Tổ chức dạy học môn Khoa học ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột - 14

Giáo án Mẫu 2: Kế hoạch bài học môn Khoa học lớp 5 có vận dụng phương pháp

Tiết 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?


I. MỤC TIÊU

* Giúp HS:

+ Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.

+ Hiểu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.

+ Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 124, 125.

+ Phiếu thảo luận nhóm

+ Đồ dùng để làm Thí nghiệm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy

Hoạt động học

2/


6/


6/

1. Kiểm tra bài cũ.

- GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Hổ đẻ con bằng gì?

+ Hãy kể tên 3 loài động vật đẻ trứng?

2. Bài mới: GV ghi đề bài

* Hoạt động 1: Đưa ra giả thuyết cá nhân:

a) Tình huống xuất phát

-Gv đưa ra câu hỏi gợi mở: Có rất nhiều loài động vật xung quanh em. Vậy theo em, các loài động vật cần gì để sống?

b) Đề xuất câu hỏi:

- Từ những tình huống ban đầu GV hướng HS đến so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu sau đó đề xuất câu hỏi liên quan đến bài học ?


- 2 Hs trả lời


- Nhận xét


- HS ghi đề vào vở

* Làm việc cá nhân


* HS nêu ý kiến ban đầu của mình HS phát biểu bằng lời câu trả lời. (Động vật cần thức ăn, nước uống, ô xi để thở,...)


ví dụ:

- Động vật sẽ chết khi nào?

- Thiếu nước động vật có sống được không?

- Khi không có thức ăn,nhưng vẫn có nước và không khí động vật có

chết không?

Hoạt động 2:Đưa ra giả thuyết của nhóm(bộc lộ biểu tượng ban đầu)

* Từ những giả thuyết của nhóm GV

yêu cầu HS hoạt động theo nhúm.


* HS Làm việctheo nhóm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học môn Khoa học ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột - 14

:TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học


- Tổ chức học sinh thảo luận nhóm, phát tấm bìa và bút lông cho học sinh


- Cho HS báo cáo kết quả.


- Từng cá nhân đưa ra giả thuyết, cả nhóm tiến hành trao đổi để thống nhất giả thuyết chung. (Giả thuyết của nhóm vẽ trên một tấm bìa)

- Các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo

luận, các nhóm còn lại nhận xét:

5/


11/

Hoạt động 3: Đề xuất câu hỏi

GV cho HS đính phiếu lên bảng

-so sánh kết quả làm việc.


- GV tổng hợp và chỉnh sửa lại câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài học: “Động vật cần gì

để sống?”


- HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các nhóm.

- Đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học:

+ Liệu động vật có cần nước để sống không?

+ Bạn có chắc chắn rằng động vật cần ánh sáng để sống không?

+ Tại sao bạn lại nghĩ động vật cần đất để sống?

Hoạt động 4: Thực hiện phương án tìm tòi

- Để trả lời câu hỏi: " Động vật

cần gì để sống?” ta làm thí


- HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi: + Quan sát

:TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học


nghiệm nào?


- Các em có nhận xét gì về điều kiện sống của 5 con chuột trên có gì giống và khác nhau?


- Gọi HS trình bày các câu hỏi sau và yêu cầu HS ghi ché

+ Các con chuột trên có điều kiện sống nào giống nhau?

+ Thí nghiệm các em vừa phân thích để chứng tỏ điều gì?


+ Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện đó?

- GV: Động vật cần có đầy đủ

+ Làm thí nghiệm

HS nêu thí nghiệm, nếu thích hợp GV cho HS tiến hành thí nghiệm: *Giống nhau: Các con chuột được nuôi cùng thời gian như nhau trong một chiếc hộp.

* Khác nhau:

-Con chuột số 1: Thiếu thức ăn vì trong hộp nó chỉ có một bát nước

- Con chuột số 2: thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có mỗi đĩa thức ăn

- Con chuột số 3: Có đầy đủ

-Con chuột số 4: Có thức ăn và nước uống nhưng thiếu không khí vì nắp hôp bị bịt kín.

- Con chuột số 5: Thiếu ánh sáng vì chiếc hộp được đặt trong góc tối.

- Lắng nghe và ghi chép


+ Các con chuột đều được nuôi trong thời gian như nhau.

+ Thí nghiệm về nuôi chuột trong hộp để biết xem Động vật cần gì để sống?

+ Con chuột số 3 được cung cấp đầy đủ: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn

- Lắng nghe

:TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học


3/


2/

không khí, thức ăn, nước uống

và ánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường.


Hoạt động 5: Kết luận kiến thức

Gv nhận xét rút kết luận

+ Động vật cần gì để sống?

+ Con người chúng ta cần gì để sống?

+ Ở nhà em đã làm gì để chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi?

- Gọi HS đọc thông tin mục em

cần biết.


- HS thảo luận và đưa ra đáp án, báo cáo và so sánh với kết quả làm việc ban đầu.


- HS đọc

3. Nhận xét, dặn dò:

- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài học hôm sau.

- Em nào chưa hoàn thành bài tập ở lớp về nhà tiếp tục hoàn

thành hôm sau cô sẽ kiểm tra.


* Cả lớp lắng nghe và về nhà thực hiện.

:TG


*Rút kinh nghiệm:

*Xác nhận của GV chuyên môn:

PHỤ LỤC 3

PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC GIỜ DẠY


Bài 52: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA

Họ và tên HS:...................................................Lớp:....

Em hãy đánh dấu X trước câu trả lời em cho là đúng?


Câu 1: Em có thích học môn Khoa học không?

Có Bình thường Không

Câu 2: Quan sát tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh do thầy (cô) cung cấp em có hứng thú ở mức độ nào?

Rất thích Bình thường Không thích Phiền phức

Câu 3: Khi dạy học môn khoa học thầy (cô) có tổ chức và hướng dẫn cho các em làm thí nghiệm không?

Có Không

Nếu có thì ở mức độ như thế nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 4: Khi được thầy cô hướng dẫn tự làm thí nghiệm hoặc được quan sát thầy (cô) làm thí nghiệm em có thích không?

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Câu 5: Khi làm thí nghiệm em có được trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm và trong lớp không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu 6: Theo em, bộ phận nào là cơ quan sinh sản của cây hoa phương?

Lá Thân cây Rễ cây Hoa

Câu 7:Theo em, một bông hoa thường có những bộ phận gì?

Một bông hoa thường có các bộ phận: ..................................................................

BÀI KIỂM TRA SAU GIỜ DẠY

Bài 52: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA

Kiểm tra 10 phút

Họ và tên HS:...................................................Lớp:....

Em hãy đánh dấu X trước câu trả lời em cho là đúng?

Câu 1: Em có thích được làm thí nghiệm khi học môn Khoa học không?

Rất thích Bình thường Không thích

Câu 2: Quan sát bông hoa ly thật, hoa râm bụt thật, em thấy thích không?

Rất thích Bình thường Không thích Phiền phức Câu 3: Em có hoạt động nhóm với bạn để cùng tìm hiểu về bông hoa ly, bông hoa râm bụt không?

Có Không

Câu 4: Sau khi đã được quan sát, Em hãy cho biếtbộ phận nào là cơ quan sinh sản của cây rong riềng?

Lá Thân cây Rễ cây Hoa

Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, hãy chọn những từ trong ngoặc đơn để hoàn thành kết luận sau: (Hoa, Đực, nhị, cái, nhụy, sinh sản)

… là cơ quan … của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục… được gọi là… cơ quan sinh dục … được gọi là….

Câu 6: Em lấy ví dụ về 1 số cây hoa có hoa đực riêng, hoa cái riêng?

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu 7: Sau khi học xong bài học này, em thích gì nhất?

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu 8: Điều gì khiến nhóm em tranh luận nhiều nhất? Nếu còn thời gian, nhóm em sẽ tiếp tục tranh luận về vấn đề gì?

PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC GIỜ DẠY


Bài 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

Họ và tên HS:...................................................Lớp:....

Em hãy đánh dấu X trước câu trả lời em cho là đúng?


Câu 1: Em có thích học môn Khoa học không?

Có Bình thường Không

Câu 2: Quan sát tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh do thầy (cô) cung cấp em có hứng thú ở mức độ nào?

Rất thích Bình thường Không thích Phiền phức Câu 3: Khi dạy học môn khoa học thầy (cô) có tổ chức và hướng dẫn cho các em làm thí nghiệm không?

Có Không

Nếu có thì ở mức độ như thế nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu 4: Khi được thầy cô hướng dẫn tự làm thí nghiệm hoặc được quan sát thầy (cô) làm thí nghiệm em có thích không?

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Câu 5: Khi làm thí nghiệm em có được trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm và trong lớp không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Câu 6: Theo em dự đoán, con chuột ở hộp nào sẽ chết ?

...............................................................................................................................

Câu 7: Để tồn tại theo em động vật cần những yếu tố nào?

Thức ăn Ánh sáng Nước uống Không khí, nước, chất dinh dưỡng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023