Nhận Xét Các Nghiên Cứu Trước Và Xác Định Khe Hổng Nghiên Cứu


Lê Thị Kim Ngọc (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long”. Dựa trên cơ sở nền tảng báo cáo COSO 2013, nghiên cứu được thực hiện để khám phá. Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Hoạt động giám sát. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá cho thấy thang đo sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 5 yếu tố trên có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu

Qua tổng quan một số nghiên cứu trước đã thực hiện liên quan đến KSNB, tác giả có thể rút ra một số khe hổng về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn cho tình hình nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đã công bố nhưng hiện nay các nghiên cứu về KSNB trong các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính.

Trong lĩnh vực nghành gốm sứ thì có một số nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng nghiên cứu theo phương pháp định tính, chưa có nhiều công bố nào nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo phương pháp nghiên cứu định lượng.

Vì vậy việc nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là cần thiết nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng đặc thù cho các doanh nghiệp sản xuất hàng gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Kết luận chương 1

Nội dung chính của chương một cung cấp cho người đọc tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước đối với các khía cạnh khác nhau của KSNB như: KSNB, HTKSNB, sự hữu hiệu của HTKSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu, tác giả xác định khe hổng nghiên cứu từ đó đề xuất các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu chính để làm nền tảng cho việc trình bày các chương tiếp theo của luận văn. Qua phần nhận xét và xác định khoảng hổng cần nghiên cứu, có thể kết luận rằng nghiên cứu tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương trong điều kiện hiện nay là cần thiết.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Tiếp theo phần tổng quan nghiên cứu ở chương một, chương này sẽ tập trung trình bày các nội dung liên quan đến đề tài như: Lý thuyết hiện đại (Agency theory) Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory), một số khái niệm và các nguyên tắc liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu của HTKSNB. Ngoài ra, nội dung của chương còn giải thích về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 4

2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ

2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ

Trong các tổ chức khác nhau thì sẽ có khái niệm khác nhau về kiểm soát nội bộ, vì nó ảnh hưởng theo những cách khác nhau với những mức độ khác nhau. Hiện nay khái niệm KSNB được chấp nhận rộng rãi là khái niệm của COSO (Committeee of Sponsoring Organization).

COSO là một Ủy Ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính (National Commission on Financial reporting, hay còn gọi là Treadway Commission). COSO được thành lập nhằm nghiên cứu về KSNB và đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp các đơn vị có thể xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu.

Báo cáo của COSO 1992 được công bố dưới tiêu đề KSNB - Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control - Intergrated framework) đã định nghĩa về KSNB như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên trong đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

(1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động

(2) Sự tin cậy của báo cáo tài chính

(3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”


Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng, đó là: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu.

- Kiểm soát nội bộ là một quá trình

Các hoạt động của đơn vị được thực hiện thông qua các quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Để đạt được những mục tiêu mong muốn các đơn vị cần kiểm soát các hoạt động của mình. Và quá trình này chính là kiểm soát nội bộ. Như vậy, kiểm soát nội bộ sẽ trở nên hữu hiệu khi nó là một bộ phận không thể tách rời chứ không phải là chức năng bổ sung cho các hoạt động của tổ chức.

- Con người

KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người, đó là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị. Một hệ thống KSNB chỉ có thể hữu hiệu khi từng thành viên trong tổ chức hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình. Tuy nhiên, mỗi thành viên tham gia vào tổ chức với khả năng, kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau. Do vậy, để hệ thống KSNB hữu hiệu cần phải xác định mối liên hệ, nhiệm vụ và cách thức thực hiện chúng của từng thành viên để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

- Đảm bảo hợp lý

KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB như: những sai lầm của con người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền của nhá quản lý có thể vượt khỏi KSNB. Hơn nữa một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Tất cả các điều đó dẫn đến trong mọi tổ chức, dù có thể đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB nhưng vẫn không thể có hệ thống KSNB hoàn hảo.

- Các mục tiêu


Mỗi đơn vị cần có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết lập thành ba nhóm:

- Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.

- Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: Nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp.

- Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: Nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định.

Một hệ thống KSNB hữu hiệu có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu nêu trên. Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát của đơn vị, hệ thống thông tin và truyền thông, vấn đề giám sát.

2.1.2. Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Hệ thống KSNB của một tổ chức khác nhau được vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB cụ thể của một tổ chức cũng sẽ vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau ở từng thời điểm khác nhau.

Theo báo cáo của COSO (2013) cho rằng, một hệ thống KSNB hữu hiệu nếu Hội đồng quản trị và nhà quản lý đảm bảo hợp lý khi đạt được các tiêu chí (xét ở một thời điểm xác định) như sau:

- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.

- Hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào.

- Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy.

Như vậy, trong khi KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của KSNB lại là một trạng thái của quá trình đó ở một thời điểm nhất định. Việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là mang tính xét đoán. Bên cạnh đó, để đánh giá tính hữu


hiệu nói chung, ngoài ba tiêu chí trên, còn cần phải đánh giá thêm năm bộ phận cấu thành và 17 nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu hay không.

Có thể thấy sự hiện hữu của năm bộ phận cấu thành và 17 nguyên tắc của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng năm tiêu chí trên cần được thõa mãn khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này cũng không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các bộ phận khác nhau.

2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Một hệ thống kiểm KSNB hữu hiệu cung cấp một sự đảm bảo hợp lý đối với việc đạt các mục tiêu kiểm soát của tổ chức. Bởi vì, KSNB liên quan đến tổ chức và những cá nhân trực thuộc của tổ chức đó. Một hệ thống KSNB có thể xem là một phần quan trọng trong cơ cấu tổ chức, một hệ thống KSNB hữu hiệu khi nó có thể làm giảm rủi ro không đạt được mục tiêu của tổ chức ở mức có thể chấp nhận được và có liên quan đến một, hai, hoặc cả ba loại mục tiêu. Để thực hiện được điều này, nó đòi hỏi:

- Năm thành phần của hệ thống KSNB phải hoạt động cùng nhau một cách tích hợp. “Hoạt động cùng nhau” đề cập đến việc xác định rằng tất cả năm thành phần cùng hoạt động để làm giảm nguy cơ không đạt được một mục tiêu ở mức chấp nhận được. Không nên xem xét các thành phần một cách riêng lẻ, thay vào đó chúng hoạt động cùng nhau như một hệ thống tích hợp. Các thành phần phải có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với vô số các mối quan hệ qua lại và liên kết giữa chúng, đặc biệt là cách thức mà các nguyên tắc tương tác bên trong và giữa các thành phần.

- Mỗi một thành phần và các nguyên tắc tương ứng phải hiện hữu và phải thực hiện chức năng trong hệ thống KSNB. “Hiện hữu” đề cập đến việc xác định rằng các thành phần và các nguyên tắc có liên quan tồn tại trong quá trình thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB để đạt các mục tiêu cụ thể. Trong khi đó, “Thực hiện chức năng đề


cập đến việc xác định các thành phần và các nguyên tắc có liên quan tiếp tục tồn tại trong hoạt động và hành vi của hệ thống kiểm soát nội bộ để đạt các mục tiêu cụ thể.

Do vậy, một hệ thống KSNB sẽ không được xem là hữu hiệu khi có sự thiếu hụt lớn trong kiểm soát nội bộ. Sự thiếu hụt này tồn tại khi nhà quản lý xác định rằng một thành phần và một hoặc nhiều nguyên tắc liên quan không thực sự hiện hữu và không thực hiện đúng chức năng, hoặc các thành phần không hoạt động cùng nhau một cách tích hợp. Có nhiều cơ sở cho việc nhận biết sự thiếu hụt trong KSNB, bao gồm các hoạt động giám sát của tổ chức, các thành phần khác, và các đối tượng bên ngoài - đối tượng cung cấp dữ liệu về sự hiện hữu và thực hiện chức năng của các thành phần và nguyên tắc liên quan.

Khi một hệ thống KSNB được xác định hữu hiệu, thì nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị phải có sự đảm bảo hợp lý đối với từng loại mục tiêu, cụ thể như sau:

- Đối với mục tiêu hoạt động:

Tổ chức chỉ đạt được các hoạt động hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện bên ngoài được coi là không thể có một tác động đáng kể nào đến việc đạt các mục tiêu hoặc khi mà tổ chức có thể dự đoán một cách hợp lý về tính chất và thời gian của các sự kiện bên ngoài và giảm thiểu tác động đến mức độ chấp nhận được.

Tổ chức phải hiểu được mức độ mà các hoạt động quản lý một cách hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được các mục tiêu và những tác động này không thể được giảm thiểu đến một mức độ chấp nhận được.

- Đối với mục tiêu báo cáo: Tổ chức phải chuẩn bị các báo cáo tuân theo những nguyên tắc, quy định và chuẩn mực hoặc theo những mục tiêu báo cáo đã xác định của tổ chức.

- Đối với mục tiêu tuân thủ: Tổ chức phải tuân thủ pháp luật, các quy tắc, các quy định.


Tóm lại, khuôn mẫu kiểm soát nội bộ của COSO yêu cầu sự phán đoán trong việc thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như đánh giá tính hữu hiệu của nó. Việc sử dụng các phán đoán trong phạm vi được thiết lập bởi luật pháp, các quy tắc, các quy định và chuẩn mực, sẽ góp phần tăng cường khả năng của nhà quản lý đề ra quyết định tốt hơn nhưng không đảm bảo một kết quả hoàn hảo.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB

Có nhiều quan điểm khác nhau về các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB, với đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB, tác giả sử dụng khuôn mẫu KSNB theo COSO 2013 làm để đưa ra các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB gồm có 5 “thành phần”: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.

Đánh giá

rủi ro

Môi trường kiểm soát

Thành phần kiểm soát nội bộ

Hoạt động kiểm soát

Giám sát

Thông tin và truyền thông

Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống KSNB

Các thành phần của hệ thống KSNB được phát triển thành 17 nguyên tắc kiểm soát trong báo cáo COSO năm 2013 diễn giải cho những khái niệm cơ bản liên quan đến mỗi nhân tố cấu thành đó. Các nội dung cơ bản của các bộ phận được tổng hợp thành 17 nguyên tắc nhằm giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc thiết lập hệ thống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023