Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - 9

trọng số cho mức ký quỹ căn cứ vào rủi ro bảo lãnh và mức ký quỹ căn cứ vào rủi ro của khách hàng. CN cũng có thể lập bảng liệt kê mức ký quỹ cụ thể cho từng trường hợp.

- Chi nhánh nên áp dụng phương thức trả lãi cho khoản tiền ký quỹ của các doanh nghiệp như các khoản tiền gửi thông thường, để khuyến khích các doanh nghiệp ký quỹ, tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bảo lãnh


Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong công việc. Vì vậy, CN muốn thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng bảo lãnh không thể không chú ý đến vấn đề con người. Cán bộ tín dụng là những người sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ bảo lãnh. CN cần tập trung hoàn thiện chất lượng cán bộ tín dụng bằng những biện pháp sau:

- Thực hiện điều chỉnh, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động bảo lãnh nói riêng, hoạt động tín dụng nói chung.

- Có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý, thu hút được nguồn lao động có chất lượng cao, có phẩm chất tốt.

- Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời những sai sót, gian lận.

3.2.6. Nâng cao uy tín của ngân hàng và mở rộng hoạt động ngân hàng đại lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


Hoạt động bảo lãnh chủ yếu dựa trên uy tín của ngân hàng bảo lãnh, vì vậy để nâng cao chất lượng bảo lãnh CN NHCT Đống Đa cần phải tích cực tìm biện pháp để nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Để nâng cao uy tín, CN cần phải chú ý nâng cao chất lượng trong tất cả các hoạt động của mình, không nên chỉ chú trọng vào một vài hoạt động mang lại lợi nhuận cao. Chi nhánh phải luôn lấy chữ tín làm đầu trong hoạt động nhất là hoạt động bảo lãnh. Khi có món bảo lãnh phải thanh toán cho bên thứ ba, CN cần kiểm tra các chứng từ, bằng chứng mà bên thứ ba đưa ra và nhanh chóng thanh toán cho bên thứ ba để giữ uy tín của một ngân hàng lớn.

Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - 9

CN cần mở rộng các mối quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng nước ngoài, đây sẽ là thị trường bảo lãnh đầy tiềm năng đặc biệt là nghiệp vụ bảo lãnh đối ứng, tái bảo lãnh và xác nhận bảo lãnh. Với xu hướng hội nhập và mở cửa diễn ra mạnh mẽ, các giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng phát triển. Khi tăng cường hoạt động ngân hàng đại lý, các NH nước ngoài sẽ mang đến cho CN các hợp đồng bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh vay vốn nước ngoài với lợi nhuận cao. Tuy nhiên, những nghiệp vụ bảo lãnh đó đòi hỏi CN phải có quy trình bảo lãnh chặt chẽ, hoàn thiện, một hệ thống quản trị rủi ro bảo lãnh và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.

3.3. Kiến nghị


3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam


NHCT Việt Nam là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của CN NHCT Đống Đa. Do đó, NHCT Việt Nam cần thường xuyên hoàn thiện những văn bản hướng dẫn bảo lãnh sao cho phù hợp với thực tế, với quy định của nhà nước và với đặc điểm kinh doanh của các chi nhánh trực thuộc. Cụ thể, NHCT VN cần đổi mới quyển sổ tay tín dụng đã lạc hậu để phù hợp hơn với thực tiễn, hoàn thiện quy trình tín dụng nói chung và quy trình bảo lãnh nói riêng.

Đồng thời NHCT Việt Nam cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn hệ thống để phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm. NHCT Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn những tư tưởng bao cấp vốn đã ăn sâu vào suy nghĩ, hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước để đổi mới cơ chế hoạt động, đem lại sự năng động cho toàn hệ thống. Điều đó, chỉ có thể thực hiện được thông qua cổ phần hóa ngân hàng. Vì vậy, việc nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa sẽ mang lại một môi trường hoạt động cạnh tranh, năng động hơn cho các CN trong đó có CN NHCT Đống Đa.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


Hiện nay, CN NHCT Đống Đa thực hiện hoạt động bảo lãnh theo quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Quyết định này đã thay thế các quyết định trước đây là Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000; Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000; Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 112/2003/QĐ- NHNN ngày 11/2/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 16/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng.

Mặc dù quyết định này đã được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung so với các văn bản trước đây nhưng nó vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu là văn bản định hướng cụ thể và chi tiết cho hoạt động bảo lãnh của NHTM. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện quy chế về bảo lãnh ngân hàng nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các NHTM và các doanh nghiệp khi thực hiện bảo lãnh. Chỉ khi có nền tảng pháp luật phù hợp thì việc nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh của các NHTM mới có cơ sở thực hiện được.

NHNN cần đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, tập trung vào thanh tra chất lượng tín dụng trong đó có chất lượng bảo lãnh, công tác quản trị điều hành…để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. NHNN cần đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại NHTM theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng nhằm tăng cường năng lực tài chính của các NHTM.

3.3.3. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước


Hiện nay, CN NHCT Đống Đa thực hiện bảo lãnh cho khách hàng chủ yếu dựa vào quy định trong quy chế bảo lãnh do NHNN Việt Nam ban hành, công văn hướng dẫn của NHCT Việt Nam và một số văn bản luật, dưới luật khác của Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay vẫn tồn tại quá nhiều bộ luật, văn bản chi phối hoạt động ngân hàng: Luật tổ chức tín dụng, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp và rất nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Hơn nữa, các văn bản quy định này lại thường xuyên có sự điều chỉnh, thay đổi và nhiều khi không thống nhất với nhau.

Vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần sớm ban hành một hệ thống văn bản pháp luật chung về bảo lãnh ngân hàng trên các tiêu chí sau:

- Các văn bản phải đồng bộ và nhất quán với nhau.

- Các văn bản luật phải có hiệu quả và khả thi, tức là luật phải bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các bên tham gia bảo lãnh, khuyến khích hoạt động bảo lãnh phát triển.

- Phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại quốc tế đặc biệt là đối với hoạt động bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

- Các văn bản này cần có tính ổn định, tránh thay đổi thường xuyên sẽ gây ra tâm lý lo lắng, kìm hãm sự phát triển của hoạt động bảo lãnh.

Kết luận


Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay đang trong quá trình trở thành một dịch vụ ngân hàng phát triển, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Nhận thức được tiềm năng của dịch vụ bảo lãnh, CN NHCT Đống Đa luôn tìm cách nâng cao tính cạnh tranh của mình trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh để nhanh chóng khẳng định được vị thế và chiếm lĩnh thị trường đầy màu mỡ này. Tuy nhiên, CN còn gặp nhiều khó khăn và chưa tìm ra được phương hướng cũng như các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng bảo lãnh của mình.

Trong chuyên đề tốt nghiệp, em đã khái quát những lý thuyết chung về hoạt động bảo lãnh ngân hàng và chất lượng bảo lãnh của ngân hàng thương mại; từ đó phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng bảo lãnh của CN NHCT Đống Đa dựa trên những tìm hiểu, quan sát trong quá trình thực tập.

Tài liệu tham khảo


1. Giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội – 2006

2. Quản trị Ngân hàng thương mại – PGS. TS Nguyễn Thị Mùi Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội – 2006

3.Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – PGS. TS Nguyễn Văn Tề Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội – 2003

4. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter S.Rose Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội – 2004

5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam Hà Nội – 2004

6. Các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh của NHCT Việt Nam

6. Quyết định số 400/2004/QĐ – NHNN quy định về việc xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và nhân dân

7. Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.

8. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa năm 2004, 2005,2006.

9. Về thực trạng bảo lãnh tại các NHTM Nhà nước – Lê Hồng Tâm Tạp chí ngân hàng – Số chuyên đề, tháng 6/2003

10. Các hình thức và nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng- Lê Hồng Tâm Tạp chí Tài chính – Số 4 tháng 7+8/2003

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí