Đánh Giá Năng Lực Giải Quyết Vấn Đề Của Học Sinh Trong Quá Trình Dạy Học

Hoạt động 3: Nhận xét, kết luận (5 phút)


Hoạt động của HS

Trợ giúp của GV

HS nghe các đánh giá


GV công bố các đánh giá của mình, phần tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng sẽ được GV công bố sau khi

tổng kết (về nhà).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học chủ đề Trái đất và bầu trời trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục Stem - 9

2.3. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình dạy học

Dựa vào các nội dung đã được trình bày về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, tôi đưa ra bảng các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS trong quá trình học tập chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM gồm 3 loại đánh giá: Đánh giá của giáo viên, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá.

2.3.1. Các tiêu chí và phiếu giáo viên đánh giá nhóm học sinh

Các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề


Tiêu chí

Mức độ 1

(0 điểm)

Mức độ 2

(1 điểm)

Mức độ 3

(2 điểm)

1. Đề xuất được phương án thiết

kế

Chưa đề xuất được phương án

Đề xuất được phương án nhưng

chưa giải thích rõ

Đề xuất được phương án, giải

thích rõ lý do

2. Vận dụng kiến thức STEM trong quá trình

chế tạo sản phẩm

Không có dấu hiệu

cho thấy việc vận dụng kiến thức STEM trong quá trình chế tạo sản

phẩm

Có một số dấu hiệu cho thấy việc dụng kiến thức STEM trong quá trình chế tạo sản phẩm.

Sản phẩm thể hiện rõ ràng việc vận dụng kiến thức STEM trong quá trình chế tạo sản phẩm.

Chưa chế tạo được sản phẩm hoặc chỉ được một phần nhỏ của

sản phẩm

Chế tạo được sản phẩm nhưng chưa hoàn thiện

Chế tạo được sản phẩm hoàn thiện

4. Tính tối ưu của sản phẩm

Sản phẩm không thể hiện sự tối ưu trong các giải pháp giải quyết vấn đề.

Sản phẩm thể hiện sự tối ưu nhưng không hoàn toàn.

Sản phẩm thể hiện sự tối ưu trong các giải pháp giải quyết vấn đề, sử dụng

vật liệu.

5. Báo cáo sản phẩm

Không báo cáo được sản phẩm

Báo cáo sản phẩm nhưng chưa trọn vẹn và chưa trả lời được đầy đủ những câu hỏi của nhóm khác đưa

ra.

Báo cáo sản phẩm tự tin, trọn vẹn và trả lời được những câu hỏi của nhóm khác đưa ra.

3. Chế tạo thành công sản phẩm


Phiếu đánh giá nhóm học sinh của giáo viên

Nhóm HS được đánh giá:

…………………………………………………


TT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1

Đề xuất được phương án thiết kế



2

Vận dụng kiến thức STEM trong quá

trình chế tạo sản phẩm



3

Chế tạo được sản phẩm



4

Tính tối ưu của sản phẩm



5

Báo cáo sản phẩm




TỔNG ĐIỂM


2.3.2. Các tiêu chí và phiếu để học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng

Các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề


Tiêu chí

Mức độ 1

(0 điểm)

Mức độ 2

(1 điểm)

Mức độ 3

(2 điểm)

1. Đóng góp ý kiến khi thực hiện nhiệm vụ

Không đưa ra được ý kiến nào hoặc đưa ra được ý kiến nhưng chưa

đúng

Đưa ra được ý kiến đúng

Đưa ra được nhiều ý kiến đúng

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm

Chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động.

Xây dựng kế hoạch hoạt động nhưng chưa logic.

Đề xuất được quy trình, kế hoạch hoạt động nhóm

rõ ràng, logic.

3. Nhận và chủ động, gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ được giao

Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chưa hoàn thành được nhiệm vụ được

giao.

Nhận nhiệm vụ được giao nhưng còn bị động, chất lượng công việc chưa cao.

Nhận và chủ động, gương mẫu hoàn thành chất lượng nhiệm vụ được giao.

4. Chia sẻ kết quả công việc

Không chia sẻ kết quả công việc.

Chia sẻ kết quả công việc nhưng chưa rõ ràng.


.

Chia sẻ kết quả công việc rõ ràng và tiếp nhận phản hồi góp ý tích

cực.

5. Góp ý điều chỉnh thúc đẩy

hoạt động chung

Không có ý kiến nhằm điềuchỉnh thúc đẩy hoạt động chung.

Đóng góp ý kiến thúc đẩy hoạt động

chung nhưng

chưa thực sự chất lượng.

Tích cực góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung.

Phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh Tên HS đánh giá: ……………………………, nhóm……………………………

T

T

Họ tên HS

Tiêu

chí 1

Tiêu

chí 2

Tiêu

chí 3

Tiêu

chí 4

Tiêu

chí 5

Tổng

1

Nguyễn Văn A







2

Nguyễn Văn B







3

Nguyễn Văn C







4

……







TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày tại chương 1 của luận văn, chúng tôi đã thiết kế các hoạt động dạy học và phiếu đánh giá học sinh ở chương 2. Đầu tiên, chúng tôi đã phân tích vị trí, cấu trúc, nội dung kiến thức và mục tiêu kiến thức của chủ đề “Trái Đất và Bầu Trời”. Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề và quy trình thiết kế một chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM, chúng tôi đã xác định kiến thức STEM cho chủ đề và phân phối thời gian cho các kiến thức của chủ đề, chuẩn bị giáo án với 03 tiết học: (1) Cung cấp kiến thức nền và chuyển giao nhiệm vụ; (2) Trình bày và báo cáo bản thiết kế; (3) Trình bày và báo cáo sản phẩm.

Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh chúng tôi đã xây dựng 3 loại đánh giá: Đánh giá của giáo viên, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá. Mỗi loại đánh giá chúng tôi đã xây dựng bảng 5 tiêu chí với 3 mức độ để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Những thiết kế ở chương này sẽ được sử dụng trong quá trình thực nghiệm ở chương 3 để kiểm tra giả thuyết khoa học của luận văn. Kết quả thực nghiệm sẽ được trình bày tại chương 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ở đề tài, cụ thể là: Nếu tổ chức chủ đề "Trái Đất và Bầu trời" trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM thì sẽ phát triển được năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Với mục đích thực nghiệm sư phạm như trên, tôi đã xác định nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm như sau:

- Lựa chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức thực nghiệm sư phạm.

- Lựa chọn nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế kế hoạch bài dạy, phương tiện dạy học và trao đổi với GV trực tiếp dạy thực nghiệm sư phạm về cách tổ chức, cách tiến hành bài lên lớp và cách kiểm tra đánh giá.

- Lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch.

- Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua phiếu đánh giá của giáo viên, phiếu đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của học sinh

- Đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm

- Đối tượng thực nghiệm sư phạm là HS lớp 6A trường THCS Hoàng Văn Thụ

- Số HS lớp thực nghiệm sư phạm gồm 24 HS. Trong đó có 16 HS nữ và 8 HS nam.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm


TT

Thời gian

Nội dung công việc

Ghi chú

1

Từ tháng 09/2019 đến

tháng 01/2020

Thiết kế chủ đề dạy học “Trái Đất và Bầu Trời” theo định hướng giáo dục

STEM


2

Tháng 05/2020

Gặp ban giám hiệu và trao đổi với giáo

viên trực tiếp dạy thực nghiệm sư phạm


3

Từ tháng

05/2020 đến tháng 06/2020

Dạy thực nghiệm


4

Từ tháng

05/2020 đến tháng 06/2020

Lấy kết quả, xử lý kết quả và kết luận


- Từ ngày 29/09/2019 đến ngày 15/01/2020: Xây dựng kế hoạch giảng dạy chủ đề “Trái Đất và Bầu Trời” theo định hướng giáo dục STEM bao gồm giáo án, phiếu học tập và phiếu đánh giá.

- Từ ngày 10/05/2020 đến ngày 20/05/2020: Gặp gỡ với GV để trao đổi các ý tưởng, thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá HS khi tiến hành thực nghiệm, lựa chọn lớp thực nghiệm, thời gian tiến hành thực nghiệm để ghi nhận kết quả.

Cụ thể:

+ Trao đổi, thống nhất với GV về chủ đề giáo dục STEM, về cơ sở lí luận của giáo dục STEM cách thức hướng dẫn HS học tập theo định hướng giáo dục STEM.

+ Hướng dẫn GV cách sử dụng bảng kiểm quan sát, hướng dẫn HS tự đánh giá và thống kê theo bảng điểm, bảng kiểm quan sát sau giờ học.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học và dụng cụ cần thiết nhằm đảm bảo cho tiến trình dạy học đạt hiệu quả.

- Từ ngày 22/05/2020 đến ngày 05/06/2020: Tổ chức dạy thực nghiệm, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS thông qua các bảng kiểm quan sát trong giờ học, rút kinh nghiệm giờ dạy.

- Từ ngày 22/05/2020 đến ngày 12/06/2020: Tiến hành lấy kết quả, phân tích và xử lý kết quả, từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài.

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm thông qua việc quan sát, theo dõi và thu thập thông tin về quá trình hoạt động của các nhóm HS thông qua quan sát trực tiếp, ghi hình…kết hợp với đánh giá thông qua các tiêu chí trong phiếu đánh giá, từ đó đưa ra được các đánh giá sau:

- Đánh giá định tính: Đánh giá tính khả thi của hoạt động tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM dựa trên phân tích diễn biến các tiết học thông qua quan sát, ghi chép, chụp hình, ghi hình.

- Đánh giá định lượng: Đánh giá hiệu quả phát triển các năng lực giải quyết vấn đề cho HS dựa trên các phiếu đánh giá.

3.4.1. Đánh giá định tính

Qua phân tích diễn biến của giờ học trên lớp chúng tôi nhận thấy rằng, HS học tập với thái độ rất vui vẻ, hứng thú, hào hứng đồng thời rất nghiêm túc. Những biểu hiện cụ thể trong lớp học như sau:

Tiết 1: Cung cấp kiến thức nền và chuyển giao nhiệm vụ

GV cho cả lớp xem đoạn video giới thiệu chi tiết về hệ Mặt Trời, HS lắng nghe và thu thập những thông tin, số liệu cần thiết về hệ Mặt Trời.

Sau khi xem đoạn video, GV đã nêu câu hỏi đặt vấn đề “Làm thế nào để cho tất cả các bạn HS trong trường biết đến hệ mặt trời?”

Các em đã xung phong rất sôi nổi để đưa ra ý kiến giải quyết vấn đề mà GV đưa ra như:

+ Em Hoa: Tổ chức các buổi ngoại khóa, cung cấp, đọc sách báo.

+ Em Hân: Mở câu lạc bộ tìm hiểu về hệ MT.

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí