MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
TÓM TẮT ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Có thể bạn quan tâm!
- Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 1
- Mô Hình Nghiên Cứu Ban Đầu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Thu Bhxh
- Nhận Xét Các Nghiên Cứu Trước Và Xác Định Khe Hổng Nghiên Cứu
- Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 5
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
4.1. Phạm vi nghiên cứu 3
4.2. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa khoa học 4
7. Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 5
1.2. Các nghiên cứu trong nước 10
1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 16
2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ 16
2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ 16
2.1.2. Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 18
2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 19
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB 21
2.3.1. Môi trường kiểm soát 22
2.3.2. Đánh giá rủi ro 24
2.3.3. Hoạt động kiểm soát 26
2.3.4. Thông tin và truyền thông 28
2.3.5. Giám sát 31
2.4. Các lý thuyết nền có liên quan 32
2.4.1. Lý thuyết hiện đại (Agency theory) 32
2.4.2. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) 34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. Khung nghiên cứu đề tài 37
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết 38
3.3. Phương pháp nghiên cứu 40
3.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi 41
3.5. Chọn mẫu 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 50
4.1. Giới thiệu chung tình hình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương 50
4.1.1. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển ngành sản xuất gốm sứ ở Bình Dương 50
4.1.2. Quy trình sản xuất gốm sứ 51
4.2. Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB ngành sản xuất gốm sứ tại Bình Dương 55
4.2.1. Thiết kế nghiên cứu 55
4.2.2. Đánh giá hệ thống KSNB các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Bình Dương
.......................................................................................................................... 64
4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương 70
4.4. Bàn luận kết quả 90
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ 95
5.1. Kết luận 95
5.2. Một số Hàm ý và Kiến nghị 96
5.3. Hạn chế 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc loại mạnh của cả nước về sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ. Với vai trò là một trong mười lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, nghành gốm sứ đóng góp vào giá trị tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2018 vừa qua, nghành gốm cả nước đạt giá trị xuất khẩu khoản 450 triệu USD, trong đó gốm sứ Bình Dương đóng góp 50% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước (nguồn: Sở công thương). Mỗi năm cung cấp ra thị trường 130 - 150 triệu sản phẩm các loại Giá trị xuất khẩu bình quân khoảng 150 triệu USD/năm, thị trường tiêu thụ nội địa 70 triệu USD/năm. Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tỉnh. Không chỉ dừng lại thị trường trong nước hàng gốm sứ còn thu hút thị trường thế giới bởi nét đặc trưng của sản phẩm kết được tinh từ bàn tay của các nghệ nhân tạo nên sự khác biệt đói với các mặt hàng khác. Thị trường chủ yếu của mặt hàng này là các nước ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, khu vực Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, …
Hội nhập quốc tế đã tạo ra cơ hội đồng thời cũng mang lại thách thức cho ngành gốm sứ tại Bình Dương khi phải cạnh tranh với các mặt hàng ngoài nước, cùng với sự lựa chọn khắt khe của người tiêu dùng thì điều quan trọng là cần tạo sự khác biệt và đẳng cấp của sản phẩm, thể hiện đặc trưng văn hóa của quốc gia khi sản xuất ra sản phẩm. Trong quá trình tạo ra cái gọi là khác biệt và đẳng cắp của sản phẩm, không chỉ riêng các DN hoạt dộng trong lĩnh vực gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương mà đối với tất cả các DN hoạt động trong lĩnh vực khác luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro xuất phát từ chính bên trong nội bộ doanh nghiệp hay từ các nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương cho biết thời gian qua có không ít doanh nghiệp Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Tây Ban Nha... đến Bình Dương thu gom hàng gốm sứ giá rẻ. Các DN này thường tìm đến những cơ sở nhỏ, công nghệ lạc hậu để thu gom hàng hoặc nhập sản phẩm gốm sứ từ quốc gia khác về Bình Dương để tái xuất qua thị trường thứ ba. Đây là một hình thức gian lận thương
mại, khiến các doanh nghiệp gốm sứ chân chính trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các ứng dụng công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán. Điều này mang đến rất nhiều thuận lợi cho DN trong việc minh bạch hoá các thông tin nhưng đó cũng là thách thức cho DN trong việc kiểm soát và bảo vệ thông tin của mình. HTKSNB cũng cần phải thay đổi, theo chiều hướng chịu ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu bằng điện tử.
Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải chủ động tự thiết kế cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo tính hữu hiệu, để quản lý nhận diện và giảm thiểu các rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến HTKSNB để nhận diện các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương. Qua đó đề xuất một số hàm ý và kiến nghị có liên quan nhằm hoàn thiện HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Vận dụng các thành phần đánh giá hệ thống KSNB của COSO 2013 để xác định mô hình những nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng HTKSNB trong các DNSX gốm sứ trên địa tỉnh Bình Dương trong thời gian gần đây.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Những nhân tố nào tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB của các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương?
(2) Thực trạng HTKSNB trong các DNSX gốm sứ trên địa tỉnh Bình Dương?
(3) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương như thế nào?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tại tỉnh Bình Dương.
- Về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2019-2020.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các bộ phận cấu thành, các nguyên tắc KSNB theo khuôn mẫu COSO 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính thông qua các kỹ thuật cơ bản như thu thập dữ liệu sơ cấp, so sánh khuôn khổ mô hình lý thuyết theo COSO 2013 với mô hình kiểm soát nội bộ đang áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ.
Quan sát thực tế công tác kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ từ bộ máy quản lý đến chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban liên quan đến công tác kiểm soát để tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại đó.
Thảo luận nhóm với các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm tới lĩnh vực nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu và các thành phần của thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đã được xác định sẽ tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 điểm, xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 22 để kiểm định.
Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng được thu thập từ phiếu khảo sát, là các dữ liệu sơ cấp, bằng cách gửi trực tiếp hoặc email đến các cá nhân là nhà quản lý, kế toán đang làm công tác quản lý tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương.
6. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung lý thuyết về KSNB trong các DNSX gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đó là lý thuyết hiện đại và lý thuyết đói phó ngẫu nhiên.
Xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương từ đó đề xuất các chính sách phù hợp để hoàn thiện nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dương.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài: “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương” gồm 05 chương, cụ thể như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận – Hàm ý và kiến nghị Kết luận
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả thực hiện việc phân tích và đánh giá một số nghiên cứu trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói tiêng về các khía cạnh khác nhau của hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu của HTKSNB và các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra các định hướng nghiên cứu của luận văn.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là một trong những vấn đề đang được nghiên cứu, phân tích và thảo luận nhiều trên thế giới. Đây là một việc làm hữu ích cho các chuyên gia trong công tác kiểm tra giám sát, quản lý, cũng là điều mà các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Trong các bài viết, bài báo có liên quan đến nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đã được công bố trên các tạp chí quốc tế, học viên lựa chọn một số bài do các tác giả viết về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB như sau:
Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda” Nghiên cứu trường hợp của Uganda – bài báo đăng Tạp chí nghiên cứu quốc tế về tài chính và kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện trên các nước thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Phi. Nghiên cứu dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, phát triển một số mô hình thực nghiệm các biến độc lập là các thành phần của KSNB, đồng thời bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT. Nghiên cứu nhằm đánh giá hệ thống KSNB tồn tại trong những dự án khu vực công ở Uganda được hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn quan sát, phân tích tài liệu đồng thời xếp hạng các thành phần theo các biến độc lập, tác giả đã phân tích được mối quan hệ giữa các biến và đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các dự án. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa đạt hữu