bản xứ còn lưu luyến với giáo dục truyền thống cảm giác không quá xa lạ khi bước chân vào những trường học mới vì chữ Hán và Kinh điển Thánh hiền vẫn có một vị thế quan trọng, vừa mang đến những tri thức khoa học nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các trường Nho học và trường Pháp - Việt. Trong hoàn cảnh Nho học suy tàn, chữ Hán lại bị chính các sỹ phu phủ nhận giá trị học thuật thì những nội dung do chữ Quốc ngữ và chữ Pháp đảm nhận trong chương trình học mới có thể đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng.
Năm 1909, khi chữ Quốc ngữ, các môn khoa học, toán và tiếng Pháp (tự chọn) được đưa vào kỳ thi Hương, một nhà Nho ở Hà Đông, Nam Định đã gửi thư cho Thống sứ Bắc Kỳ thể hiện thái độ hưởng ứng “Những người già không học được chữ Quốc ngữ, những người lười không học được sách tân thư, những người con quan chỉ học lối cũ, không chịu học lối mới, trong ba giống người ấy nếu có đỗ thì cũng vô dụng mà thôi. Xin nhà nước nhất định bỏ phép thi cũ mà thi phép thi mới” [dẫn theo 43, tr.84]. Không thể xem ý kiến vừa nêu là đại diện cho quan điểm của toàn bộ lớp người Nho học nhưng ít ra trong làng Nho Bắc Kỳ đã có một lực lượng ủng hộ những cải cách của nhà cầm quyền Pháp.
0F1
c. Cải cách giáo dục Pháp - Việt11
Quá trình cải cách giáo dục Pháp - Việt được các Toàn quyền Đông Dương Paul Beau, Klobukowsky, Albert Sarraut tiến hành trong khoảng thời gian từ 1904 đến 1913.
Theo Nghị định được Toàn quyền Paul Beau ký ngày 27/4/1904, nền giáo dục Pháp
- Việt gồm 2 bậc: Tiểu học và Trung học. Bậc Tiểu học có 4 lớp là: Dự bị (Préparatoire), Tiểu học (Primaire), Trung đẳng (Moyen), Cao đẳng (Supérieur) được dạy theo chương
11 Phan Trọng Báu trình bày hệ thống tổ chức của nền giáo dục Pháp - Việt trong cuộc cải cách giáo dục (có kèm theo minh họa bằng sơ đồ) như sau:
“Với cải cách của Toàn quyền Paul Beau, hệ thống trường Pháp - Việt được tổ chức lại gồm 2 bậc: tiểu học và trung học.
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Xác Lập Nền Giáo Dục Pháp Ở Nam Kỳ (1862-1886)
- Kết Quả Của Nền Giáo Dục Pháp Ở Nam Kỳ (1862-1886)
- Quá Trình Chuyển Đổi Nền Giáo Dục Việt Nam: Từ Nho Học Sang Tây Học (1886-1945)
- Quan Niệm Mới Về Giáo Dục Của Các Sỹ Phu Nho Học (Đầu Thế Kỷ Xx)
- Lĩnh Vực Cải Cách Giáo Dục - Một Biểu Hiện Của Sự Tương Tác Văn Hóa Pháp - Việt
- Vai Trò Của Chế Độ Thực Dân Pháp Trong Lĩnh Vực Văn Hóa - Giáo Dục
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
a.Bậc tiểu học Pháp - Việt
Những trường của bậc này có 4 lớp: lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Cuối bậc kỳ thi lấy bằng tiểu học Pháp - Việt. Chương trình học hầu hết bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và chữ Hán chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp.
(…)
b.Bậc trung học
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh được thi vào trường trung học. Bậc này chia làm hai: trung học đệ nhất cấp và trung học đệ nhị cấp. Trung học đệ nhất cấp (premier cycle secondaire), cấp này chỉ có một năm, chia làm hai ban:
- Ban Văn học, học thêm một ít chương trình của ban tú tài Pháp, nhưng tùy theo hoàn cảnh của địa phương mà thay đổi cho thích hợp, ở đây có thể dạy thêm tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán.
- Ban Khoa học chia làm 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, có mục đích đào tạo những nhân viên cho các ngành kinh tế, do đó chương trình văn học sẽ không còn hoặc chỉ dùng rất ít, trái lại việc học những môn khoa học thực hành sẽ được chú ý hơn.
Ngoài ra, ban khoa học còn có thể thi vào các lớp Sư phạm hoặc Pháp chính” [xem 9, tr.64-67]
Nhận thấy nội dung còn sơ lược, chưa thể hiện rõ sự thay đổi về danh xưng của các lớp trong bậc Tiểu học và sự thay đổi về danh xưng các ban (hay khoa) của bậc Trung học theo chương trình Trung học của Klobukowsky (ban hành năm 1910) và Albert Sarraut (ban hành năm 1913), chúng tôi trình bày vấn đề này dựa trên các thông tin từ Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945) của Trần Thị Phương Hoa, tuy một số chi tiết trong công trình này được trình bày không thống nhất.
14
12 13
trình Tiểu học của Pháp gồm các môn: tiếng Pháp, luân lý, vẽ, số học, hình học và thêm môn chữ Quốc ngữ và chữ Hán11F . Bậc Trung họcF12 có 2 cơ sở: ở Hà Nội có trường Thông ngôn đào tạo thư ký, thông ngôn và giáo viên; ở Nam Định có trường Jules Ferry đào tạo các nghề về giao thông công chính, địa chính, đường sắt, nhân viên bưu điện, thương mại, công nghiệp và nông nghiệp. Năm 1908, cùng với trường Sư phạm (thành lập năm 1904), trường Thông ngôn và trường Jules Ferry hợp nhất thành trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat)13F [43, tr.61-62; 69-71].
Điểm nổi bật của Klobukowsky trong lĩnh vực cải cách giáo dục là vị Toàn quyền này đã ban hành chương trình học mới cho bậc Tiểu học, Trung học (với những quy định cụ thể về số môn học và thời lượng dành cho từng môn) và có một số thay đổi trong danh xưng ở hai bậc học này.
15
Bậc Tiểu học có 4 lớp là Dự bị (Préparatoire), Sơ học (Élementaire), Trung đẳng (Moyen), Cao đẳng (Supérieur) có tổng thời gian học trong 1 tuần là 27 ¾ giờ với 20 môn học: Tiếng Pháp, Viết (tiếng Pháp), Luân lý, Từ vựng và hội thoại (tiếng Pháp), Vật học, Phân tích ngữ pháp (tiếng Pháp), Luận tiếng Pháp, Bài thuộc lòng tiếng Pháp, Lịch sử, Địa lý, Toán-hệ thống đo lường, Kế toán, Hình học, Vẽ hình, Tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Bài luận tiếng Việt, Dịch, Bài thuộc lòng tiếng Việt, Hán tự14F .
Bậc Trung học được phân định thành hai bộ phận: giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp (gồm các ban Sư phạm, Thương mại, Kỹ thuật, Hành chính). Phần lớn hai bộ
12 Phan Trọng Báu trình bày chương trình của bậc Tiểu học như sau [xem 9, tr.65-66]:
- Các môn học bằng tiếng Pháp
1.Tập viết 8.Tập chép
2.Từ vựng và tập đối thoại 9.Cách trí 3.Tập làm văn 10.Luân lý
4.Học thuộc lòng 11.Toán pháp
5.Lịch sử 12.Đo lường
6.Chính tả 13.Kế toán
7.Địa dư 14.Hình học
- Các môn bằng tiếng Việt và Hán
1.Quốc ngữ 4.Tập dịch Việt - Pháp
2.Chính tả 5.Học thuộc lòng
3.Luận 6.Chữ Hán
13 Các tài liệu không trình bày về chương trình học của bậc Trung học (Complémentaire). Về số năm của bậc học này,
Trần Thị Phương Hoa trình bày khống nhất. Trong khi khẳng định “Vào các trường Trung học phải thi, thí sinh từ 15 tuổi trở lên và học trong 4 năm” [43, tr.62] nhưng ở đoạn trình bày về trường Jules Ferry, tác giả lại viết “Nhưng trên thực tế, trường luôn không được cấp đủ ngân sách để tuyển giáo viên nên học sinh thường phải học 4 năm thay vì 3 năm như trường Thông ngôn, thậm chí nhiều học sinh không thể thi tốt nghiệp” [43, tr.71]. Cần lưu ý là trường Thông ngôn và trường Jules Ferry là 2 cơ sở giáo dục cùng thuộc bậc Trung học.
14 Tuy mang danh xưng bậc Trung học nhưng trường Trung học Bảo hộ (Collège du Protectorat) chỉ dạy đến bậc Cao đẳng Tiểu học.
15 Các lớp có sự khác nhau về số môn học và thời lượng dành cho từng môn. Xin xem sự phân bố cụ thể trong Chương
trình Tiểu học Pháp - Việt ở Bắc Kỳ của Toàn quyền Klobukowsky [43, tr.290-291].
16
phận này có chương trình học chung giống nhau, trong đó, tiếng Pháp được dành nhiều thời gian hơn các môn khác như tiếng Việt, chữ Hán, toán, vật lý … Riêng các ban thuộc giáo dục chuyên nghiệp có thêm các môn như Nông nghiệp, Công nghệ, Vẽ kỹ thuật, Hành chính, Sư phạm15F .
17
Phát xuất từ chủ trương “Phải tôn trọng một cách thành thật truyền thống, phong tục, thiết chế của người bản xứ, trung thành với quan niệm về chế độ bảo hộ” [dẫn theo 43, tr.80], ngày 1/12/1913, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đã, trên cơ sở chương trình Trung học của Toàn quyền Klobukowsky, ký phê duyệt chương trình Cao đẳng Tiểu học cho các học sinh trường Trung học Bổ túc (Grand Collège) trong trường Bảo hộ. Theo đó, trường Bảo hộ được chia thành 2 ban: Ban Tiểu học (Petit Collège) có thời gian học là 4 năm theo chương trình của các trường Tiểu học Pháp - Việt; Ban Tốt nghiệp (Compémentaire hay Grand Collège) học trong 4 năm và theo chương trình mới: tiếng Pháp (7-9 giờ/tuần) gồm các môn tập đọc, chính tả, từ vựng, ngữ pháp, luận; Quốc văn (2-3 giờ/tuần) gồm các môn dịch, viết luận, chính tả; Hán văn (2 giờ) và một số môn học khác như Luân lý, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Cách trí, Hóa học, Vạn vật học, Tập viết (chữ nghiêng, bút pháp, vẽ). Đến năm cuối của bậc học này, học sinh được chọn một trong các khoa: Sư phạm, Cai trị, Cách trí, Thương mại để theo học và học thêm một số môn riêng như Canh nông (ban Sư phạm và Thương mại), Công nghệ, Họa đồ (ban Cách trí), Cai trị (ban Cai trị), Sư phạm học và Thực hành Sư phạm (ban Sư phạm)16F [43, tr.81-82].
Cũng giống như Quy chế 1879 đang được áp dụng cho nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ, chương trình học của nền giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ, dù do Paul Beau, Klobukowsky hay Albert Sarraut ban hành, đều dành cho chữ Pháp ưu thế tuyệt đối (thể hiện qua số môn học liên quan đến tiếng Pháp như Viết, Từ vựng và hội thoại, Phân tích ngữ pháp, Luận … và thời lượng mà học sinh phải học ngôn ngữ này) và có nhiều môn khoa học thuộc nền văn minh phương Tây như Toán, Vật lý, Hóa học, Lịch sử tự nhiên (địa chất, thực vật học, động vật học và phép vệ sinh) … Tuy nhiên, các vị Toàn quyền đều dành cho chữ Quốc ngữ và chữ Hán một thời lượng tuy không nhiều nhưng ổn định (từ 2-3 giờ/tuần cho mỗi loại văn tự) trong chương trình học mà không lặp lại sai phạm của một số Thống đốc ở Nam Kỳ. Điều đáng lưu ý trong chương trình Trung học là, bên cạnh giáo dục phổ
16 Các lớp có sự khác nhau về số môn học và thời lượng dành cho từng môn. Xin xem sự phân bố cụ thể trong Chương trình Trung học Pháp - Việt ở Bắc Kỳ của Toàn quyền Klobukowsky [43, tr.292-294].
17 Chương trình Trung học của Toàn quyền Albert Sarraut có trình bày phần gợi ý về nội dung và phương pháp dạy học cho giáo viên đối với các môn Tiếng Pháp, Quốc văn, Hán văn và trình bày cụ thể những chủ đề cần được dạy trong
từng năm học ở những môn còn lại [xem 43, tr.295-302].
thông còn có sự tồn tại của giáo dục chuyên nghiệp (theo chương trình Klobukowsky) hay Ban Tốt nghiệp (theo chương trình Albert Sarraut) với sự phân hóa thành các ban (hay khoa) riêng biệt để đào tạo những nhân viên có trình độ chuyên môn nhất định nhằm cung ứng cho nhu cầu của bộ máy công quyền, của sự nghiệp giáo dục và cùng với các học sinh của trường dạy nghề Hà Nội (École Professionnelle de Hanoi) được thành lập năm 1899, trở thành nhân công của các chương trình phát triển kinh tế ở Đông Dương. Phương pháp dạy học trong các trường Pháp - Việt cũng được đổi mới cho phù hợp với chương trình học, khác với cách dạy mà các thầy đồ vẫn quen sử dụng: “Cách dạy trẻ ngày xưa và cách dạy trẻ ngày nay khác nhau hẳn. Ngày xưa thì nghĩ bằng quả tim mà học bằng mồm, ngày nay thì nghĩ bằng óc mà học bằng mắt … Học bằng mồm thì lấy sự kêu nhiều cho quen mồm là có ích, trong sách có những chữ gì, thì lại truyền khẩu lại cho đủ ngần ấy chữ, mà không được thêm bớt, không được nghị luận. Học bằng mắt thì việc gì cũng phải mục kích, nếu chưa được mục kích thì bất đắc dĩ phải dùng tạc tượng bằng đất hoặc bằng gỗ, vẽ hình làm tranh, làm bản đồ …” [dẫn theo 43, tr.104-105]. Như vậy, chương trình học của các trường Pháp - Việt tuy mang nhiều yếu tố của nền giáo dục phương Tây nhưng vẫn chú ý đến nội dung của giáo dục truyền thống vì dù thế nào đi nữa thì đối tượng hướng đến của nền giáo dục này cũng là người bản xứ.
d. Kết quả của cuộc cải cách giáo dục
Nền giáo dục Nho học gồm 3 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học thuộc hệ thống công lập do nhà cầm quyền Pháp kiểm soát thông qua Nha Học chính tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1906 (khi Paul Beau bắt đầu cuộc cải cách giáo dục) đến năm 1915 (khi diễn ra kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ). Những nội dung được giảng dạy bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp trong chương trình học mới đã đào tạo nên một tầng lớp quan lại tuy vẫn lấy cựu học làm cơ sở nhưng có ít nhiều kiến thức tân học để có thể đảm nhận vai trò cầu nối giữa chính quyền thuộc địa và dân chúng [106, tr.69]. Năm 1916, nền giáo dục Nho học có sự thay đổi lần cuối cùng trước khi chấm dứt sự tồn tại. Theo đó, nền giáo dục này gồm 2 bậc: Ấu học và Tiểu học. Bậc Ấu học do Tổng sư giảng dạy, chủ yếu học chữ Quốc ngữ, không bắt buộc học chữ Hán, trong thời gian 3 năm và kết thúc bằng kỳ thi Tuyển. Sau khi vượt qua kỳ thi này, học sinh sẽ học tiếp bậc Tiểu học hoặc dự thi vào các lớp Sơ học của Trường Pháp - Việt. Bậc Tiểu học có thời gian 3 năm do Huấn đạo (Huyện) hay Giáo thụ (Phủ) giảng dạy, các giáo viên trường Pháp - Việt trong vùng đảm trách phần tiếng Pháp và kết thúc bằng kỳ thi Khảo để nhận bằng Khóa sinh. Học sinh có bằng này có thể thi vào các
trường Trung học Pháp - Việt [xem 43, tr.84-86]. Như vậy, ranh giới giữa giáo dục Nho học và giáo dục Pháp - Việt đã rất mờ nhạt, và ở điểm này, nhà cầm quyền Pháp đã đạt được phần trọng yếu trong mục đích của cuộc cải cách giáo dục.
Phạm vi những thay đổi trong cuộc cải cách giáo dục Pháp - Việt thu hẹp dần: Paul Beau định ra hệ thống tổ chức giáo dục gồm 2 bậc học và phác thảo chương trình học tương ứng với 2 bậc học đó; Klobukowsky chú trọng ban hành chương trình học cho bậc Tiểu học và bậc Trung học; còn Albert Sarraut chỉ giới hạn trong việc thay đổi chương trình học ở bậc Trung học và giảm thời gian của bậc học này từ 5 năm (theo chương trình học Klobukowsky) xuống 4 năm và phân khoa ở năm học cuối. Như vậy, đến năm 1913, theo quy định của nhà cầm quyền Pháp, nền giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ có tổng thời gian học là 8 năm, gồm 2 bậc: Tiểu học (4 năm) theo Chương trình Tiểu học của Klobukowsky (ban hành năm 1910) và Trung học (4 năm) theo chương trình Trung học của Albert Sarraut (ban hành năm 1913). Năm 1917, hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ có 67 trường học (gồm 66 trường ở bậc Tiểu học, 1 trường ở bậc Trung học) với 10 188 học sinh. Số học sinh tốt nghiệp bậc Tiểu học năm 1910 là 160 người (dự thi 592 thí sinh), năm 1915 là 339 người (dự thi 830 thí sinh). Số học sinh tốt nghiệp bậc Cao đẳng Tiểu học năm 1910 là 10 người và năm 1915 là 35 người [43, tr.92-93]. Quả thật, tỷ lệ tốt nghiệp ở cả 2 bậc học rất thấp so với số thí sinh đăng ký dự thi và số dân Bắc Kỳ (khoảng 5 triệu người). Có thể xem đây là hệ quả của những trở ngại về giáo viên, sách giáo khoa, cơ sở vật chất khi tiến hành cải cách giáo dục và khả năng tiếp thu của học trò khi phải theo học một chương trình dành quá nhiều thời gian cho tiếng Pháp nhưng số liệu nêu trên đã phản ánh tính nghiêm túc trong các kỳ thi ở trường Pháp - Việt, do đó, số học sinh nhận bằng Tiểu học Pháp - Việt, Cao đẳng Tiểu học là những người thực sự xứng đáng.
Nền giáo dục Nam Kỳ vẫn tiếp tục phát triển dựa trên những quy định của Quy chế 1879, không chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc cải cách giáo dục. Ở Bắc và Trung Kỳ, sau một thời gian song hành tồn tại, hai nền giáo dục theo hai triết lý khác nhau (Nho học và Pháp - Việt), do sự tác động của người Pháp, đang tiến rất gần đến sự hòa nhập. Đã đến lúc những khác biệt trong giáo dục, về hệ thống tổ chức và chương trình học, cần được xóa bỏ.
2.3.3. Xác lập nền giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam
Nền giáo dục Nho học, sau khi được cải cách (1906), đã đào tạo nên lớp người “cựu học không dầy, tân học cũng mỏng, mới không ra mới, cũ không ra cũ” [dẫn theo 9, tr.81].
Không thể duy trì mãi sự tồn tại của nền Nho học đã suy tàn, cũng không thể tiếp tục chấp nhận sự khác biệt về giáo dục ở Nam Kỳ và ở Bắc - Trung Kỳ, năm 1917, khi nhậm chức Toàn quyền Đông Dương (lần thứ 2), Albert Sarraut đã thực hiện bước đi dứt khoát: xác lập nền giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam.
a. Sự cần thiết của nền giáo dục Pháp - bản xứ ở Đông Dương
Albert Sarraut đến Việt Nam khi cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) đang ở vào giai đoạn thắng thế của phe Hiệp ước. Thời gian này đủ để vị Toàn quyền nhận thấy những “đóng góp” to lớn của Đông Dương cho thắng lợi của chính quốc “Ai ngờ thuộc địa này mà giúp được cho Đại Pháp đến ngần ấy người, ngần ấy tài sản … Đông Dương thiệt thòi bao nhiêu cũng chẳng quản, quyết lòng giúp đỡ Đại Pháp cho đến cùng, … lại còn giúp Đại Pháp trong cuộc chiến tranh chi hậu nữa” [dẫn theo 43, tr.114], một cơ sở quan trọng để ông thuyết phục những người còn theo “lối chính trị hẹp hòi ngày xưa” [dẫn theo 43, tr.113] chấp nhận việc mở rộng giáo dục cho dân bản xứ, vừa là “đền ơn” công giúp đỡ, vừa đào tạo được nguồn nhân lực cần thiết cho các chương trình kinh tế lớn lao sẽ được triển khai ở xứ này.
Liên hiệp (assocation) đang trở thành khuynh hướng cai trị hợp thời ở các thuộc địa và khuynh hướng này đã tác động đến chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam, trong đó có giáo dục. Albert Sarraut đã xua tan nghi ngại “dạy người An Nam cho khôn là một sự hại cho ta [Pháp]” bằng những lý lẽ “Nếu ta dạy cho họ mà khiến họ biết cái công nghiệp của ta, biết cái bụng ta muốn cho họ được khôn ngoan sung sướng, càng ngày lại càng khuynh hướng về cái quyền bảo hộ của ta, vì hàng ngày thấy ta xử sự biết rằng có thể yên tâm mà trông cậy ở ta, như thế thì ta dạy cho họ học những là không hại đến cái thế lực của ta, mà lại làm cho cái thế lực ấy mạnh thêm lên vậy” [dẫn theo 43, tr.113]; “Sự học gây nên cái động lực thuộc về tinh thần mạnh hơn là sức mạnh thuộc về vật chất, vì sức mạnh về vật chất chỉ khiến được người ta sợ, sức mạnh thuộc về tinh thần mới đủ cảm phục được tâm trí người ta” [dẫn theo 43, tr.113-114].
Nếu con tim và khối óc của một dân tộc bị chinh phục thì đó là lúc người Pháp có thể yên tâm thụ hưởng thành quả của sự nghiệp thực dân. Sứ mệnh này thuộc về giáo dục.
b. Khái quát về tổ chức - chương trình học của Đệ nhất cấp và Đệ nhị cấp
Ngày 21/12/1917, Toàn quyền Albert Sarraut ban hành Học chính Tổng quy với các quy định về hệ thống trường lớp, cơ cấu tổ chức các loại trường, chương trình, quy định về giáo viên, cách thức đánh giá, thi cử, thanh tra nhà trường, ngân sách được áp dụng cho các
18
xứ thuộc Liên bang Đông Dương. Học chính Tổng quy xác định rõ: Công cuộc giáo dục ở Việt Nam chủ yếu là dạy phổ thông và thực nghiệp; Có 3 hệ thống giáo dục: trường Pháp, trường Pháp - Việt và trường dạy nghề; Toàn bộ nền giáo dục được chia làm 3 cấp: Đệ nhất cấp (Tiểu học), Đệ nhị cấp (Trung học), Đệ tam cấp (Cao đẳng và Đại học)17F . [Xem 32, tr.717-727;43, tr.115-125]
1. Đệ nhất cấp (enseignement du premier degré)
Đệ nhất cấp (Tiểu học) gồm hai loại trường
Trường Tiểu học Toàn cấp (École Primaire de plein exercice) có 5 lớp: Đồng Ấu (enfantin) dành cho học sinh 7 tuổi, Dự bị (préparatoire) dành cho học sinh 8 tuổi, Sơ đẳng (élémentaire) dành cho học sinh 9 tuổi, Trung đẳng (moyen) dành cho học sinh 10 tuổi, Cao đẳng (supérieur) dành cho học sinh 11 tuổi, có cơ sở đặt tại tỉnh lỵ.
Trường Sơ đẳng Tiểu học (École Primaire Élémentaire) có từ 2-3 lớp: Đồng Ấu (enfantin), Dự bị (préparatoire), Sơ đẳng (élémentaire), cơ sở đặt tại các xã.
Chương trình Tiểu học có các môn: Luân lý, Thể dục, Vệ sinh, Khoa học sơ lược, Thủ công, Pháp văn.
Thời lượng dành cho các môn học:
Các môn phổ thông mỗi ngày phải dạy 5 tiếng rưỡi (kể cả giờ ra chơi), một tuần học 5 ngày (trừ thứ 5 và chủ nhật), cộng là 27 giờ rưỡi;
Các môn thể thao dạy trong giờ ra chơi và trong nửa giờ cuối buổi chiều, mỗi tuần lễ 2 giờ rưỡi;
Môn chữ Hán (tự chọn) mỗi tuần học 1 giờ rưỡi, vào thứ 5; Môn vẽ mỗi tuần không quá 1 giờ;
Trong tổng số 27 giờ rưỡi, các môn dạy bằng tiếng Pháp (tập đọc, chính tả, ngữ pháp, làm văn) ở lớp Trung đẳng (moyen) và Cao đẳng (supérieur), mỗi tuần học ít nhất 12 giờ;
Ở các trường nữ, mỗi buổi chiều dành 1 giờ rưỡi dạy về gia chánh - các môn khác có thời lượng ít hơn lớp nam.
2. Đệ nhị cấp (enseignement du 2e degré)
18 Chúng tôi chỉ trình bày những nội dung thuộc về Đệ nhất cấp (Tiểu học) và Đệ nhị cấp (Trung học) của giáo dục Phổ thông (Instruction général) trong hệ thống trường Pháp - Việt, còn Đệ tam cấp (Cao đẳng và Đại học), giáo dục thực nghiệp (Instruction professionnelle hay enseignement professionnelle) và hệ thống trường Pháp dạy học sinh người Pháp theo chương trình chính quốc không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận văn.
Đệ nhị cấp (Trung học) thuộc hệ thống giáo dục Pháp - Việt gồm 2 bậc: Cao đẳng Tiểu học và Trung học.
Cao đẳng Tiểu học (Enseignement Primaire Supérieur) có thời gian học là 4 năm: Năm thứ nhất (primière année) dành cho học sinh dưới 16 tuổi, Năm thứ hai (deuxième année) dành cho học sinh dưới 17 tuổi, Năm thứ ba (troisième année) dành cho học sinh dưới 18 tuổi, Năm thứ tư (quatrième année) dành cho học sinh dưới 19 tuổi.
Chương trình Cao đẳng Tiểu học có các môn: Pháp văn, Luân lý, Lịch sử, Việt văn và Hán văn, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hóa học, Tập viết chữ đẹp, Vẽ theo hình mẫu, Tìm hiểu công nghiệp (nữ sinh học gia chánh, dưỡng nhi).
Thời lượng dành cho các môn học: Mỗi tuần học 27 giờ rưỡi;
Trong 27 giờ rưỡi này phải dành 12 giờ học tiếng Pháp, Lịch sử, 8 giờ học Khoa học (Số học, Vật lý, Hóa học, Vật học), 2 giờ học Địa lý (về hình thế và kinh tế);
Thể thao học giờ ra chơi;
Quốc văn và chữ Hán học 3 giờ một tuần. Chữ Hán và Quốc ngữ gộp chung vào một khóa gọi là “Quốc văn”, vì chữ Hán dạy theo lối mới chỉ cần cho học sinh biết từ nguyên, cú pháp, điển tích cũ để giúp cho việc dạy văn Quốc ngữ. Giáo viên tập trung nhiều hơn vào văn Quốc ngữ;
Trường nữ giảm bớt các khóa, dành 2 giờ một ngày dạy gia chánh và nữ công.
19
Trung học (Enseignement Secondaire) có thời gian học là 2 năm18F .
Hệ thống tổ chức và chương trình học của nền giáo dục Pháp - Việt được xây dựng dựa trên mô hình giáo dục chính quốc nhưng có sự chú ý đến đối tượng tiếp nhận: học sinh người Việt. Đệ nhất cấp gồm hai loại trường học nhằm đáp ứng nhiều đối tượng: trường Sơ đẳng Tiểu học được thành lập dành cho những học trò “chỉ có thể học mấy năm cho biết đọc biết viết rồi về làm ruộng, không có chí học đến lấy bằng tốt nghiệp tiểu học” [dẫn theo 9, tr.84], còn nếu có khả năng và đủ điều kiện thì học sinh, sau 3 năm học ở xã, sẽ tiếp tục việc học tại trường Tiểu học Toàn cấp đặt tại tỉnh lỵ rồi tiến lên các bậc học cao hơn. Học chính Tổng quy - Điều 134 quy định: “Về nguyên tắc, tất cả các môn học ở bậc Tiểu học phải dùng chữ Pháp làm phương tiện giảng dạy chung” [dẫn theo 106, tr.70]. Tán đồng chủ trương này, Tạp chí Nam Phong cho rằng: “Vì tiếng Việt không được dùng trong các văn bản trên thế giới, cũng như chưa đủ danh từ khoa học để diễn đạt các môn học mới từ phương Tây. Do đó chỉ tiếng Pháp mới có thể giúp thanh niên mở mang tri thức. Vậy nên
19 Chúng tôi không trình bày nội dung này vì không có tài liệu đáng tin cậy.