Tổ chức dạy học chủ đề Trái đất và bầu trời trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục Stem - 10

+ Em Quân: Tuyên truyền với các bạn trong 15 phút đầu giờ.

+ Em Phương Anh: làm mô hình hệ mặt trời, xem video trên youtobe.

Sau đó cả lớp cùng suy nghĩ xem phương án nào để giải quyết vấn đề là tối ưu nhất trong các phương án mà các bạn đã đưa ra. Sau khi trao đổi rất sôi nổi thì phương án làm mô hình hệ mặt trời được các em lựa chọn nhiều nhất.

GV chốt lại phương án giải quyết vấn đề tối ưu nhất là làm mô hình hệ Mặt Trời. Khi GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm là thiết kế mô hình hệ Mặt trời trên giấy A0, các em rất hào hứng nhận nhiệm vụ của mình.

Tiết 2: Trình bày và báo cáo bản thiết kế

Ở tiết học này, cả bốn nhóm đã chuẩn bị rất chu đáo nhiệm vụ GV giao về nhà ở tiết trước. Cụ thể là

- Mỗi nhóm khi lên trình bày dầu tiên đã giới thiệu tên của các thành viên trong nhóm mình.

- Tiếp theo các nhóm trình bày bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Đặc biệt là nhóm 1, các em đã phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm rất cụ thể từ việc chuẩn bị dụng cụ vẽ, cho đến vẽ sơ đồ, trình bày powerpoint, chụp ảnh từng bước làm...

- Sau đó các nhóm trình bày đến các bước để hoàn thành nhiệm vụ mà GV đã giao về nhà. Như nhóm 2 các em đã trình bày rất chi tiết công việc của từng buổi họp nhóm như:

+ Buổi thứ nhất các em lên ý tưởng và vẽ phác thảo sơ đồ hệ Mặt Trời lên giấy A4 đồng thời thu thập hình ảnh, thông tin để làm powerpoint.

+ Buổi thứ hai các em vẽ sơ đồ hệ Mặt trời lên giấy A0 và tiến hành làm powerpoint

+ Buổi thứ ba các em hoàn thành powerpoint và tô viền, tô màu cho bản vẽ hệ Mặt Trời trên giấy A0.

- Tiếp đến là các nhóm trình bày powerpoint về cấu trúc của hệ Mặt trời, kích thước cũng như khoảng cách của các hành tinh so với Mặt Trời. Phần

trình bày powerpoint của các nhóm có hình ảnh sắc nét, cỡ chữ vừa phải, màu sắc dễ nhìn. Các nhóm đã biết chọn lọc những thông tin chính xác và cần thiết để đưa vào bài thuyết trình. Đặc biệt là nhóm 3 các bạn đã sưu tầm và đưa được cả video mô phỏng về hệ Mặt Trời rất sinh động.

- Kế tiếp các nhóm giới thiệu bản thiết kế sơ đồ hệ Mặt Trời trên giấy A0 của nhóm mình để cả lớp cùng quan sát và góp ý. Phần này có thể nói là sôi nổi nhất, các nhóm khác sau khi quan sát bản thiết kế của nhóm bạn, đã có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc cũng như góp ý để bản vẽ của nhóm bạn được hoàn thiện hơn. Đồng thời nhóm trình bày cũng rất nhiệt tình giải đáp các câu hỏi, thắc mắc mà các bạn nhóm khác đưa ra. Nổi trội hơn cả là phần trình bày cũng như trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc rất tự tin của hai em nhóm 2.

- Cuối cùng là các nhóm tiếp thu ý kiến và tự rút ra ưu điểm, nhược điểm của bản thiết kế nhóm mình.


Hình 3.1. Bản thiết kế sơ đồ hệ Mặt trời của các nhóm


Tiết 3: Trình bày và báo cáo sản phẩm

Cả 4 nhóm đã hoàn thiện sản phẩm của mình, các em rất hào hứng mang sản phẩm của nhóm mình lên trước lớp để GV và các bạn quan sát. Đặc biệt, nhóm 2 xung phong trình bày trước với tinh thần rất tự tin.

- Đầu tiên các em trình bày về nguyên vật liệu để làm ra mô hình hệ Mặt Trời. Nguyên vật liệu của các nhóm khá đa dạng và phong phú, như

+ Nhóm 1 các em dùng những tờ giấy báo vo tròn theo các kích thước to nhỏ khác nhau để làm Mặt Trời và các hành tinh, sau đó gắn lên tấm bìa catton.

+ Nhóm 2 các em đã sử dụng quả bóng nhựa để làm Mặt Trời, các mút xốp xung quanh được gọt giũa tùy theo kích thước của các hành tinh. Sau đó các em dùng miếng xốp to để làm chân đế, các hành tinh và hệ mặt trời được gắn trên các giá đỡ làm từ dây thép và ống nhựa.

+ Nhóm 3 cũng sử dụng mút xốp để làm Mặt trời, các hành tinh xung quanh được làm những quả bóng tennis. Hệ mặt trời có chân đế là hộp catton, Mặt Trời và các hành tinh được gắn lên nhờ các thanh gỗ và ống nhựa. Điểm đặc biệt là ở mô hình này các hành tinh có thể quay xung quanh Mặt Trời.

+ Nhóm 4 về nguyên vật liệu làm Mặt Trời và hành tinh cũng giống nhóm 2 nhưng giá đỡ và các trụ các em thiết kế chưa chắc chắn và làm cho mô hình chưa cân bằng.

- Tiếp đến các em giới thiệu về Mặt Trời và các hành tinh trong mô hình hệ Mặt Trời của mình.

- Sau đó các em chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của mô hình nhóm mình và lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn nhóm khác.

Thông qua việc quan sát học sinh sau ba tiết học, chúng tôi thực sự thấy được hiệu quả của phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Phương pháp này đã phát huy được tính tích cực chủ động và đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong học tập. Các em biết phát hiện ra vấn đề và mong muốn giải quyết được vấn đề. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy một vài em còn bỡ ngỡ với phương pháp mới vì thế các em này còn rụt rè, một số em còn gặp khó khăn về ngôn từ trong việc trình bày ý kiến. Một số em còn vụng về và lóng ngóng trong quá trình chế tạo sản phẩm.


Hình 3 2 Mô hình hệ Mặt Trời của các nhóm 3 4 2 Đánh giá định lượng Việc 1

Hình 3.2. Mô hình hệ Mặt Trời của các nhóm


3.4.2. Đánh giá định lượng

Việc đánh giá định lượng được tiến hành thông qua các phiếu đánh giá của giáo viên, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh.

Bảng 3.1. Bảng tổng kết các phiếu đánh giá nhóm HS của GV


Tiêu chí

Nhóm

Tiêu

chí 1

Tiêu

chí 2

Tiêu

chí 3

Tiêu

chí 4

Tiêu

chí 5

TỔNG ĐIỂM

1

1.6

1.2

2.0

1.0

1.3

7.1

2

1.8

1.2

2.0

1.5

1.5

8.0

3

1.5

1.0

2.0

1.1

1.1

6.7

4

1.4

1.0

1.0

1.0

1.0

5.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.


Sau khi có kết quả đánh giá của GV (cột A), phiếu tự đánh giá (cột B) và đánh giá đồng đẳng của HS (cột C), chúng tôi đã tổng hợp được và tính điểm

trung bình như sau:

x STT Tên HS Đánh giá của GV A Đánh giá đồng đẳng B Tự đánh giá C Điểm 2

x=

STT


Tên HS

Đánh giá của GV (A)

Đánh giá đồng đẳng (B)

Tự đánh giá (C)

Điểm trung bình X

1

Phí Gia Phúc Anh

7.1

6

6.5

6.8

2

Bế Phương Anh

7.1

9

8.5

7.8

3

Hoàng Lê Phương Thảo

7.1

5

5.5

6.4

4

Nguyễn Hạnh Ngân

7.1

4.5

4

6.0

5

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm

7.1

6

6

6.7

6

Phạm Hoàng Thảo Vy

7.1

4

5

6.1

7

Hoàng Diệu Hoa

8.0

8

7.5

7.9

8

Lê Gia Hân

8.0

6

6.5

7.3

9

Phạm Trà My

8.0

4

4.5

6.5

10

Hoàng Thiên Đăng

8.0

7

6.5

7.5

11

Hoàng Thảo Anh

8.0

4

5

6.6

12

Nông Minh Đức

8.0

5

4.5

6.7

13

Đặng Mai Gia Bình

6.7

5

5.5

6.1

14

Trần Thị Phương Anh

6.7

8

8.5

7.3

15

Đặng Mai Phương

6.7

4.5

4

5.7

16

Phạm Ngọc Anh

6.7

6

6.5

6.5

17

Đinh Nam Khánh

6.7

5

5

6.0

18

Nguyễn Ngọc Phúc Nhật

6.7

8

7.5

7.1

19

Nguyễn Minh Hằng

5.4

5.5

6

5.5

20

Phạm Quỳnh Anh

5.4

4.5

5

5.1

21

Hoàng Bảo Chi

5.4

8.5

8.5

6.6

22

Nguyễn Duy Phong

5.4

6

6

5.6

23

Mai Anh Thư

5.4

7

6.5

5.9

24

Nguyễn Đức Quân

5.4

7

7

6.0


Phân tích về kết quả thực nghiệm qua bảng 3.2

+ So sánh điểm đánh giá năng lực GQVĐ của HS nam và HS nữ


6,5

6,5

7

6

5

4

3

2

1

0

HS Nam

HS Nữ


Hình 3.3. Điểm trung bình đánh giá năng lực GQVĐ của HS nam và HS nữ

Từ bảng 3.2 tôi đã tính điểm trung bình đánh giá năng lực GQVĐ của nhóm HS nam và nhóm HS nữ lần lượt là 6.5 và 6.5. Kết quả lần này cho thấy năng lực GQVĐ của cả nam và nữ gần như là bằng nhau. Điều này cho thấy sự đồng đều giữa học sinh nam và học sinh nữ trong trường THCS, HS nam hay HS nữ đều có thể chế tạo tốt những sản phẩm trong các tiết học trải nghiệm. Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến từ các em HS thì HS nam vẫn có năng lực chế tạo, kỹ thuật tốt hơn so với HS nữ

8

7

6

5

4

3

2

1

0

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

6,6

7,1

+ So sánh điểm đánh giá năng lực GQVĐ của HS giữa các nhóm


6,5




5,6













Hình 3.4. Điểm trung bình đánh giá năng lực GQVĐ của HS các nhóm

Kết quả trên cho thấy điểm trung bình đánh giá năng lực GQVĐ của các nhóm có sự khác nhau. Sự chênh lệch nhiều nhất xảy ra ở nhóm 2 và nhóm 4 (chênh lệch 1,5 điểm), điều này cho thấy học sinh nhóm nhóm 2 tập chung

nhiều em có năng lực GQVĐ tốt hơn hẳn nhóm 4. Để phát triển đồng đều năng lực giải quyết vấn ở các nhóm thì giáo viên nên chú ý khi chia nhóm sao cho trong các nhóm có tỷ lệ nam, nữ tương đối đồng đều và số lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu tương đối đồng đều.

Thông qua kết quả trên, chúng tôi thấy phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS. Với phương pháp dạy học này, GV chỉ là người gợi ý, giúp đỡ để HS tự phát hiện vấn đề và vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào giải quyết vấn đề trong thực tế. Kết quả này phần nào cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được trình bày trong luận văn, sự phù hợp của chuỗi hoạt động đã nêu ra ở chương 2 và sự phù hợp của các tiêu chí cũng như các mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ra ở phần mở đầu. Qua việc tổ chức, theo dõi, phân tích diễn biến và kết quả của đợt thực nghiệm, chúng tôi thấy:

- Việc tổ chức dạy học chủ đề“Trái đất và Bầu trời” dưới hình thức dạy học chính khóa (3 tiết) đã đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bộc lộ được năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Nếu áp dụng hợp lý cách dạy này sẽ giúp hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Với thời gian dạy trên lớp cho chủ đề chỉ có ba tiết, tuy nhiên chúng tôi đã sắp xếp, bố trí thời lượng tương đối hợp lý để các em vừa có được kiến thức nền, vừa tìm ra được phương án để thiết kế sản phầm và báo cáo sản phẩm. Trong suốt quá trình tổ chức hoạt động học và trải nghiệm chủ đề tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc độc lập và làm việc nhóm.

- Tiến trình dạy học hợp lý góp phần tạo được hứng thú học Vật lý cho học sinh nhờ vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn một cách trực quan và sinh động.

Qua thực nghiệm sự phạm, chúng tôi thấy rằng kết quả thực nghiệm sự phạm phần nào đã khẳng định được tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã nêu ra trong đề tài, sự phù hợp của chuỗi các hoạt động của chủ đề. Tính hiệu quả, khả thi của đề tài được thể hiện ở sự hứng thú và kết quả của quá trình học tập của học sinh. Như vậy, phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM với chuỗi hoạt động hợp lý sẽ giúp hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Các phân tích thực nghiệm trên đã khẳng định tính khả thi của việc tổ chức dạy học chủ đề “Tổ chức dạy học chủ đề Trái Đất và Bầu trời trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM”

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023