Giám hiệu tiến hành triển khai công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia hỗ trợ tâm lý học đường.

Ban Giám hiệu nên khuyến khích các giáo viên, phụ huynh học sinh chủ động kết hợp với nhau trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.

Hiệu trưởng khen thưởng kịp thời (theo quy chế đã xây dựng) các giáo viên, các tổ chức trong trường thực hiện tốt công tác phối hợp hỗ trợ tâm lý học đường. Hiệu trưởng đề nghị các cấp chính quyền biểu dương các tổ chức xã hội ngoài nhà trường nếu các tổ chức đó hỗ trợ nhà trường hiệu quả trong công tác giáo dục, công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh.

- Ban Giám hiệu phải thống kê những điểm mạnh, điểm yếu, những cái đã làm được, cái chưa làm được của các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh.

Hiệu trưởng phải rút ra những bài học, ý nghĩa thực tiễn, tạo ra sức mạnh tổng hợp từ mối liên kết gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS.

Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên, tư vấn viên phổ biến các kinh nghiệm quý báu về công tác tổ hỗ trợ tâm lý học đường cho các lực lượng tham gia. Yêu cầu các lực lượng chủ động kết hợp giúp đỡ nhau trong công tác hỗ trợ tâm lý học đường dưới sự giám sát, chỉ đạo chung của Hiệu trưởng.

d, Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Sự cố gắng, đồng lòng của các đơn vị từ Phòng Giáo dục & Đào tạo, nhà trường, gia đình đến các tổ chức xã hội là điều kiện để tổ chức thành công và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS.

- Nhà trường phải xây dựng được lực lượng nòng cốt, là lực lượng chủ đạo trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.

- Hiệu trưởng các trường phải ý thức, phát huy vai trò của mình trong chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS.

3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS

a, Mục tiêu của biện pháp:

- Luôn đảm bảo trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường được vận hành thông suốt, có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

- Có phòng riêng phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở mỗi trường. Bên cạnh đó có phương án dự phòng ghép hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường vào các phòng khác của nhà trường như phòng y tế, thư viện, văn phòng Đoàn - Đội nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí kín đáo, an toàn, thân thiện.

- Có trang thiết bị đặc trưng phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường như điện thoại tổng đài hỗ trợ của nhà trường; máy vi tính có kết nối internet; các tài khoản trên mạng xã hội để hỗ trợ trực tuyến; bàn ghế, loa đài, bảng tin, hộp thư.v.v…

b, Nội dung của biệp pháp:

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, đề xuất hoặc tự chủ mua các thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học.

- Nhà trường đề xuất xây dựng phòng tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường nếu cần thiết và phù hợp với thực tế nhà trường.

- Hiệu trưởng yêu cầu các tổ, các cá nhân có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị theo tháng, quý, theo năm và đưa vào quy chế hoạt động của nhà trường. Thành lập tổ quản lý và vận hành các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở nhà trường.

- Hiệu trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của từng loại phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường của nhà trường, từ đó thay thế hoặc bổ sung nếu cần thiết để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả.

c, Cách thức thực hiện biện pháp:

- Ban Giám hiệu và nhà trường xác định vị trí phòng thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh.

Hiệu trưởng yêu cầu tổ quản lý, vận hành thống kê các trang thiết bị, phương tiện cần thiết cho phòng hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học, sau đó phân nhóm các thiết bị.

Tổ quản lý, vận hành xây dựng các tiêu chuẩn sử dụng có hiệu quả thiết bị hoạt động tại các phòng tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường và các trang thiết bị ngoài phòng (báo cáo bằng văn bản cho Hiệu trưởng).

+ Tiêu chuẩn 1: Địa điểm của phòng hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinhphải thuận tiện cho các em đến nhờ hỗ trợ tâm lý. Phòng tư vấn, hỗ trợ phải an toàn,kín đáo, thân thiệt, sạch sẽ, thoáng mát.

+ Tiêu chuẩn 2: Hệ thống các thiết bị, phương tiện phải đáp ứng các hoạt độngHTTL học đường cho học sinh ở trường THCS.

+ Tiêu chuẩn 3: Có đầy đủ nội quy, quy định về sử dụng trang thiết bị, phươngtiện phục vụ hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học

+ Tiêu chuẩn 4: Đảm bảo chủng loại, số lượng thiết bị cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.

+ Tiêu chuẩn 5: Đảm bảo chất lượng trang thiết bị, phương tiện.

- Ban Giám hiệu và nhà trường tiến hành khảo sát và đề xuất xây dựng với các cấp chính quyền hoặc xác định lựa chọn một phòng có sẵn cải tạo thành phòng hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh.

Nhà trường mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học.

Các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, có hồ sơ xuất xứ, năm sản xuất, năm đưa vàosử dụng, các thông số kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng được ghi cụ thể, rõ ràng.

Hiệu trưởng yêu các các lực lượng tham gia

hỗ trợ tâm lý học đường nghiên cứu,thực hành sử dụng các loại phương tiện, trang thiết bị đã mua sắm, hoặc đã được cấp.

- Hiệu trưởng đánh giá các thiết bị phục vụ hoạt động hỗ trợ tâm lý học đườngtheo tiêu chí đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ,thân thiện, hiệu quả khi sử dụng.

Tổ quản lý, vận hành có trách nhiệm quản lý, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bịtheo quy định của nhà sản xuất.

Các chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lý học đường đánh giá hiệu quả của mỗi loạitrang thiết bị từ đó kiến nghị Ban Giám hiệu nhà trường điều chỉnh, bổ sung chophù hợp.

d, Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Phải có nguồn kinh phí để mua trang thiết bị phục vụ cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường học. Có thể huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau như xin hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản; từ nguồn kinh phí tự chủ của nhà trường; từ các nguồn xã hội hóa; từ đóng góp của học sinh, phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo trong nhà trường.

- Tất cả cán bộ QLGD, GV và học sinh cần nhận thức đầy đủ về cách sử dụng, quy trình vận hành thiết bị phục vụ công tác hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS.

- Hệ thống các bảng chỉ dẫn về các thiết bị phải cụ thể, khoa học, đảm bảo mỹ quan và dễ thực hiện.

- Có tổ, nhóm quản lý, bảo quản, điều hành phòng hỗ trợ tâm lý học đường, quản lý các trang thiết bị của nhà trường.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp được đề xuất đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh của vấn đề tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS TP. Thái Nguyên. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi biện pháp chỉ đem lại một hiệu quả bộ phận. Để đạt được hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống.

Để nâng cao năng lực, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đánh giá cho cán bộ QLGD các trường THCS TP. Thái Nguyên, trước hết phải nâng cao nhận thức cho chính cán bộ QLGD, đặc biệt là Hiệu trưởng các trường về tầm quan trọng của việc lập tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho họ sinh. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục, giữa các lực lượng để tổ chức thành công, hiệu quả hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS. Cán bộ QLGD, GV, những người làm công tác hỗ trợ tâm lý học đường phải có năng lực tổ chức hoạt động, có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh. Mặt khác, phải có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, phòng tư vấn, hỗ trợ tâm lý để học sinh cảm thấy an tâm, an toàn khi đến nhờ tư vấn viên hỗ trợ giải quyết các khó khăn tâm lý mà các em gặp phải. Như vậy, trong thực tiễn đòi hỏi người làm công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở trường THCS trước khi áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo ra sự tương tác hiệu quả nhằm giúp các cán bộ QLGD, GV, tư vấn viên có thể tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường hiệu quả, thiết thực...

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

Qua kết quả khảo sát thực trạng chúng tôi đề xuất và xây dựng 5 biện pháp tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên. Để kiểm tra tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhận thức của các khách thể nhằm chứng minh tính khách quan của các biện pháp đã được đề xuất.

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

- Tìm hiểu sự tán thành của các khách thể tham gia đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

- Xác định tính khả thi, mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất.

3.3.2. Khách thể khảo nghiệm‌

Tổng số khách thể khảo nghiệm: 46 người, trong đó: 15 cán bộ là các chuyên gia tâm lý giáo dục, các cán bộ quản lý thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên và Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Thái Nguyên; 31 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, hiệu phó các trường THCS mà chúng tôi khảo sát.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính khả thi, mức độ cần thiết của 5 biện pháp đã trình bày ở mục 3.2.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi.

- Phỏng vấn, trò chuyện.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất



Các biện pháp

Mức độ

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Biện pháp 1

41

89,1

5

10,9

0

0

42

91,3

4

8,7

0

41

Biện pháp 2

40

87

6

13

0

0

41

89,1

5

10,9

0

40

Biện pháp 3

38

82,6

8

17,4

0

0

39

84,8

7

15,2

0

38

Biện pháp 4

43

93,5

3

6,5

0

0

44

95,7

2

4,3

0

43

Biện pháp 5

37

80,4

9

19,6

0

0

38

82,6

8

17,4

0

37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên - 12


Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp được đề xuất, 100% ý kiến cho rằng các biện pháp trên là rất cần thiết và cần thiết. Tương tự, về tính khả thi 100% ý kiến cho rằng nó có tính khả thi khi sử dụng để tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên. Tuy nhiên, các biện pháp đó có thực sự đạt được hiệu quả hay không, hiệu quả cao hay thấp thì còn tùy thuộc vào khả năng khai thác, thái độ vận dụng của mỗi cán bộ quản lý giáo dục làm công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ở các trường THCS TP. Thái Nguyên.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí