Tỷ Lệ Nhiễm Hiv Và Một Số Sti Của Pnbd Ở Hà Nội Năm 2005-2006


nên hiểu biết của PNBD về tình dục an toàn khi họ bắt đầu QHTD có thể không cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi tình dục của PNBD, cũng như các biện pháp phòng ngừa HIV và STI trong nhóm PNBD trẻ tuổi. Mặt khác, khi bắt đầu QHTD sớm, họ có thể có quan điểm thoáng hơn về QHTD cũng như có thể có nhiều bạn tình. Đó cũng có thể là bước đầu của các cô gái trẻ để trở thành PNBD cao cấp như gái gọi hoặc gái hoạt động tại các vũ trường [68].

PNBD tại Hà Nội bắt đầu bán dâm năm 24,2 tuổi (bảng 3.4), cao hơn ở Trung Quốc (23 tuổi) [130], Jamaica (18,7 tuổi) [75], và tương tự Indonesia (24 tuổi) [104]. Tuổi trung bình khi bắt đầu bán dâm của BDĐP cao hơn BDNH một cách có ý nghĩa (25,2 so với 22,9; p= 0,0001, bảng 3.4). Như vậy có thể nói BDNH là các cô gái có tuổi đời trẻ hơn và bắt đầu bán dâm sớm hơn BDĐP, điều này hoàn toàn phù hợp quan điểm cho rằng BDNH thuộc nhóm cao cấp hơn nhóm BDĐP. Các cô gái trẻ đẹp, khi có QHTD từ khi còn ít tuổi, có quan điểm dễ dàng về tình dục và bạn tình, khi sống trong môi trường nhiều cám dỗ như các quán karaoke, sàn nhảy, nhà hàng, khách sạn có thể trở thành các cô gái bán dâm cao cấp từ khi tuổi còn trẻ. BDĐP có thời gian bán dâm lâu hơn (4,4 năm so với 3,7 năm, p=0,047, bảng 3.4), tuổi lớn hơn BDNH cho thấy có thể có nhiều tiếp viên trẻ tuổi kiếm khách ở nhà hàng trước rồi mới ra đường đón khách.

Về tình trạng hôn nhân, 41,9 % PNBD trong nghiên cứu này chưa từng kết hôn (bảng 3.1), tương đương như PNBD ở Campuchia (43%) [72], Trung Quốc (40,8%) [130]. Tỷ lệ người hiện đang có chồng trong số PNBD chiếm 20,8% (bảng 3.1), tượng tự như PNBD ở Jamaica (21,6%) [75] và nhiều hơn so với PNBD ở Vĩnh Long (6,8%) [23], nhiều hơn so với PNBD trong Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Hà Nội (10,1%) [36]. Tỷ lệ người đã từng có gia đình (gồm ly hôn / ly thân) chiếm 42,5% trong nhóm BDĐP và 30,8%


trong nhóm BDNH thấp hơn tỷ lệ này ở Cần Thơ (47% trong nhóm BDĐP và 41% trong nhóm BDNH) [3]. Tỷ lệ hiện đang có chồng chỉ chiếm khoảng 1/5 cho thấy phần lớn PNBD ở Hà Nội không có chồng. Điều này có thể do họ còn ít tuổi nên chưa lập gia đình, hoặc khó có người nào chấp nhận lấy PNBD làm vợ. Tỷ lệ đã từng có chồng chiếm gần 40% cho thấy có thể nghề bán dâm có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình làm nhiều gia đình tan vỡ.

4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV và một số STI của PNBD ở Hà nội năm 2005-2006

4.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm HIV

Điều tra 2005-2006 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong PNBD tại 4 quận Hà Nội là 16,6 % (Biểu đồ 3.1). Tỷ lệ nhiễm HIV này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD một số nước ở châu Phi như Benin, Burundi, Cameroon, Ghana, Mali và Negeria. Tại những nước nói trên, tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD lên tới 30% [111]. Nhưng tỷ lệ nhiễm HIVcủa PNBD ở Hà Nội trong điều tra 2005- 2006 cao hơn nhiều nước ở khu vực trung Mỹ như Honduras (10%), Guatemala (4%), El Salvador (3%) [115], Haiiti (5%) và Jamaica (4,9%) [111], đồng thời cũng cao hơn nhiều nước châu Âu như Áo (4%), Hà lan (5%), London (9%) [113]. Nhiều thành phố của Campuchia có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD cao hơn so với tỷ lệ nhiễm HIV trong điều tra tại Hà nội năm 2005-2006 như Kampong Speu (26%), Sihanouk Ville (27%) và Bantey Meanchey (31%) [58]. Tại Ấn độ, một quốc gia có khá nhiều người nhiễm HIV, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD cũng gần tương tự (17,7%) [95]. Như vậy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD ở Hà Nội khác nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Sự khác biệt đó có thể giải thích do mô hình dịch HIV khác nhau ở từng quốc gia. Khu vực châu Phi luôn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch [108] nên PNBD ở đây có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn các nước khác rất nhiều. Châu Âu không phải là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch HIV, và tại đây có nhiều quốc gia cho rằng bán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

dâm là hợp pháp [113] nên việc quản lý HIV trong nhóm PNBD có thể thuận tiện hơn ở Việt Nam. Trong khu vực châu Á, Campuchia là một quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong những năm 2002-2003, nên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD ở Hà Nội. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD khác nhau giữa các thành phố, các quốc gia do sự khác biệt về tình hình đại dịch HIV, cũng như sự khác biệt về các giải pháp can thiệp và nguồn lực để tiến hành can thiệp của các khu vực.

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD của Hà Nội trong nghiên cứu này cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD chung toàn quốc theo kết quả của GSTĐ. Theo kết quả giám sát trong điểm HIV, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD cao nhất năm 2002 (5,9%) sau đó giảm dần, và năm 2006 là 4,2% [17]. Tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD trong nghiên cứu này cũng cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD của nhiều tỉnh như Cần Thơ (10,7%), Điện Biên (8%) [17], Đồng Tháp (4,7%), An Giang 7%, Kiên Giang 4% [20], Thái Nguyên 14,69% [2], Hải Phòng (5,5%) [42], PNBD ở khu vực miền Bắc Việt Nam 11% [31] và Vĩnh Long 3,5% [23]. Như vậy, PNBD ở Hà Nội có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn nhiều tỉnh trong cả nước. Tại Việt Nam, hoạt động bán dâm vốn được coi là trái pháp luật [97], thêm vào đó Hà Nội là một thành phố lớn với các hoạt động bán dâm phức tạp, có nhiều hình thức mua bán dâm trá hình tại các cơ sở dịch vụ giải trí, nhiều hình thức tổ chức mua bán dâm như các đường dây gái gọi, các chủ chứa, các hình thức môi giới nên việc quản lý rất khó khăn. Sự di biến động của dân ở vùng nông thôn lên thành thị kiếm sống cũng tạo ra nguồn cung và cầu cho các hoạt động bán dâm [32]. Điều này làm cho các hoạt động phòng chống HIV và STI tại Hà Nội có nhiều khó khăn và có thể là một trong các nguyên nhân làm tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD cao.

Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 14

Trong nhóm PNBD ở Hà Nội, nhóm BDĐP có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn

nhóm BDNH (22,5% so với 9,4%, p=0,0001, biểu đồ 3.1). Điều này chứng tỏ


BDĐP có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn nhóm BDNH. Có thể bản thân nhóm BDĐP có nhiều hành vi nguy cơ cao hơn nhóm BDNH, hoặc khách hàng của nhóm BDĐP, thường là những người thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn khách hàng của nhóm BDNH [68] có nhiều hành vi nguy cơ cao hơn nhóm khách hàng của nhóm BDNH. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm BDĐP cao hơn nhóm BDNH như nghiên cứu tại Thái Nguyên [2], Đồng Tháp [20], Quảng Ninh, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh [13].

Tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD ở Hà Nội không khác biệt theo nhóm tuổi, theo trình độ học vấn và theo tình trạng hôn nhân (bảng 3.13). Điều này cho thấy các hành vi nguy cơ cao của PNBD Hà Nội 2005-2006 không tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và nhóm tuổi.

4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm lậu:

Tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD trước can thiệp rất thấp. Trong số 499 PNBD được điều tra, chỉ 1,8% nhiễm lậu. Tỷ lệ nhiễm lậu trong nhóm BDĐP và BDNH đều là 1,8% (biểu đồ 3.5). Tỷ lệ nhiễm lậu ở PNBD trong điều tra tại Hà nội 2005-2006 thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD tại

5 tỉnh của Trung Quốc (26%) [99], Yunnan (37,8%) [128], Quảng Đông (9,5%) [130], Indonesia (28,6%) [104] và Campuchia (12%) [72]. Tỷ lệ nhiễm lậu ở PNBD Hà Nội cũng thấp hơn ở nhiều tỉnh của Việt Nam như Lai Châu (20,2%), Quảng Trị (24,8%), Đồng Tháp (7,3%), An Giang (5,7%), Kiên Giang (9,4%) [12]; Sóc Trăng (14,9%) [89], Huế (30,6%) [38], Hải Phòng (5,3%) [35], cao hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh (0,5%) [30].

Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm lậu trong nhóm PNBD ở Hà Nội cũng đều cho thấy tỷ lệ này rất thấp. Nghiên cứu của Tran TN năm 2002 cho thấy tỷ lệ nhiễm lậu trong PNBD Hà Nội là 3,8% [107]. GSTĐ STI gắn kết GSTĐ HIV cho thấy tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD ở Hà Nội năm 2003 là 3% [28]. Nghiên cứu năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm lậu trong PNBD ở Trung tâm Xã


hội Ba Vì và Trung tâm Phục hồi nhân phẩm Thanh Xuân là 2,1% [31]. Như vậy, tỷ lệ nhiễm lậu thấp trong PNBD ở Hà Nội trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Mặt khác, trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng xét nghiệm chẩn đoán lậu là PCR, một xét nghiệm có độ nhạy rất cao nên kết quả đáng tin cậy, không có nhiều trường hợp âm tính giả. Tỷ lệ nhiễm lậu thấp có thể do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, bao vây khi có các biểu hiện nhiễm STI tại Hà Nội. Hơn nữa, việc mua kháng sinh tự do không cần đơn thuốc và sự nhạy cảm của vi khuẩn lậu với các kháng sinh [27], [124] làm cho bệnh lậu dễ được điều trị khỏi có thể làm cho tỷ lệ nhiễm lậu giảm trong nhóm PNBD ở Hà Nội. Mặt khác, việc áp dụng phác đồ điều trị theo tiếp cận hội chứng trong đó có hội chứng tiết dịch âm đạo theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các tuyến y tế cơ sở [11] cũng góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu ở PNBD Hà nội.

4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm giang mai

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm giang mai trong PNBD tại Hà Nội rất thấp. Trong số 499 PNBD được điều tra, chỉ 0,8% nhiễm giang mai, tỷ lệ nhiễm trong nhóm BDĐP là 1,1% và nhóm BDNH là 0,4% (biểu đồ 3.5). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm PNBD ở nhiều quốc gia như Mông Cổ 17,4% [125], Trung Quốc (tỉnh Yunnan 9,5% [128]; Quảng Đông 8% [130]), Campuchia (năm 2001 là 5,7% [56], năm

2005 là 2,3% [72]), San Francisco 1,8% [63]. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ nhiễm giang mai của BDĐP và BDNH của một số tỉnh khác như Thành phố Hồ Chí Minh (9,1% và 7,3%), An Giang (5,5% và 5,8%), Đà Nẵng (3% và 5,4%), Cần Thơ (5,6% và 0,3%), Hải Phòng (3,2% và 2,2%), nhưng cao hơn tỷ lệ nhiễm giang mai ở Quảng Ninh (0,6% trong nhóm BDĐP và 0,5% trong nhóm BDNH) [13]. Trước những năm 2000, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ nhiễm giang mai trong PNBD ở Hà Nội rất cao như nghiên cứu của Nguyễn


Duy Hưng và CS (1996) (tỷ lệ là 47,62%) [29], nghiên cứu của Bùi Thị Ân và CS (1996) (tỷ lệ là 46,47%) [1]. Tỷ lệ nhiễm giang mai của PNBD 4 quận Hà nội năm 2005-2006 cũng thấp hơn tỷ lệ nhiễm giang mai của PNBD trong một số nghiên cứu ở Hà nội (4,5%) [28], Hải Phòng (2,7%) [35], Đà Nẵng [30], Lai Châu (1%) [12], Sóc Trăng (3,8%) [89]. Như vậy, cũng như trên thế giới, hiện nay bệnh giang mai không phải là một STI thường gặp trong nhóm PNBD tại Việt Nam. Điều này có thể do việc sàng lọc giang mai dễ làm, ít tốn kém và thuốc điều trị giang mai cũng rẻ tiền và hiệu quả, chưa bị kháng thuốc.

4.1.2.4. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia

Trong số 499 PNBD được điều tra trước can thiệp, 13,4% nhiễm Chlamydia. Tỷ lệ mắc trong nhóm BDĐP là 17,5%, cao hơn nhóm BDNH (8,5%) (biểu đồ 3.5). Tỷ lệ này không khác so với tỷ lệ nhiễm Chlamydia của PNBD ở Campuchia trong giám sát hành vi và sinh học năm 2005 (14%) [72], ở Ý (14%) [50], ở Sydney (15%) [76] và cao hơn so với San Francisco (6,8%) [63]. Nghiên cứu tại Indonesia năm 2005 cho thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia của PNBD cộng đồng ở đây cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi: 43,5% [67]. Nghiên cứu của Indonesia cũng sử dụng xét nghiệm PCR để chẩn đoán Chlamydia, nhưng họ sử dụng bệnh phẩm là dịch tiết cổ tử cung nên có thể gây ra sự khác biệt về kết quả. Có thể lấy dịch tiết cổ tử cung sẽ cho tỷ lệ cao hơn vì vi khuẩn Chlamydia nằm trong tế bào biểu mô của cổ tử cung.

Một số nghiên cứu trong nước cho thấy, có những nơi PNBD có tỷ lệ nhiễm Chlamydia cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu tại Sóc Trăng cho thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia của nhóm PNBD cộng đồng rất cao (48,4%). Nghiên cứu này cũng sử dụng xét nghiệm PCR để chẩn đoán nhiễm Chlamydia, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bệnh phẩm là nước tiểu còn Nguyen TV sử dụng bệnh phẩm là dịch tiết cổ tử cung. Bệnh


phẩm khác nhau cũng có thể dẫn đến sự khác biệt về kết quả [89]. Nghiên cứu về các STI trong nhóm PNBD tại 5 tỉnh biên giới Việt Nam cũng thực hiện trên nhóm PNBD cộng đồng (gồm 2 nhóm bán dâm trực tiếp và bán dâm gián tiếp) và cũng sử dụng bệnh phẩm là nước tiểu để làm phản ứng PCR. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở một số tỉnh cao hơn nghiên cứu trước can thiệp của chúng tôi như Kiên Giang (17,3%), Lai Châu (16,2%) và có những nơi mắc tỷ lệ thấp hơn như Quảng Trị (10,9%), Đồng Tháp (10%), An Giang (7,3%) [12]. Một nghiên cứu ở Huế cũng cho thấy nhóm PNBD trong các cơ sở dịch vụ giải trí có tỷ lệ mắc Chlamydia (8,2%) tương đương tỷ lệ mắc trong nhóm BDNH của nghiên cứu của chúng tôi [38]. Nghiên cứu được Bộ Y tế tiến hành ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005-2006 cũng trên hai nhóm BDNH và BDĐP, cũng lấy bệnh phẩm nước tiểu để xét nghiệm Chlamydia lại cho thấy nhóm BDĐP ở Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhiễm Chlamydia (6,4%) thấp hơn BDĐP Hà Nội, nhưng nhóm BDNH ở Thành phố Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nhiễm Chlamydia (14,2%) cao hơn nhóm BDNH ở Hà Nội [13]. Sự khác nhau giữa tỷ lệ nhiễm Chlamydia trong nhóm PNBD ở các tỉnh cho thấy có thể do hành vi nguy cơ của họ khác nhau. Do đó, nghiên cứu về hành vi nguy cơ của PNBD ở các tỉnh cần được nghiên cứu độc lập để có các can thiệp phù hợp với từng địa phương.

4.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong nhóm PNBD ở Hà nội năm 2005 - 2006

4.1.3.1. Số lượng bạn tình:

PNBD ở Hà Nội có khoảng 20 bạn tình/ tháng (bảng 3.4), tương đương với PNBD tại Trung Quốc và Indonesia. Tại Quảng Đông, trung bình 1 tuần PNBD ở cộng đồng tiếp khoảng 5 khách [130] và theo nghiên cứu của Tanudyaya (2010) tiến hành tại 9 tỉnh của Indonesia cho thấy trung bình 1 tuần PNBD có khoảng 4 khách hàng [104]. Số bạn tình của PNBD ở Hà Nội thấp hơn nhiều so


với số bạn tình của PNBD ở Campuchia. Giám sát hành vi sinh học HIV/ STI ở Campuchia năm 2005 cho thấy trung bình PNBD ở đây tiếp 3,5 khách hàng mỗi ngày [72]. Điều này cho thấy các hoạt động bán dâm ở 8 tỉnh trong nghiên cứu năm 2005 của Campuchia mạnh mẽ hơn ở Hà Nội. Ở Campuchia, mặc dù bị cấm nhưng bán dâm là cách đơn giản nhất cho những cô gái nghèo kiếm được tiền và việc quan hệ tình dục với gái bán dâm được nhiều thanh niên trẻ tuổi chấp nhận [85]. Một số nghiên cứu trong nước cũng cho thấy số lượng khách hàng của PNBD ở một số tỉnh khác tương đương như trong nghiên cứu của chúng tôi như trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hiền (2010) tại Vĩnh Long (18 khách hàng/ tháng) [23] và nghiên cứu của Hoàng Anh và CS (2010) tại Thái Nguyên (25 khách hàng/ tháng) [2]. Nhóm BDĐP trong nghiên cứu này có khoảng 15,3 khách hàng lạ/ tháng và nhóm BDNH có khoảng 14,2 khách hàng lạ/ tháng (bảng 3.4), cao hơn PNBD tại Đà Nẵng (BDĐP có 2,8 khách lạ/ tuần, BDNH có 1,63 khách lạ/ tuần) và PNBD Quảng Ninh (BDĐP có 2,24 khách lạ/ tuần và BDNH có 2,37 khách lạ/ tuần) trong nghiên cứu của Bộ Y tế 2006 [13].

Số lượng khách hàng tháng của nhóm BDĐP không khác biệt với nhóm BDNH cho thấy nhóm BDNH cũng có có các hoạt động bán dâm mạnh mẽ không kém so với nhóm đón khách trên đường phố. Số lượng khách lạ của nhóm BDNH (14,2) không khác biệt so với nhóm BDĐP (15,3) (p=0,52) và số lượng khách quen của BDNH (6,3) cũng không khác biệt so với nhóm BDĐP (4,7) (p=0 ,07). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hơi khác biệt với nghiên cứu của Tran TN trong nhóm PNBD Hà Nội năm 2002 cho rằng nhóm BDĐP có nhiều khách hàng hơn BDNH (2 khách hàng/ ngày so với 1,2 khách hàng/ ngày; p=0,0001) [107]. Điều này cho thấy có thể theo thời gian, hành vi bán dâm của nhóm PNBD của Hà Nội đã thay đổi. Nhóm BDNH có thể ngày càng có nhiều khách hàng hơn.

4.1.3.2. Hành vi sử dụng BCS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022