Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh - 15


Thứ hai, tăng cường khả năng thâm nhập thị trường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường hướng phạm vi hoạt động rộng hơn. Đối với thị trường tiêu thụ hiện nay, “sản phẩm” chủ yếu của Công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc, còn miền Nam hoạt động “tiêu thụ sản phẩm” còn hạn chế. Vì vậy Công ty cần mở rộng thị trường bằng cách mở các văn phòng giao dịch ở những nơi có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm mạnh.

3.2.6. Lập kế hoạch tài chính thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Lập kế hoạch tài chính tại công ty cổ phần Cơ điện lạnh là cơ sở cho việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Kế hoạch tài chính là cơ sở để công ty phân bổ vốn ở các khâu trong quá trình hoạt động kinh doanh như khâu mua nguyên vật liệu, khâu thanh toán, khâu quản lý...Đồng thời giúp nhà quản lý trong công ty có thể kiểm tra, giám sát nguồn lực tài chính của công ty để công ty có kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Các bước lập kế hoạch tài chính tại công ty là:

- Dự kiến được doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty trong năm tới

- Xác định nhu cầu tài chính tại công ty thông qua dự báo nhu cầu vốn huy động và vốn sử dụng trên bảng cân đối kế toán tại công ty.

- Dự kiến được kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của công ty và thu thập dữ liệu tài chính

- Đánh giá được rủi ro trong lập kế hoạch tài chính.

3.2.7. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên quan tâm đến chất lượng đội ngũ lao động, đây là nhân tố sống còn quyết định đến sự thành bại doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Xây dựng đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Đồng thời củng cố nâng cao tay nghề cho nguồn lao động sẵn có.


- Tiếp tục rà soát và đánh giá lại nguồn nhân lực tại các phòng ban, các xưởng để định biên, sắp xếp một cách hợp lý, tinh gọn.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thiết kế bằng cách: mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Công ty cần phải tổ chức cho những cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân giỏi nghề giàu kinh nghiệm đi tham quan học tập thực tế tại các nước đối tác để trực tiếp nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất áp dụng ngay vào thực tế công ty mình.

- Thu hút đội ngũ nhân viên có trình độ cao bằng những ưu đãi về lương, thưởng, hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ về nhà ở.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tạo sự liên kết, gắn bó giữa các công ty với các thành viên trong công ty và giữa các thành viên công ty với nhau. Tổ chức cho cán bộ công nhân viên có cơ hội giao lưu văn hoá, văn nghệ trong các dịp lễ, tết, ngày truyền thống của công ty, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các thành viên công ty vào ngày sinh nhật, cưới hỏi… Để đảm bảo được các hoạt động đó, công ty cần:

- Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động.

- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên có điều kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

- Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo trình độ được nâng cao lên như: đề bạt tăng bậc lương, thuyên chuyển vị trí công tác đến nơi phù hợp yêu cầu trình độ cao hơn.


3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

Có chính sách, chế độ ưu đãi, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kiến nghị với Nhà nước, các ngành chức năng như: giao thông vận tải, quản lý thị trường xuất nhập khẩu, thuế tăng cường kiểm tra giám sát các doanh nghiệp khác để tạo ra sân chơi lành mạnh. Thiết lập cơ chế pháp lý cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Cụ thể như:

Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng như: giãn và kéo dài thời gian các khoản nợ vay sắp đến hạn thanh toán; đồng thời giảm lãi suất giúp doanh nghiệp thép vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế tại địa phương tiếp tục gia hạn thời gian nộp thuế và các khoản thu ngân sách của các doanh nghiệp thép để tránh gây áp lực thêm cho doanh nghiệp, trong đó, có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở hạn chế về tình hình tài chính công ty, căn cứ vào bối cảnh kinh tế xã hội, định hướng phát triển công ty trong các giai đoạn tới, luận văn đã đưa ra các giải pháp như huy động vốn, nâng cao khả năng thanh toán; nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và sử dụng tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh công tác đấu thầu, lập kế hoạch tài chính để phòng ngừa rủi ro và một số giải pháp khác.


KẾT LUẬN

Thời gian gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh có nhiều biến động theo chiều hướng tốt lên với những chỉ số tài chính có dấu hiệu khá tích cực tuy nhiên cũng còn một số tồn tại nhất định. Những tồn tại này có xuất phát từ những nguyên nhân chung của thị trường và cũng từ những nguyên nhân trong nội tại doanh nghiệp. Việc đó đòi hỏi Công ty cần phải quản trị tài chính tốt hơn, để đưa ra các giải pháp thoát khỏi thực trạng khó khăn trong giai đoạn này.

Từ việc phân tích thực trạng tài chính của Công ty, luận văn đã đánh giá, chỉ ra các nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Đây là những giải pháp giúp công ty cải thiện tình hình tài chính, nâng cao năng lực, vượt qua khó khăn trong giai đoạn này và hướng tới việc phát triển bền vững về lâu dài.

Qua thời gian nghiên cứu tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, tôi đã nhận thức được tài chính là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Qua đó nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu, hay tiềm lực chưa được khai thác, từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội

2. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2017), Đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội

3. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp - Lý thuyết và thực hành, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Phân tích tài chính doanh nghiệp” (2010) - Lê Thị Xuân, Nguyễn Xuân Quang NXB Đại học Kinh tế quốc dân

5. Phân tích tài chính công ty cổ phần” (2006)[51] của tác giả Nguyễn Năng Phúc

- NXB Tài chính, Hà Nội

6. “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” - Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Nguyễn Văn Khang

7. “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ khí xây lắp thương mại Minh Cường” - luận văn Thạc sỹ kinh tế - Nguyễn Thanh Hải; đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh” - luận văn Thạc sỹ kinh tế - Vũ Tuấn Khoa và đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn hệ thống thông tin FPT” - luận văn Thạc sỹ kinh tế - Tạ Thị Thu Trang

8. “Phân tích tài chính phục vụ quản trị doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV Thuốc lá Cửu Long” Phan Thị Nguyên - Học viện Tài chính (2017)

9. Phân tích tình hình tài chính của Tập đoàn Vingroup”, Đặng Duy Linh - Học viện Tài chính (2016).

10. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Toyota Long Biên”, Nguyễn Phạm Ngọc Quỳnh - Học viện Tài chính (2016)

11. Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH TM- XD Thành Lâm”, Nguyễn Thị Thuỷ Tiên - Học viện Tài chính (2017)

12. Quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 319” (Luận án Tiến sĩ- Hà Quốc Thắng (2019) - Học viện Tài chính

13. Báo cáo tài chính hợp nhất công ty cổ phần cơ điện lạnh 3 năm 2018, 2019, 2020

14. Báo cáo thường niên Công ty cổ phần cơ điện lạnh 2019, 2020

15. Website: cafef.vn


14 Báo cáo thường niên Công ty cổ phần cơ điện lạnh 2019 2020 15 Website cafef vn 1


14 Báo cáo thường niên Công ty cổ phần cơ điện lạnh 2019 2020 15 Website cafef vn 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023