Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 2

3.2.6. Phát triển môi trường tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mới 85

3.2.7. Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho

giáo viên tiểu học 88

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 91

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

ĐHSPTN

Đại học Sư phạm Thái Nguyên

2

GDPT

Giáo dục phổ thông

3

PCGDTH ĐĐT

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

4

PP

Phương pháp

5

QLGD

Quản lí giáo dục

6

T.Ư

Trung Ương

7

TH

Tiểu học

8

THCS

Trung học cơ sở

9

THPT

Trung học phổ thông

10

VN

Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên đã tham gia 39

Bảng 2.2: Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho

giáo viên tiểu học đã triển khai 42

Bảng 2.3: Đánh giá năng lực của giáo viên tiểu học 44

Bảng 2.4: Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học 46

Bảng 2.5: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện

Biên, tỉnh Điện Biên 49

Bảng 2.6: Các biện pháp tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối

với hoạt động bồi dưỡng 50

Bảng 2.7: Nội dung bồi dưỡng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ

đạo tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học 54

Bảng 2.8: Chỉ đạo lựa chọn hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học 57

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục

tiểu học mới 92

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhân cách và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải nâng cao năng lực cho giáo viên; muốn đổi mới giáo dục trước hết phải bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên để có có đủ tiềm lực thực hiện hoạt đổi mới giáo dục một cách hiệu quả.

Hiện tại chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam được tiếp cận theo nội dung, giáo viên dạy theo sách giáo khoa, sách giáo viên là chủ yếu. Thực hiện Nghị quyết 29 của TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam [32], đối với giáo dục phổ thông chuyển đổi từ chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực, giáo viên thực hiện dạy theo chương trình để đạt chuẩn đầu ra chứ không đơn thuần là dạy theo sách giáo khoa, sách giáo viên. chương trình giáo dục tiểu học mới theo định hướng phát triển năng lực, tích hợp liên môn nhằm giáo dục và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học. Chương trình giáo dục tiểu học mới giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất, tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục tiểu học hướng tới hình thành ở học sinh các năng lực cốt lõi sau đây: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên nói chung ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn, một trong những chuyển biến mạnh mẽ đó là sự thay đổi về phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức tiếp thu bài học cho học sinh, coi trọng giá trị phẩm chất, năng lực người học, tuy nhiên công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp dạy học cho giáo viên chưa đạt hiệu quả như mong đợi dẫn tới kết quả thực hiện chương trình giáo dục ở nhiều nhà trường còn bất cập, dẫn tới chất lượng giáo dục học sinh ở nhiều nơi còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. Nguyên nhân do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan do nội dung chương trình bồi dưỡng chưa phù hợp với nhu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và thời gian bồi dưỡng của giáo viên; nguyên nhân chủ quan do năng lực, trình độ tiếp thu và sự chủ quan đến từ người được bồi dưỡng dẫn đến hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng chuyên môn không cao chưa đáp ứng được sự mong đợi từ phía người quản lý và người học.

Năm học 2020 - 2021 ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên nói chung, ngành giáo dục và đào tạo huyện Điện Biên sẽ triển khai thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới, đòi hỏi giáo viên cần được chuẩn bị trước về năng lực thực hiện chương trình mới, giúp họ tự tin, sáng tạo trong triển khai đổi mới giáo dục. Nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới nhằm đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với năng lực và nhu cầu hiện có của giáo viên là việc làm cần thiết hiện nay, vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình dục giáo phổ thông mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên dựa trên thực trạng bồi dưỡng giáo viên tiểu học và thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên theo tiếp cận chức năng của hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng.

4.2. Giới hạn khách thể điều tra

- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Cán bộ quản lý các trường: Tổng số là 35 người.

- GV các trường tiểu học, trường PTDTBTTH trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: Tổng số là 320.

5. Giả thuyết khoa học

Chất lượng chương trình giáo dục tiểu học mới phụ thuộc vào năng lực dạy học của giáo viên, nếu đề xuất được các biện pháp mang tính đồng bộ, khoa học tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên dựa trên nhu cầu bồi

dưỡng và đạt chuẩn năng lực thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

6.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

6.3. Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thực hiện phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo chương trình giáo dục tiểu học mới.

Kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra

Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục mới trên địa bàn bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

7.2.2. Phương pháp chuyên gia

Thông qua bảng hỏi tác giả khảo sát về năng lực giáo viên và thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới trên địa bàn bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Xin ý kiến CBQL, chuyên viên Phòng Giáo dục tiểu học huyện Điện Biên CBQL, giáo viên các trường tiểu học, trường PTDTBTTH huyện Điện Biên để phân tích, lựa chọn các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm

Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL giáo dục, giáo viên có nhiều kinh nghiệm, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu các biện pháp được đề xuất trong luận văn.

7.3. Phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí