Tổ chức dạy học chủ đề Trái đất và bầu trời trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục Stem - 11

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


A. Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM, nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tiến hành thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM “Trái đất và Bầu trời” Vật lí 6 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, tôi khẳng định rằng việc thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM giúp HS có nhiều cơ hội phát triển năng lực GQVĐ, khuyến khích HS vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn, hình thành thế giới quan và tư duy khoa học, tạo môi trường học tập và vui chơi bổ ích.

B. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM là phương pháp hay, hiệu quả. Tuy nhiên dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì giáo viên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế chúng tôi có một vài ý kiến sau:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo nên tăng cường tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về giáo dục STEM, đặc biệt là dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đầu tư kinh phí cho các trường để mua sắm trang thiết bị cho các hoạt động trải nghiệm, đồng thời cắt giảm giờ dạy định mức cho giáo viên cũng như giảm tải nội dung chương trình sách giáo khoa.

4. Nếu tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì phải thay nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

5. Để việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM đạt hiệu quả tốt nhất cần phải có các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu, máy vi tính); cần có phòng học được trang bị đầy đủ các dụng cụ kỹ thuật; đòi hỏi người học phải biết cách khai thác các tài liệu, các kênh thông tin…; đòi hỏi cao ở người dạy từ khâu hình thành ý tưởng, xây dựng chuỗi hoạt động học tập, chuẩn bị dụng cụ - trang thiết bị - tài liệu dạy học. Khó khăn này tạo ra thách thức không nhỏ cho cả trường học, người dạy và người học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tổ chức dạy học chủ đề Trái đất và bầu trời trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục Stem - 11

1. Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải (đồng Chủ biên), Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình, Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Xây dựng chương trình GDPT theo định hướng phát triển NL HS, Hà Nội.

3. Nguyễn Lâm Đức (2016), Vận dụng PPDH tích cực bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS trong DH chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT, Luận án tiến sĩ, ĐH Vinh.

4. Cao Thị Thúy Hải (2018), Tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học phổ thông chủ đề tích hợp STEM sản xuất chè Tân Cương, Luận văn Thạc sĩ.

5. Đỗ Thị Thanh Hải (2018), Tổ chức hoạt động dạy học STEM về dòng điện xoay chiều (vật lý 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

6. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Diễm Phúc, Nguyễn Thị Thu Hà (2016), PISA và một quan điểm mới về đánh giá trong giáo dục, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu nước ngoài, 32 (1), tr. 58-65.

7. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên) - Hoàng Phước Muội - Phùng Việt Hải - Nguyễn Quang Linh - Nguyễn Anh Dũng - Ngô Trọng Tuệ (2018), Dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

9. Phan Anh Tài (2014), Đánh giá NL GQVĐ của HS trong DH Toán lớp 11 THPT, Luận án tiến sĩ, ĐH Vinh.

10. Mai Xuân Tấn (2019), Tổ chức dạy học chương “Chất khí” - Vật lí 10 với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Đà Nẵng.

11. Nguyễn Thị Thủy, Đỗ Hương Trà (2015), Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề qua vận dụng tiến trình dạy học của LAMAP trong dạy học Vật lí, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 10 năm 2015.

12. Phan Đồng Châu Thủy, Nguyễn Thị Ngân (2017), Xây dựng thang đo và bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh qua dạy học dự án, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 4 (2017), tr. 99-109.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh tiết 1


Phụ lục 2: Một số hình ảnh tiết 2


Phụ lục 3: Một số hình ảnh tiết 3



Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí