Sự Thay Đổi Về Hành Vi Sử Dụng Ma Túy Của Nhóm Bdđp


3.2.4. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy

Bảng 3.29. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy của nhóm BDĐP


Hành vi

Trước CT

Sau CT

p

CSHQ

%

SL

%

SL

%

Tỷ lệ SDMT

67

24,4

79

26,3

0,59

8

Tỷ lệ TCMT trong số người SDMT

46

68,7

45

57,0

0,15

17

Tỷ lệ dùng BKT đã dùng bởi người

khác trong số người TCMT

18

39,1

7

15,6

0,01

60

Tỷ lệ cho người khác dùng BKT mình

đã sử dụng trong số người TCMT

18

39,1

2

4,4

0,0001

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 13

Theo bảng 3.29, sau can thiệp, tỷ lệ SDMT, tỷ lệ TCMT trong số người SDMT trong nhóm BDĐP không thay đổi một cách có ý nghĩa (p>0,05). Tỷ lệ dùng BKT đã được người khác sử dụng giảm từ 39,1% xuống 15,6% (p=0,01, CSHQ 60%), tỷ lệ cho người khác sử dụng BKT của mình cũng giảm một cách có ý nghĩa (từ 39,1% xuống 4,4%, p=0,0001)

Bảng 3.30. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy của nhóm BDNH


Hành vi

Trước CT

Sau CT

p

CSHQ

%

SL

%

SL

%

Tỷ lệ SDMT

23

10,3

56

18,7

0,008

82

Tỷ lệ TCMT trong số người SDMT

9

39,1

14

25,0

0,2

36

Tỷ lệ dùng BKT đã dùng bởi người

khác trong số người TCMT

5

55,6

2

14,3

0,05*

74

Tỷ lệ cho người khác dùng BKT mình đã sử dụng trong số người

TCMT


5


55,6


1


7,1


0,01*


87

*: F test


Theo bảng 3.30, sau can thiệp, tỷ lệ SDMT trong nhóm BDNH tăng từ 10,3% lên 18,7% (p=0,008). Tỷ lệ TCMT trong nhóm SDMT không thay đổi (39,1% so với 25, p=0,2). Can thiệp làm giảm tỷ lệ dùng BKT đã được người khác sử dụng 55,6% xuống 14,3% (p=0,05, CSHQ 74%) và tỷ lệ cho người khác sử dụng BKT từ 55,6% xuống 7,1% (p=0,02) .

3.2.5. Sự thay đổi về hành vi dùng bao cao su

Bảng 3.31. Sự sẵn có BCS trước và sau can thiệp đối với nhóm BDĐP



Tỷ lệ PNBD

Trước CT

(n=499)

Sau CT

(n=600)


p

SL

%

SL

%

Cho rằng BCS sẵn có ở nơi đón

khách

215

78,2

189

63,0

0,0001

Có được BCS trong vòng 15

phút

268

97,5

264

88,0

0,0001

Có mang theo BCS trong người

khi phỏng vấn

9

3,3

39

13,0

0,0001

Theo bảng 3.31, sau can thiệp, tỷ lệ BDĐP cho rằng BCS có sẵn tại nơi đón khách giảm một cách có ý nghĩa (từ 78,2 % xuống 63,0%, p=0,0001). Tỷ lệ có thể có được BCS trong vòng 15 phút cũng giảm (từ 97,5 % xuống 88,0%, p=0,0001). Nhưng tỷ lệ PNBD có mang theo BCS khi được phỏng vấn tăng một cách có ý nghĩa (từ 3,3% lên 13%, p=0,0001, CSHQ=294%). Trong nhóm BDĐP, số lần được phát BCS miễn phí hàng tháng trước can thiệp (7,1 lần) và sau can thiệp (5,4 lần), không khác biệt (p=0,08).


Bảng 3.32. Sự sẵn có BCS trước và sau can thiệp đối với nhóm BDNH



Tỷ lệ PNBD

Trước CT

(n=499)

Sau CT

(n=600)


p

SL

%

SL

%

Cho rằng BCS sẵn có ở nơi đón khách

187

83,5

244

81,3

0,52

Có được BCS trong vòng 15 phút

220

98,2

287

95,7

0,10

Có mang theo BCS trong người khi

phỏng vấn

1

2,4

41

13,7

0,0001

Theo bảng 3.32, sau can thiệp, tỷ lệ BDNH cho rằng BCS có sẵn tại nơi đón khách và tỷ lệ có thể có được BCS trong vòng 15 phút không được cải thiện (p>0,05), tỷ lệ PNBD có mang theo BCS khi được phỏng vấn tăng một cách có ý nghĩa (từ 2,4% lên 13,7%, p=0,0001, CSHQ=471%).

Trong nhóm BDNH, số lần được phát BCS miễn phí tăng lên (từ 3,8

lần lên 5,8 lần, p=0,0001, CSHQ=52,6%).



% 100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

71,7

56,1

38,6

33,1

Trước CT

Sau CT

18

16,8

V i khách l V i khách quen V i ch ng /b n trai


Biểu đồ 3.11.Tỷ lệ sử dụng BCS của BDĐP trước và sau can thiệp


Theo biểu đồ 3.11, sau can thiệp, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ của nhóm BDĐP giảm từ 71,7 % xuống 38,6% (p=0,0001), với khách


quen giảm từ 56,1% xuống 33,1% (p=0,0001). Tỷ lệ sử dụng BCS trong mọi lần QHTD với chồng/ bạn trai không thay đổi (18% so với 16,8%, p= 0,8).

%100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

81.2

57.1

45

37.4

Trước CT

Sau CT

17

13.9

V i khách l V i khách quen V i ch ng /b n trai


Biểu đồ 3.12.Tỷ lệ sử dụng BCS của nhóm BDNH

Tương tự, theo biểu đồ 3.12, sau can thiệp tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ của BDNH giảm từ 81,2% xuống 45% (p=0,0001), với khách quen giảm từ 57,1% xuống 37,4% (p=0,0001). Tỷ lệ sử dụng BCS liên tục với chồng/bạn trai không thay đổi một cách có ý nghĩa.

%20

18

16

14

12

10

8

6

4

2

0

18,7

16,6

Trước CT

Sau CT

HIV l u giang mai chlamydia

3.2.6. Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI






13,4






1,8


0,3


0,8 1,2

3,8


Biểu đồ 3.13. Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI sau CT


The o biểu đồ 3.13, sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm HIV không thay đổi một cách có ý nghĩa (16,6% so với 18,7%, p=0,38). Tỷ lệ giang mai cũng không thay đổi một cách có ý nghĩa (0,8% so với 1,2%, p=0,76, Fisher exact test). Tỷ lệ nhiễm lậu giảm từ 1,8% xuống 0,3%, (p=0,028, F test; CSHQ 83%) và tỷ lệ nhiễm Chlamydia giảm từ 13,4% xuống 3,8% ( p=0,0001, CSHQ =72%).


% 20

18

16

14

12

10

8

6

4

2

0

17.7

9.4

8.5

Trước CT

Sau CT

3

HIV chlamydia


Biểu đồ 3.14.Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong BDNH

Theo biểu đồ 3.14, trong nhóm BDNH, can thiệp không làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV (tỷ lệ nhiễm HIV trước can thiệp là 9,4% và sau can thiệp là 17,7%, p=0,007). Nhưng can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm Chlamydia một cách có ý nghĩa ( từ 8,5% xuống 3%, p=0,006, CSHQ= 65%)

% 25

22.5

20

19.7

17.5

15


10

Trước CT

Sau CT

5

4.7

0

HIV

chlamydia


Biểu đồ 3.15. Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong

BDĐP


Biểu đồ 3.21 cho thấy, can thiệp không làm thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm BDĐP (tỷ lệ trước can thiệp là 22,5% và sau can thiệp là 19,7%, p=0,39), nhưng có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm chalmydia, từ 17,5% xuống 4,7% (p=0,0001), CSHQ =73%



CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN


4.1.Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ

nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội năm 2005-2006

4.1.1. Các đặc trưng cơ bản của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006

Tuổi trung bình của PNBD Hà Nội trong điều tra năm 2005-2006 là 28,2 tuổi, trong đó nhóm tuổi 21-30 chiếm khoảng 60%. Nhóm tuổi ≥ 31tuổi chỉ chiếm 31,5% (bảng 3.1). Với độ tuổi như vậy, PNBD Hà Nội đang ở trong giai đoạn trẻ, hoạt động tình dục mạnh mẽ và có nhiều khách hàng. Đó có thể là một yếu tố làm cho các STI trong đó có HIV lan truyền rộng rãi từ PNBD sang khách làng chơi và sau đó lan ra cộng đồng nếu như họ không thực hiện tình dục an toàn. So với một số nước trong khu vực, PNBD ở Hà Nội nhiều tuổi hơn PNBD ở Campuchia (25 tuổi) [72], Trung Quốc (26 tuổi) [130], Indonesia (25 tuổi) [104]. So với một số nghiên cứu trong nước, tuổi của PNBD Hà Nội tương đương với PNBD ở Thái Nguyên (28,5 tuổi) [2], An Giang (28,1) [13] và một số tỉnh biên giới như Đồng Tháp, Kiên Giang, Quảng Trị (lứa tuổi từ 21-30 khoảng 60 %) [91]. Tuổi của PNBD trong nghiên cứu này cao hơn so với tuổi của PNBD trong Trung tâm giáo dục lao động Hà Nội (tuổi trung bình là 26,8, nhóm tuổi ≥ 31tuổi chiếm 28,8%) [36]. Tuổi trung bình của BDĐP cao hơn BDNH (29,6 tuổi so với 26,6 tuổi, p=0,0001) cho thấy có thể các cô gái trẻ đẹp đón khách tại các nhà hàng, khách sạn hoặc dịch vụ vui chơi giải trí, nhưng sau khi nhiều tuổi hơn, trở nên xấu hơn. Họ khó đón được khách hàng tại các nơi này nên phải ra đường kiếm các khách hàng ở tầng lớp xã hội thấp hơn. Điều này cũng phù hợp với quan


điểm cho rằng BDĐP là bán dâm cấp thấp và BDNH là bán dâm cao cấp hơn

[131].

Về trình độ học vấn, PNBD có trình độ học vấn THCS chiếm 50,3 % (bảng 3.1), tương đương với ở Trung Quốc [130], cao hơn Campuchia [72], Indonesia [104], Cần Thơ [3] và thấp hơn Jamaica [75]. Trình độ học vấn từ THPT trở lên chỉ chiếm 27,3%, cao hơn so với PNBD trong Trung tâm Giáo dục lao động xã hội ở Hà Nội (chỉ chiếm 12,5%) [36]. Có thể nói với trình độ học vấn hạn chế như vậy, nhận thức của PNBD Hà Nội về HIV/STI sẽ không cao và cần có các phương pháp tiếp cận, cũng như biện pháp truyên truyền nâng cao nhận thức về các vấn đề trên phù hợp. Trình độ học vấn thấp có thể là lý do các cô gái này khó tìm được việc làm và phải bán dâm để kiếm sống. Điều này cũng phù hợp với quan điểm cho rằng người bán dâm tham gia hoạt động bán dâm để giải quyết các nhu cầu kiếm sống để tồn tại [69], để trả nợ

[65] hoặc vì muốn có nhiều tiền [48], [59]. Tỷ lệ PNBD có trình độ học vấn THPT trở lên trong nhóm BDĐP là 26,6% và BDNH là 28,1% (bảng 3.1), cho thấy BDNH cũng không phải có trình độ học vấn cao hơn nhóm BDĐP, do đó những can thiệp nhằm nâng cao nhận thức cho PNBD cần tập trung vào cả 2 nhóm với cách tiếp cận như nhau. Thậm chí có những quan điểm cho rằng BDNH thuộc nhóm bán dâm gián tiếp nên nhiều khi họ không tự coi họ thuộc nhóm PNBD. Vì vậy, hoạt động bán dâm của BDNH có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và của cộng đồng còn lớn hơn bán dâm trực tiếp (thường là nhóm BDĐP) và các hoạt động can thiệp nâng cao nhận thức có thể phải tập trung nhiều cho nhóm BDNH [70].

Tuổi QHTD lần đầu của PNBD ở Hà Nội là 20,1 tuổi, tương đương với PNBD ở Quảng Đông ( 19 tuổi) [130], Thái Nguyên (19,6 tuổi) [2], PNBD tại Hà Nội trong 1 nghiên cứu khác (19 tuổi) [107] nhiều hơn so với PNBD Campuchia [72]. Với tuổi bắt đầu QHTD sớm và trình độ học vấn hạn chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022