Kiến Thức Về Sti Và Thái Độ Xử Trí Khi Nghi Ngờ Nhiễm Sti


Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết (99%) PNBD đều đã từng sử dụng BCS và BCS rất sẵn có. 97,8% có thể có BCS trong vòng 15 phút, nhưng tại thời điểm phỏng vấn chỉ có 2% có BCS trong người (bảng 3.9). Mặc dù BCS sẵn có như vậy, nhưng chưa chắc PNBD sẵn sàng mua BCS và chưa chắc họ sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với khách hàng. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu, chỉ có 76% luôn dùng BCS khi QHTD với khách lạ (biểu đồ 3.9). Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên như vậy là thấp, không đủ khả năng bảo vệ PNBD trong phòng chống HIV và STI. Tỷ lệ sử dung BCS với khách quen thậm chí còn thấp hơn (56,6%, biểu đồ 3.9), có thể do PNBD tin tưởng khách quen hơn, hoặc họ chiều khách quen hơn, hoặc khả năng đàm phán sử dụng BCS với khách quen kém hơn. Đặc biệt sử dụng BCS với chồng hoặc bạn trai rất thấp (chỉ chiếm 17,5%, biểu đồ 3.9). Điều này cho thấy, khi PNBD không sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ, họ có nguy cơ nhiễm HIV/STI từ khách lạ, và khách quen cũng như chồng/ bạn trai của PNBD có nguy cơ nhiễm HIV/STI rất cao từ PNBD do tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm này rất thấp. Như vậy, nhóm khách quen/ chồng/ bạn trai của PNBD là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV/STI và cũng là nhóm cần được can thiệp. Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với khách quen và với chồng/ bạn trai của BDĐP và BDNH không khác biệt, nhưng BDNH sử dụng bao cao su thường xuyên khi QHTD với khách lạ nhiều hơn BDĐP. Điều này cho thấy BDNH có ý thức bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm HIV/STI bằng sử dụng BCS thường xuyên tốt hơn BDĐP. Có thể hiểu biết về vai trò BCS trong dự phòng HIV/STI của BDNH tốt hơn, hoặc họ sẵn sàng bỏ tiền mua BCS, hoặc họ có kỹ năng thuyết phục khách hàng dùng BCS tốt hơn. Lý do không sử dụng BCS của PNBD có thể do khách hàng không đồng ý, cho rằng việc sử dụng BCS là không cần thiết [75], hoặc cho rằng mua BCS là một việc ngại ngùng và BCS làm giảm hứng thú khi QHTD [34].


Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD của PNBD trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ sử dụng BCS của PNBD tại Campuchia 2005, nhưng cùng cho kết quả tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với khách hàng (88%) cao hơn khi QHTD với bạn trai (40%) [72]. Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với khách hàng của PNBD cộng đồng ở Indonesia còn thấp hơn nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi (chỉ đạt 26,8%) [104]. Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với người yêu của PNBD Quảng Đông Trung Quốc (20,5%) cũng thấp tương đương với PNBD trong nghiên cứu của chúng tôi [130].

Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên trong nhóm PNBD với khách hàng cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tại Khánh Hòa, 100% PNBD dùng BCS trong vòng 6 tháng gần đây [34]; tại Cần Thơ, 92% BDĐP và 95% BDNH sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ trong vòng 1 tháng trước khi được phỏng vấn [3], tại Đà Nẵng tới 97,8% PNBD dùng BCS thường xuyên với khách hàng trong vòng 1 tháng [41].

Một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với khách hàng của PNBD tại một số tỉnh còn thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi: Tại Thái Nguyên, có tới trên 50% PNBD không dùng BCS khi tiếp khách [2], tại Quảng Ninh, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên trong vòng 1 tháng trước điều tra của BDĐP là 35,29% và BDNH là 43,61% [13]. Tại Vĩnh Long, chỉ 55,2% BDĐP và 57% BDNH dùng BCS liên tục khi QHTD với khách lạ trong 1 tháng qua [23].

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với chồng và bạn trai rất thấp giống như nghiên cứu của chúng tôi như Hải Phòng (tỷ lệ trong nhóm BDĐP là 17,1%, trong nhóm BDNH là 16,8%), Cần Thơ (nhóm BDĐP là 20,1% và BDNH là 11,5%) [13]. Nghiên cứu tại Hà Nội năm 2002 cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với tất cả các nhóm bạn tình trong 1 tháng trước điều tra đều thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi: với khách lạ


63%, với khách quen 41% và với chồng/ bạn trai là 4,8% [107]. Như vậy, việc sử dụng BCS thường xuyên với chồng/ bạn trai của PNBD rất thấp ở nhiều nước trên thế giới và nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Việc thường xuyên sử dụng BCS của PNBD với khách hàng phụ thuộc vào sự sẵn có của BCS, hiểu biết về vai trò của BCS trong dự phòng HIV/STI của PNBD và sự đồng thuận của khách hàng trong việc sử dụng BCS. Các vùng khác nhau sẽ có các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng BCS khác nhau, nên tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên của PNBD ở các nơi khác nhau sẽ khác nhau.

4.1.3.3. Tình hình sử dụng ma túy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Sử dụng ma túy là hành vi hay gặp trong nhóm PNBD. Tỷ lệ sử dụng ma túy trong PNBD ở Hà Nội 2005-2006 là 18%, trong đó BDĐP sử dụng ma túy nhiều hơn BDNH một cách có ý nghĩa (24,4% so với 10,3%, p=0,0001, biểu đồ 3.10). Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ sử dụng ma túy trong nhóm PNBD ở một số tỉnh như Khánh Hòa (chỉ 1,1%) [34], Thái Nguyên (8,5%) [2], Vĩnh Long (8%) [23]. Giám sát hành vi năm 2005-2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng ma túy trong PNBD nhiều tỉnh thấp hơn ở Hà Nội như Hải Phòng (tỷ lệ của nhóm BDĐP là 8,24%, nhóm BDNH là 5,84%), Quảng Ninh (tỷ lệ nhóm BDĐP là 5,77%, BDNH là 2,17%), Đà Nẵng (tỷ lệ nhóm BDĐP là 0,58% và BDNH là 0,64%) [13]. Tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Đà Nẵng, tỷ lệ sử dụng ma túy của nhóm BDĐP cao hơn nhóm BDNH, nhưng có những tỉnh nhóm BDNH lại sử dụng ma túy nhiều hơn như TP Hồ Chí Minh (tỷ lệ SDMT trong nhóm nhà hàng là 15,23% và nhóm đường phố là 9,04%), An Giang (tỷ lệ trong nhóm nhà hàng là 13,85% và nhóm đường phố là 3,78%) [13]. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sử dụng ma túy của PNBD Hà Nội năm 2005 -2006 thấp hơn một nghiên cứu khác tại Hà Nội năm 2002. Trong nghiên cứu của Tran TN, 38% PNBD tại Hà Nội có SDMT, nhóm BDĐP có tỷ lệ sử dụng cao hơn nhóm BDNH (46% so với 27%) [107].


Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 15

Tỷ lệ TCMT trong cả nhóm PNBD được nghiên cứu là 11%, trong đó tỷ lệ trong nhóm BDĐP là 16,7% và nhóm BDNH là 4% thấp hơn một cách có ý nghĩa (biểu đồ 3.10). Tỷ lệ này thấp hơn so với báo cáo của Bộ Lao động và Thương binh xã hội [4]. Tỷ lệ TCMT trong nhóm BDĐP ở Hà Nội cao hơn tỷ lệ này ở một số tỉnh khác như Hải Phòng (7,17%), Quảng Ninh (5,17%), TP Hồ Chí Minh (5,03%), An Giang (2,94%) và tương đương ở Cần Thơ (17,28%) [13]. Tỷ lệ TCMT trong nhóm BDNH Hà Nội thấp hơn ở TP Hồ Chí Minh (5,3%) và An Giang (8,86%), tương đương với Hải Phòng (7,47%), cao hơn Đà Nẵng (0,64%), Quảng Ninh (2,16%) và Cần Thơ (1,0%) [13].

Trong số những người đã từng SDMT, tới 61,1 % có TCMT, nhóm BDĐP tiêm chích nhiều hơn BDNH một cách có ý nghĩa (68,7% so với 39,1%, p=0,01). Tỷ lệ TCMT trong số PNBD sử dụng ma túy tại Hà Nội thấp hơn tỷ lệ này ở một số tỉnh khác như Cần Thơ (93% nhóm BDĐP và 75% nhóm BDNH) [3], Khánh Hòa (100%) [34], tương đương với tỷ lệ TCMT trong số BDĐP sử dụng ma túy (67%) [87].

Trong số những người có TCMT, một nửa (49,1%) có sử dụng chung BKT, đặc biệt là có 41,8% có sử dụng BKT mà người khác đã dùng (bảng 3.11). Tỷ lệ sử dụng chung BKT trong nhóm PNBD Hà Nội 2005-2006 thấp hơn năm 2002. Trong nghiên cứu của Tran TN tại Hà Nội năm 2002, tỷ lệ sử dụng chung BKT là 64% (nhóm đường phố là 69% và nhóm nhà hàng là 50%) [107].

Như vậy, cũng như nhiều địa phương khác, sử dụng ma túy khá phổ biến trong nhóm PNBD ở Hà Nội. Những người đã sử dụng ma túy có tỷ lệ TCMT cao làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm PNBD có sử dụng ma túy khá lớn. Đặc biệt một tỷ lệ khá lớn trong nhóm TCMT có sử dụng chung BKT hoặc dùng BKT đã được người khác sử dụng. Điều này làm nguy cơ lây nhiễm HIV và một số STI lây truyền qua đường máu lan rộng trong nhóm PNBD. Nhu cầu có tiền để sử dụng ma túy đối với những PNBD có nghiện ma túy có thể làm


cho họ bắt buộc phải tiếp khách nhiều hơn, sẵn sàng không sử dụng BCS nếu khách yêu cầu. Đặc biệt với nhóm BDĐP, họ có tỷ lệ SDMT cũng như TCMT lớn hơn nhóm BDNH. Điều này có thể dẫn đến áp lực kiếm tiền nặng nề cho họ. Mặt khác, mỗi lần tiếp khách họ được ít tiền hơn so với BDNH (97000 đ so với 173000 đồng, bảng 3.2), nên họ càng phải cố gắng kiếm khách hàng và chiều theo các yêu cầu của khách hàng, mặc dù có thể họ biết điều đó có thể lây bệnh cho họ.

4.1.3.4. Kiến thức về HIV

Phần lớn PNBD ở Hà Nội đã từng được nghe nói về HIV (87,2%). Tuy nhiên chỉ 43,1% có được các hiểu biết cơ bản đầy đủ về HIV (bảng 3.5). Nghiên cứu của Hoàng Anh và CS (2010) cũng cho thấy tỷ lệ PNBD tại Thái Nguyên có các kiến thức tối thiểu về HIV tương tự như nghiên cứu của chúng tôi (đạt 44,39%) [2]. Tỷ lệ có được hiểu biết đầy đủ về HIV của nhóm BDNH cao hơn nhóm BDĐP (51,3% so với 36,4%, p=0,0001, bảng 3.5), tương tự một số nghiên cứu khác cũng cho thấy hiểu biết cơ bản về HIV của nhóm BDNH tốt hơn nhóm BDĐP như ở Đà Nẵng (25,24% so với 15,43%), An Giang (11,08% so với 8,04%) [13].

Chỉ 25,7% trong số PNBD được điều tra hiểu được họ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn người bình thường (Tỷ lệ trong nhóm BDĐP là 29,8% và BDNH là 20,5%, bảng 3.5). Tỷ lệ này cao hơn so với PNBD ở Campuchia (17,2%) [72], An Giang (5,04% trong nhóm BDĐP và 6,67% trong nhóm BDNH) [13], thấp hơn so với PNBD ở Hải Phòng (Tỷ lệ trong nhóm BDĐP là 62,72%, nhóm BDNH là 63,87%), Quảng Ninh (72,44% nhóm BDĐP, 83,7% nhóm BDNH), Đà Nẵng (39,43% nhóm ĐP và 29,71% nhóm BDNH), Cần Thơ (42,59% nhóm BDĐP và 61% nhóm BDNH) [13]. Điều này cho thấy nhận thức của PNBD Hà Nội về HIV chưa cao. Những người không hiểu mình có nguy cơ cao nhiễm


HIV sẽ có thể chủ quan và không quan tâm đến việc thay đổi hành vi nguy cơ

của mình.

Số PNBD cho rằng sử dụng BCS đúng cách trong mỗi lần QHTD làm giảm nguy cơ nhiễm HIV chiếm 83,8% (bảng 3.5), thấp hơn so với PNBD ở cộng đồng của Jamaica (98,2%) [75],so với Thái Nguyên (98%) [2] và so với Vĩnh Long (99,5%) [23]. 80% PNBD ở Hà Nội cho rằng dùng chung BKT khi TCMT làm tăng nguy cơ nhiễm HIV (bảng 3.5), thấp hơn so với điều tra của 7 tỉnh của Nguyễn Thị Minh Tâm và CS (2010) (97,5%) [41].

Có thể nói các hiểu biết của PNBD Hà Nội về HIV còn hạn chế, không biết một cách đầy đủ các hành vi làm tăng nguy cơ cũng như các hành vi bảo vệ họ khỏi bị nhiễm HIV. Hơn nữa, chỉ có một số ít biết rằng bản thân họ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn người bình thường dẫn đến tâm lý chủ quan, không cần biết đến và không cần thực hiện các biện pháp dự phòng HIV mà họ đã được nghe, dẫn đến khó khăn khi thay đổi hoặc duy trì các hành vi bảo vệ. Đó có thể là lý do họ ít sử dụng BCS thường xuyên mặc dù cũng biết BCS giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, vẫn dùng chung BKT khi TCMT và ít đi kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Chỉ có 43% đã từng xét nghiệm HIV và khoảng 3/4 số đi xét nghiệm HIV là xét nghiệm tự nguyện (bảng 3.6). Một lý do khiến họ ít đi xét nghiệm HIV do ít người biết nơi xét nghiệm HIV tự nguyện (chỉ 34,9% biết nơi họ có thể được xét nghiệm HIV một cách bí mật và tự nguyện, bảng 3.6). Do đó, khi tuyên truyền HIV cần chỉ rõ địa điểm làm xét nghiệm, giúp PNBD biết nơi họ cần đến khi cần làm xét nghiệm HIV.

4.1.3.5. Kiến thức về STI và thái độ xử trí khi nghi ngờ nhiễm STI

Biết được các dấu hiệu của STI là một điều quan trọng giúp PNBD đi khám và điều trị khi nghi ngờ bản thân nhiễm STI. Bốn triệu chứng PNBD nên biết bao gồm chảy mủ sinh dục, đi tiểu buốt, đau bụng dưới và loét sùi sinh dục. Triệu chứng chảy mủ sinh dục được nhiều PNBD nhận biết nhất (63,7%, bảng


3.7), cao hơn PNBD ở Vĩnh Long (22,3%) [23], Đà Nẵng (54,07%) và TP Hồ Chí Minh (20,13%) [13] cao hơn PNBD trong Trung tâm 02 của Hà Nội (27,8%) [37], tương đương Quảng Ninh (63,23%) và An Giang (59,24%) [13] và thấp hơn ở Hải Phòng (77,78%) và Cần Thơ (72,84%) [13]. Các triệu chứng đi tiểu buốt, đau bụng dưới hay loét sùi sinh dục ít được PNBD ở Hà Nội biết đến (chỉ chiếm khoảng 20%, bảng 3.7), tương tự PNBD ở trong Trung tâm 02 Hà Nội [37] và một số tỉnh như Vĩnh Long [23], Cần Thơ, An Giang, TP Hồ Chí Minh [13].

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp nhiễm STI không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở phụ nữ. Nếu PNBD có biểu hiện triệu chứng mà họ không biết đấy là triệu chứng STI, họ sẽ không đi khám, cộng thêm nhiều người mắc không biểu hiện triệu chứng sẽ làm cho số người mắc bệnh được điều trị chiếm tỷ lệ rất nhỏ, làm nguồn lây STI trong nhóm PNBD còn rất lớn.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi nhiễm STI, chỉ một tỷ lệ nhỏ (11%, bảng 3.8) đi khám tại các cơ sở y tế nhà nước, thấp hơn tỷ lệ này ở Campuchia (63,7%) [72], Jamaica (72,3%) [75]. Tỷ lệ đến khám y tế tư nhân chiếm 27,5%

(bảng 3.8), cao hơn so với ở Campuchia (3,1%) [72], ở Jamaica (18,1%) [75]. Đại đa số PNBD ở Hà Nội khi có các biểu hiện STI tự mua thuốc ở hiệu thuốc (65,9%, bảng 3.8), cao hơn nhiều so với ở Campuchia (7,7%) [72], Indonesia (36,4%) [104]. Có thể ở nước khác, đi khám thầy thuốc tư tốn kém rất nhiều nên PNBD chọn cách khám ở y tế nhà nước, còn ở Việt Nam, khám thầy thuốc tư đơn giản, giữ được bí mật và không tốn kém nhiều nên PNBD đến khám ở phòng khám tư nhân nhiều hơn. Đặc biệt tự mua thuốc ở quầy thuốc có lẽ là cách điều trị nhanh và đơn giản, đỡ tốn tiền khám nên rất nhiều người dùng biện pháp này. Việc PNBD đi khám ở khu vực y tế tư nhân hoặc tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc làm cho việc điều trị khỏi STI khó khăn hơn vì các nơi này thường ít được đào tạo và cập nhật các phương pháp điều trị, thuốc điều trị mới, tình hình


kháng thuốc của các tác nhân gây bệnh. Chương trình phòng chống STI ở Việt Nam chưa có đủ nguồn lực để đào tạo, tập huấn cho các cơ sở điều trị STI ngoài công lập, do đó chất lượng điều trị STI của hệ thống y tế tư nhân đặc biệt các hiệu thuốc còn chưa được đảm bảo.

Như vậy, PNBD khi nhiễm STI chỉ có một tỷ lệ nhỏ được điều trị khỏi do chỉ một tỷ lệ nhỏ nhận ra các biểu hiện của STI để đi khám, những người nhận thức được các triệu chứng để đi khám lại chưa chắc đã được điều trị khỏi do chất lượng điều trị của các dịch vụ họ sử dụng chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD ở PNBD còn thấp, đặc biệt chỉ có 13,2% sử dụng BCS khi đang có triệu chứng STI, và 12,1% PNBD không xử trí gì khi có các biểu hiện mắc STI (bảng 3.8) dẫn đến việc lây lan STI rộng rãi cho khách hàng và cộng đồng.

4.1.3.6. Mối liên quan giữa các hành vi nguy cơ và HIV

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thời gian hành nghề, tuổi bắt đầu QHTD, số lượng khách hàng và số tiền nhận được cho 1 lần QHTD hoặc 1 lần qua đêm không liên quan đến nhiễm HIV. Điều này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác: Nghiên cứu của Heng Sophea (2005) (các yếu tố không liên quan đến nhiễm HIV là tuổi, trình độ học vấn, số lượng khách hàng) [72], của Thuong Vu Nguyen (2009) (các yếu tố không liên quan gồm trình độ học vấn, số lượng khách hàng, số tiền cho 1 lần quan hệ tình dục) [105], của Tran TN (2005) (tình trạng hôn nhân, tuổi QHTD lần đầu, số lượng khách hàng) [107].

Trong phân tích đơn biến, chúng tôi thấy các yếu tố có liên quan đến tình trạng nhiễm HIV gồm thuộc nhóm BDĐP, có sử dụng ma túy, đã từng TCMT, trong vòng 1 tháng trước khi được phỏng vấn có dùng BKT đã được người khác sử dụng, khách lạ có TCMT, chồng/ bạn trai có tiêm chích ma túy, không dùng BCS thường xuyên với khách lạ, tiền sử có nhiễm STI trong năm qua và những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022